Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đa lượng
- Hàm lượng: 99,4 %
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Đại diện: C, H, O, N, S, K...
Vi lượng
- Hàm lượng: 0,4 %
- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.
- Đại diện: Fe, Cu, Mo, Bo, I…
Thành phần | Cấu trúc | Chức năng |
Thành tế bào | - Có độ dày từ 10 nm đến 20 nm. - Được cấu tạo từ peptidoglycan. - Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 nhóm gồm vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr-). | - Có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào. - Ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. |
Màng tế bào | - Được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein. | - Trao đổi chất có chọn lọc - Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào. |
Tế bào chất | - Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. - Thành phần chính của tế bào chất là bào tương – dạng keo lỏng có thành phần chủ yếu là nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. - Không có hệ thống nội màng, khung xương tế bào, các bào quan có màng bao bọc chỉ có các hạt dự trữ (đường, lipid) và nhiều ribosome. | - Là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào. |
Vùng nhân | - Không được bao bọc bởi các lớp màng nhân. - Thường chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng, mạch kép. | - Mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn. |
Một số thành phần khác | - Lông: ngắn, có số lượng nhiều. - Roi: dài, thường có 1 hoặc một vài roi. | - Lông giúp các vi khuẩn tăng khả năng bám dính bề mặt. - Roi giúp tế bào di chuyển. |
• Đặc điểm của vận chuyển thụ động:
- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ.
- Không tiêu tốn năng lượng.
- Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng.
• Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường:
| Thành phần (màng tế bào) tham gia khuếch tán | Đặc điểm chất khuếch tán | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán |
Khuếch tán đơn giản | Lớp kép phospholipid. | Không phân cực và có kích thước nhỏ. | Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép. |
Khuếch tán tăng cường | Kênh protein chuyên biệt – protein xuyên màng. | Các chất không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào như các ion, các chất phân cực, các amino acid,… | Không chỉ phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein đóng mở trên màng. Ngoài ra, sự khuếch tán của các ion qua các kênh protein còn phụ thuộc vào sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng. |
Đặc điểm | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Kích thước | - Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm) | - Kích thước lớn (10 – 100 µm) |
Thành tế bào | - Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan | - Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật) |
Nhân | - Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân) | - Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh) |
DNA | - DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ | - DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân |
Bào quan có màng | - Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome. | - Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,… |
Hệ thống nội màng | - Không có hệ thống nội màng | - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
Đại diện | - Vi khuẩn,… | - Nấm, thực vật, động vật |
Tên bệnh | Tên virus
| Phương thức lây truyền | Thiệt hại | Biện pháp phòng bệnh | Đề xuất khẩu hiệu tuyên truyền phòng bệnh |
Covid - 19 | Virus corona | Qua đường hô hấp | Suy giảm sức khỏe cộng đồng. | Đeo khẩu trang, cách li y tế, tiêm vacine,… | Thông điệp 5K. |
Vàng lùn xoắn lá ở lúa | Virus lùn xoắn lá | Do vật trung gian truyền bệnh (rầy nâu) | Gây thiệt hại lớn về sản lượng lúa thu hoạch. | Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, sử dụng các giống kháng rầy | Diệt rầy nâu, kháng sâu hại |
Tiêu chí | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Kích thước | Nhỏ; dao động từ 1 – 5 µm; chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực. | Lớn hơn, thậm chí có những tế bào có thể quan sát bằng mắt thường. |
Mức độ cấu tạo | Đơn giản. | Phức tạp. |
Vật chất di truyền | Thường chỉ có 1 phân tử DNA trần, dạng vòng. | Thường có nhiều hơn 1 phân tử DNA dạng thẳng, liên kết với protein tạo nên các NST. |
Nhân | Chưa có màng nhân bao bọc nên gọi là vùng nhân. | Có nhân được bao bọc bởi 2 lớp màng. |
Hệ thống nội màng | Không có. | Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
Số lượng bào quan | Ít, chỉ có ribosome. | Nhiều, gồm cả bào quan có màng và không có màng. |
Đại diện | Vi khuẩn | Tế bào động vật, tế bào thực vật. |
Bảng 20.3. Yêu cầu cho các vị trí việc làm liên quan đến ngành công nghệ vi sinh vật
STT | Vị trí việc làm | Cơ quan, đơn vị làm việc | Các kiến thức, kĩ năng cần có |
1 | Kĩ thuật viên phân tích vi sinh vật gây bệnh | Phòng phân tích vi sinh vật của các cơ sở y tế | Có các kiến thức về đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh và các kĩ năng trong chẩn đoán vi sinh vật như phân lập, cấy truyền, nghiên cứu hình thái, nghiên cứu hóa sinh,… |
2 | Kĩ sư thực phẩm | Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp, đơn vị chế biến lương thực, thực phẩm hoặc phòng quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… | Có kiến thức về hóa sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nắm rõ quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm và các kĩ năng như tư duy sáng tạo, phân tích, nghiên cứu,… |
3 | Chuyên viên hoặc chuyên gia công nghệ vi sinh vật | Các bộ và sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương | Có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành thuộc các chuyên ngành sâu của Vi sinh vật học và nghiên cứu ứng dụng chúng trong nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, môi trường, y học,… |
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật | Cơ chế tác động | Ứng dụng vào đời sống |
pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,… | - Tạo môi trường pH phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu. - Tạo môi trường pH bất lợi nhằm ức chế vi sinh vật gây hại cho con người. |
Độ ẩm | Vi sinh vật rất cần nước vì ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất dinh dưỡng, thủy phân cơ chất,... Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. | - Tạo độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu. - Tạo độ ẩm bất lợi (phơi khô) nhằm ức chế các vi sinh vật gây hại cho con người. |
Nhiệt độ | Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào. Mỗi loài vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. | - Tạo nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật có lợi phát triển tối đa. - Tăng nhiệt độ để tiêu diệt hoặc hạ nhiệt độ để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Ánh sáng | Tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng; tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động định hướng,… Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,… | - Tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển tối đa. - Sử dụng tia sáng có bước sóng ngắn (tia X, tia gama,...) để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây hại. |
Áp suất thẩm thấu | Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, nước trong cơ thể vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh làm chúng không thể phân chia được. | - Tạo môi trường ưu trương để gây co nguyên sinh nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Các chất dinh dưỡng | Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật. | - Tạo môi trường dinh dưỡng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển như trong nuôi cấy thu sinh khối,… - Loại bỏ các vi lượng nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Chất sát khuẩn | Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể. | - Dùng để sát khuẩn trong y tế và trong đời sống hằng ngày. |
Chất kháng sinh | Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein,… | - Dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn cho người và động vật. |
Các giai đoạn
Chỉ tiêu so sánh
Đường phân
Chu trình Krebs
Chuỗi chuyền electron
Nơi diễn ra
Tế bào chất
Chất nền ti thể
Màng ngoài ti thể
Nhu cầu O2
Không cần O2
Không cần O2
Có sự tham gia O2
Nguyên liệu
Glucose, ATP, NAD+, ADP
Pyruvate, NAD+, FAD+, ADP
NADH, FADH2, ADP
Sản phẩm
Pyruvate, NADH, ATP
NADH, FADH2, CO2, ATP
NAD+, FAD+, ATP