K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô. 

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

 

4 tháng 2 2023

Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô. 

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

4 tháng 2 2023

Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là tư sản và vô sản. 

Giai cấp tư sản: là những người nắm trong tay tư liệu sản xuất, có địa vị, tiền bạc trong xã hội.  

Giai cấp vô sản: là những người làm thuê, bán sức lao động. Họ không có địa vị trong xã hội

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa. 

+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. 

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác. 

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài. 

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

4 tháng 2 2023

* Những nội dung cơ bản của Nho giáo:

- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

- Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:

+ Tam cương - tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ

+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín

+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh

Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:

+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.

+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.

4 tháng 2 2023

Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:

- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.

- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp. 

- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp. 

- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản. 

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.

18 tháng 9 2023

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.

- Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.

- Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.

4 tháng 2 2023

- Biến đổi về kinh tế:

+ Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tíc lũy được một số vốn ban đầu

+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển

 

+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với uy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

- Biến đổi về xã hội:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày cành giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

18 tháng 1 2023

     Mối quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam và Ô-xtrây-li-a được thành lập từ sớm (năm 1973, đến nay được coi là đối tác chiến lược. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh quan hệ về kinh tế, Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đang ngày càng gắn kết về xã hội và văn hóa. Ô-xtrây-li-a là nơi sinh sống của gần nửa triệu người gốc Việt, một cộng đồng được đánh giá là có cuộc sống ổn định, vững chắc, thành đạt, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc và luôn luôn hướng về quê hương. Đây là một cầu nối về văn hóa và kinh tế rất quan trọng và chắc chắn giữa hai nước. Hai nước hiện đang là đối tác chiến lược của nhau.

15 tháng 1 2023

+ Giai cấp tư sản : giàu có, nắm trong tay nhiều tiền bạc, chủ xưởng, chủ nhà máy,chủ đồn điền,...

+ Giai cấp vô sản : nghèo, không có tư liệu sản xuất, làm thuê trong các nhà máy,...

15 tháng 1 2023

Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu:

- Hình thành các giai cấp mới trong xã hội:

+ Giai cấp tư sản: Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn… nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị

+ Giai cấp vô sản: Gồm lao động làm thuê cho chủ tư bản. Trong thời gian đầu họ theo giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.

- Hình thành mối quan hệ: Tư sản bóc lột vô sản