Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, văn hóa ứng xử, giáo dục, sự im lặng
1.Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Câu này thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách
2.Học ăn học nói, học gói học mở.
Đây là là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
3.Học hay cày biết.
4.Học một biết mười.
Câu này có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.
5.Học thầy chẳng tầy học bạn.
Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học
6.Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
Câu này có ý nghĩa là chịu khó học hỏi thì ắt giàu có.
7.Ăn vóc học hay.
Ăn vóc là ăn uống đầy đủ bổ sung các chất thì mới có sức khỏe, cơ bắp. Học hay là học giỏi, giỏi giang xưng đáng với công sức đã bỏ ra để có được thành quả.
8.Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
9.Có cày có thóc, có học có chữ.
10.Có học, có khôn.
11.Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
12.Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
13.Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
14.Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
15.Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
16.Hay học thì sang, hay làm thì có.
17.Học để làm người.
18.Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
19.Học khôn đến chết, học nết đến già.
20.Có đi có lại mới toại lòng nhau
21.Kính lão đắc thọ
Câu này ý nói là phải kính trọng người lớn tuổi sẽ sống lâu.Bạn tôn kính người lớn tuổi thì người đó sống bao lâu bạn sẽ sống bấy lâu. Đây là văn hóa trong ứng xử
22.Thuốc đắng dã tật
23.Sự thật mất lòng
24.Lời nói, gói vàng.
25.Lời chào cao hơn mâm cỗ
Rất đơn giản câu này ý nói tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn.
26.Kính trên, nhường dưới
Đây là văn hóa ứng xử, phải luôn biết kính trọng những người lớn tuổi và nhường nhịn những người nhỏ tuổi hơn.
27.Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Khuyên răn chúng ta nên sống thật, không nên nói dối sẽ rất ân hận về sau
28.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là đạo lý làm người, với ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta dùng
29.Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
30.Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ
Đi hỏi già: Người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn. Về nhà hỏi trẻ: Mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không dấu diếm điều gì sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà.Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy.
31.Một điều nhịn, chín điều lành
32.Sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Câu này ý muốn nhắn nhủ bậc làm cha mẹ, muốn con cái mình học tập tốt thì cần phải yêu quý kính trọng người làm nghề giáo.
33.Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
34.Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.
35.Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
36.Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời...
37.Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
38.Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
39.Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
40.Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng
41.Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần
42.Ngày thường chả mất nén hương
Đến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa
43.Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
44.Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
45.Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.
46.Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
47.Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, văn hóa ứng xử, giáo dục, sự im lặng? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức về loại hình nghệ thuật ca dao, tục ngữ của Việt Nam ta.
- Giặc đến nhà , đàn bà cũng đánh .
- Gan vàng dạ sắt
- Vào sinh ra tử
Sau khi thảo luận, cả nhóm tôi nhất trí về những việc cần làm để bảo vệ môi trường như sau: hãy coi lớp học, nhà trường như chính ngôi nhà của mình; phải đôn đốc, nhắc nhở nhau làm nhiệm vụ trực nhật; có ý thức quét dọn phòng học, sân trường sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định; đi đường không được vứt rác bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà phải bỏ vào thùng rác công cộng; đến chơi ở công viên, vườn hoa không được ngắt lá bẻ cành, phải có ý thức bảo vệ cây xanh; không được xả nước bẩn xuống ao hồ, sông ngòi... Đó là những việc cần làm mà nhóm tôi đưa ra, tôi xin trình bày mấy ý ngắn gọn như vậy.
Sau khi thảo luận, cả nhóm tôi nhất trí về những việc cần làm để bảo vệ môi trường như sau: hãy coi lớp học, nhà trường như chính ngôi nhà của mình; phải đôn đốc, nhắc nhở nhau làm nhiệm vụ trực nhật; có ý thức quét dọn phòng học, sân trường sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định; đi đường không được vứt rác bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà phải bỏ vào thùng rác công cộng; đến chơi ở công viên, vườn hoa không được ngắt lá bẻ cành, phải có ý thức bảo vệ cây xanh; không được xả nước bẩn xuống ao hồ, sông ngòi... Đó là những việc cần làm mà nhóm tôi đưa ra, tôi xin trình bày mấy ý ngắn gọn như vậy.
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
Mình đầu nhé!
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn luu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.
Đây là buổi biêu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
ủng hộ mk nha
Chọi trâu
ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buôn đâu bán đâu, mùng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
BAI VAN NAY CUNG HAY PHE MINH CHO BAN 1LAI NHUNG MINH SE KHONG CHEP VAO VO VOI DE XEM CON BAI NAO HAY THI CHEP
đề này bn nhé
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: TOÁN LỚP 2
NĂM HỌC 2016 – 2017
(Thời gian làm bài 40 phút)
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh vào đáp án đúng:
Câu 1: (1 điểm) Số liền trước của 69 là:
A. 60 B. 68 C. 70 D. 80
Câu 2: (1 điểm) 90cm = .......dm. Số cần điền vào chỗ chấm là:
A. 9 B. 90 C. 900 D. 1
Câu 3: (1 điểm) 100 – 34 + 15 = .....
A. 51 B. 91 C. 85 D. 81
Câu 4: (1 điểm) 1 giờ chiều hay còn gọi là:
A. 1 giờ B. 23 giờ C. 13 giờ D. 15 giờ
Câu 5: (1 điểm) Trong hình vẽ bên có:
A. 3 hình chữ nhật
B. 4 hình chữ nhật
C. 5 hình chữ nhật
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 6: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 65 + 26 b) 46 + 54
c) 93 – 37 d) 100 – 28
Câu 7: (2 điểm) Đoạn thẳng thứ nhất dài 28cm, đoạn thẳng thứ hai dài hơn đoạn thẳng thứ nhất 1dm. Hỏi đoạn thẳng thứ hai dài bao nhiêu xăng- ti- mét?
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
46 < x – 45 < 48
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN LỚP 2
I. Trắc nghiệm: 5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | D | C | C |
II. Tự luận: 5 điểm
Câu 6: (2 điểm) Mỗi phép tính đặt tính và tính chính xác: 0,5 điểm
Câu 7: (2 điểm)
1dm = 10cm 0,5 điểm
Đoạn thẳng thứ hai dài là: 0,25 điểm
28 + 10 = 38 (cm) 1 điểm
Đáp số: 38cm 0,25 điểm
Câu 8: (1 điểm)
46 < x – 45 < 48
Vì 46 < 47 < 48 nên x – 45 = 47 0,5 điểm
x = 47 + 45 0,25 điểm
x = 92 0,25 điểm
vào trang này bạn nhé
//vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-mon-toan-lop-2-nam-2016-2017/download
Bài mẫu số 1:
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".
Hôm đó là sáng chủ nhật, em với Băng Tâm rủ nhau ra vườn hoa đi dạo. Hai đứa đang chăm chú ngắm nhìn những đóa hồng nhung vừa mới hé nở và những con bướm nhiều màu đang bay lượn quanh khóm hồng. Đột nhiên nghe tiếng gọi: "Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!" em cùng với Băng Tâm bước đến: "A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?", "tớ đi một mình". Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi soa gói ba cái bông hồng khoe: "Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?" Em nhìn Băng Tâm, Băng Tâm nhìn em. Cả hai đứa chưa biết nói sao, thì Trang Nhung lại giục: "Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt". Em vội ngăn lại: "Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!" Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: "Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình!" Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Ngọc Trinh – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.
Ngọc Trinh năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Ngọc Trinh có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Ngọc Trinh có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Ngọc Trinh trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Ngọc Trinh thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.
Thú thật lúc đầu em cũng không thích Ngọc Trinh bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Ngọc Trinh ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Ngọc Trinh như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là người ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Ngọc Trinh vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!
Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.
Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Ngọc Trinh cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Ngọc Trinh tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Ngọc Trinh. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.
Từ hôm ấy ngày nào Ngọc Trinh cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Ngọc Trinh, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.
Trong lớp, tôi có nhiều bạn. Mỗi bạn đều có tính nết khác nhau. Anh thì siêng năng, anh lại biếng nhác; anh ưa nghiêm trang, anh lại thích đùa nghịch… Nhưng chỉ có Nhã Nam là học giỏi, được nhiều người quý mến nhất và cũng là người bạn thân nhất của tôi.
Năm nay, Nhã Nam mười hai tuổi. Dáng người ốm hơi cao. Nước da không trắng lắm, nhưng hồng hào khoẻ mạnh. Vầng trán rộng và cao biểu lộ sự thông minh. Đặc sắc nhất là đôi mắt bạn sáng và đen láy. Chiếc mũi thẳng và cao làm tôn thêm khuôn mặt vuông vức cương nghị. Có duyên nhất vẫn là cái miệng luôn luôn nở nụ cười của bạn khiến cho mọi người dễ mến. Mỗi khi bạn cười, môi lại nhếch lên để lộ hàm ràng trắng đều.
Nhã Nam vui tính, hay hát, đôi khi tinh nghịch. Làm việc gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, thích đùa. Có bạn là có tiếng nói cười ríu rít. Ít khi thấy bạn đi học với bộ quần áo nhăn nheo nhàu nát. Nhã Nam đi đứng khoan thai không hấp tấp cũng không chậm chạp. Nói năng hoà nhã với mọi người.
Bạn bè ai nấy cũng đều yêu mến vì tính xởi lởi, chan hoà của bạn. Không những chỉ vui tính mà Nhã Nam lại còn hay giúp đỡ bè bạn. Trong học tập, ai không hiểu điều chi nhờ đến, bạn cũng đều chỉ dẫn tận tình. Ai thiếu đồ dùng chi bạn cũng đều vui vẻ cho mượn cả.
Trong lớp, Nhã Nam luôn chăm chú nghe thầy giảng bài. Bài tập ở nhà, bạn đều làm đầy đủ và chu đáo. Nhờ đó, Nhã Nam học giỏi. Nhiều lần thầy khen ngợi và đem bạn ra làm gương cho cả lớp, được như vậy nhưng Nhã Nam vẫn một mực khiêm nhường, từ tốn, nhường nhịn mọi người. Chưa lần nào thấy bạn cãi cọ với ai. Tuy vậy, bạn lại tỏ ra rất can đảm mỗi khi bị người hiếp đáp mình hay hiếp đáp bạn mình.
Cũng như bè bạn trong lớp, em rất quý mến Nhã Nam. Chơi thân với bạn, em hiểu được mọi người quý mến là một hạnh phúc. Vì vậy, em thầm hứa sẽ noi gương bạn.