K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2019

Đáp án B

Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt" nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

14 tháng 4 2017

Đáp án C

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng

10 tháng 7 2018

Đáp án: D

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, thừa nhận thất bại của Chiến lược Chiến tranh cục bộ, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Sau cuộc Tổng tiến công phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ phát triển mạnh mẽ.

23 tháng 11 2019

- Nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí “quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”. Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Mờ sáng 18 - 8 -1965, Mĩ huy động 9 000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

- Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

- Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.

- Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966), với 720 000 quân (trong đó có 220 000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

- Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 - 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980 000 quân (riêng quân Mĩ và đồng minh chiếm hơn 440 000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và "bình định”, lớn nhất là  cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh)nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

- Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2 200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3 400 ô tô.

- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

18 tháng 2 2021

* Thắng lợi về quân sự:

 - Tháng 18 - 8 - 1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Dấy lên cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, quân ta đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ - Ngụy đánh vào miền Đông Nam Bộ, Liên khu V và Bắc Tây Ninh, làm thất bại âm mưu tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta:

+ Mùa khô 1965 - 1966: Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhằm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng.

+ Mùa khô 1966 - 1967: Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), với 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan  đầu não của ta.

* Thắng lợi về đấu tranh chính trị, chống phá bình định:

- Phong trào chống bình định, phá “ấp chiến lược” diễn ra trên toàn miền Nam, nhiều ấp chiến lược của Mĩ - Ngụy bị phá vỡ.

- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

THAM KHẢO

Sự kiện Tết Mậu Thân (sách báo Việt Nam thường gọi là Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968) là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy giành chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trên hầu hết các đô thị tại miền Nam, đánh vào những khu vực trọng yếu của quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất, có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.[13]

Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đã ngăn chặn việc quân lực Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong tay quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được miền Nam. Điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tranh tiêu hao cực kỳ tốn kém, dư luận của cả nhân dân và giới chính khách Mỹ dần trở nên mất kiên nhẫn, phong trào phản chiến ở Mỹ ngày càng lan rộng do chiến tranh tiêu tốn quá nhiều nhân sách và sinh mạng lính Mỹ. Nắm được điểm yếu đó, quân Giải phóng đã hoạch định một trận đánh nhằm gây tiếng vang lớn, "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn) để tạo bước đột phá chiến lược, nhằm buộc Hoa Kỳ từ bỏ chiến tranh, chấp nhận ngồi vào đàm phán.

Chiến dịch tuy được gọi là Tổng tiến công Tết Mậu Thân, nhưng thực chất các trận đánh dịp Tết chỉ là giai đoạn mở màn. Quân Giải phóng coi toàn bộ các hoạt động chiến đấu ở miền Nam từ đầu tháng 2 cho tới hết năm 1968 (kéo dài trên 300 ngày) đều thuộc phạm vi chiến dịch, trong đó có 3 đợt tấn công cao trào (Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9), xen giữa các đợt cao trào là giai đoạn tái bổ sung lực lượng, lập kế hoạch mới, phòng ngự chống đối phương phản kích.

Xét về mặt chiến thuật, chiến dịch dẫn tới một kết quả mang tính bế tắc, kiềm chế lẫn nhau: Cả hai phía đều chịu thương vong nặng nề, Quân Giải phóng bị đánh bật ra khỏi các đô thị lớn, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được các vùng nông thôn miền Nam. Nhưng xét về mặt chiến lược, đây là một bước đột phá lớn trong chiến tranh. Quân Giải phóng đã hoàn thành mục tiêu quan trọng được đề ra là "Đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng". Ngoài ra, Hàng rào điện tử McNamara của Mỹ nhằm khống chế đường Trường Sơn cũng đã bị phá hủy trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây được coi là thắng lợi chiến lược mang tính bước ngoặt của quân Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến[14].

Hoàn cảnh ra đời

Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.[15]

Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", máy dò điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".[16]

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.[17]

Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy "tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí nhân dân Mỹ" [18]

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộ toàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 4 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nha cộng lại. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.[19][20]

Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Washington, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.[21]

Do lực lượng hai bên chênh lệch quá xa cả về quân số và trang bị, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, mà phải tìm cách đánh khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.[21]

14 tháng 3 2022

THAM KHẢO

 

Sự kiện Tết Mậu Thân (sách báo Việt Nam thường gọi là Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968) là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy giành chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trên hầu hết các đô thị tại miền Nam, đánh vào những khu vực trọng yếu của quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất, có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.[13]

Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đã ngăn chặn việc quân lực Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong tay quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được miền Nam. Điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tranh tiêu hao cực kỳ tốn kém, dư luận của cả nhân dân và giới chính khách Mỹ dần trở nên mất kiên nhẫn, phong trào phản chiến ở Mỹ ngày càng lan rộng do chiến tranh tiêu tốn quá nhiều nhân sách và sinh mạng lính Mỹ. Nắm được điểm yếu đó, quân Giải phóng đã hoạch định một trận đánh nhằm gây tiếng vang lớn, "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn) để tạo bước đột phá chiến lược, nhằm buộc Hoa Kỳ từ bỏ chiến tranh, chấp nhận ngồi vào đàm phán.

Chiến dịch tuy được gọi là Tổng tiến công Tết Mậu Thân, nhưng thực chất các trận đánh dịp Tết chỉ là giai đoạn mở màn. Quân Giải phóng coi toàn bộ các hoạt động chiến đấu ở miền Nam từ đầu tháng 2 cho tới hết năm 1968 (kéo dài trên 300 ngày) đều thuộc phạm vi chiến dịch, trong đó có 3 đợt tấn công cao trào (Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9), xen giữa các đợt cao trào là giai đoạn tái bổ sung lực lượng, lập kế hoạch mới, phòng ngự chống đối phương phản kích.

Xét về mặt chiến thuật, chiến dịch dẫn tới một kết quả mang tính bế tắc, kiềm chế lẫn nhau: Cả hai phía đều chịu thương vong nặng nề, Quân Giải phóng bị đánh bật ra khỏi các đô thị lớn, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được các vùng nông thôn miền Nam. Nhưng xét về mặt chiến lược, đây là một bước đột phá lớn trong chiến tranh. Quân Giải phóng đã hoàn thành mục tiêu quan trọng được đề ra là "Đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng". Ngoài ra, Hàng rào điện tử McNamara của Mỹ nhằm khống chế đường Trường Sơn cũng đã bị phá hủy trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây được coi là thắng lợi chiến lược mang tính bước ngoặt của quân Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến[14].

Hoàn cảnh ra đời

Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.[15]

Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", máy dò điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".[16]

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.[17]

Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy "tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí nhân dân Mỹ" [18]

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộ toàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 4 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nha cộng lại. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.[19][20]

Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Washington, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.[21]

Do lực lượng hai bên chênh lệch quá xa cả về quân số và trang bị, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, mà phải tìm cách đánh khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.[21]

8 tháng 12 2018

Đáp án B

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh

8 tháng 9 2018

Đáp án A

Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

17 tháng 4 2023

a.

I. Những điểm giống nhau

 

1. Về hình thức: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

2. Về phương tiện, chi phí chiến tranh:

– Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.

– Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

 

– Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

– Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất dành dân.

3. Mục tiêu chiến tranh: Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.

II. Những điểm khác nhau

 

1. Về lực lượng

***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: 

– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

24 tháng 6 2018

- Giống nhau : đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.

- Khác nhau :

     + Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam.

     + Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.