K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2019

lên mạng tra đi

6 tháng 10 2019

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)

Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
.
- Cho dù cha mắng mẹ treo

Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.

- Ngại gì một nỗi xa đàng

Bác mẹ chưa biết họ hàng chưa hay.

Anh có lòng thương chờ đợi ít ngày,

Được phép mẹ thầy, anh hãy vãng lai.

Trước răng sao rứa không sai.

- Em về thưa mẹ cùng thầy,

Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?

- Con cá lăn lốc bờ tường

Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga

Ai làm cho mẹ tôi già

Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?

- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên Xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng

Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông

Biết răng chừ cá gáy hoá rồng

Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.

- Đi đây ai vợ ai chồng

Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?

Đi đây ai tớ ai thầy?

Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?

- Mẹ tôi sinh một mình tôi

Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !

Đắng cay thì mặc đắng cay

Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về

Gĩa ơn cái rổ cái sề

Tao chẳng ở được tao về nhà tao

Gĩa ơn cái cọc cầu ao

Nửa đêm gà gáy có tao có mày !

- Ru em em théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ quán chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.

19 tháng 5 2021

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)

Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:

Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con


Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:

Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

2 tháng 11 2021

        "Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.
         Bắt ốc, ốc lủi vô bờ
Hái rau, rau héo mẹ nhờ gì đâu?"

Bạn tham khảo :

Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.

10 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là cù lao Ré. Theo các vị cao niên trên đảo, có tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền. Đảo được khai phá vào đời vua Lê Kính Tông (năm 1604). Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất này và được ngư dân kính trọng gọi là "Bát tổ". Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2 với dân số chừng 2 vạn người, chia thành hai xã An Vĩnh và An Hải. Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản. Nông sản chính ở đây là tỏi. Tuy diện tích khá nhỏ nhưng nơi đây có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền, ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh cũng như việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu “tân trang” nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại. Đáng đến thăm nhất là chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang bộ đội Hoàng Sa...

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe

 

1 tháng 11 2017

Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
Thưa anh anh giận em chi
Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho.
2.Đàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ lá toan cùng người.
3.Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
4.Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
Đánh nhau vỡ đầu là an hem rễ.
6.Cậu chết mợ ra người dưng
Chú mà có chết thiếm đừng lấy ai
Cháu cậu mà lấy cháu cô
Thóc lúa đầy bồ giồng má nhà ta.
7.Con gái là con người ta
Con dâu mới thật mẹ cha mua về
Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
Bà kia bận áo màu xanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu.
8.Tìm vàng tìm bạc còn ra
Em ơ tìm mẹ tìm cha khó tìm.
9.Đường đi không tới nữa ngày
Nói về thăm mẹ hẹn rày hẹn mai
Mẹ già hết gạo treo niêu
Mà anh khăn đỏ khắn điều vắt vai.
10.Người dưng có ngãi ta đãi người dưng
Anh em vô ngãi thì đừng anh em.
12.Dì ruột thương cháu như con
Dẫu mà không mạ cháu còn cậy trông
13.Bà con góp gạo lao xao
Góp tiền góp gạo ai nào thấy đâu.
14.Chim quyên nó đậu bụi giềng
Dẫu bà con ruột không tiền cũng xa.
15.Con cô con cậu thì xa
Con chú con bác thật là anh em.
16.Cây khô chết đứng giữa đồng
Nàng dâu khôn khéo mẹ chồng cũng chê
Cha chài mẹ lưới con câu
Chàng rễ đi tát nàng dâu đi mò.
17.Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
18.Trời mưa ướt lá đài bi
Con mẹ mẹ xót xót gì con dâu.
19.Con ơi ở lại với bà
Má đi làm mãi tháng ba mới về
Má về có mắm con ăn,có khô con nướng ,có em con bồng.
20.Một mẹ nuôi được mười con
Mười con ***** trên ngàn xa xôi
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chả biết cửa nhà là đâu
Nào con nào rễ nào dâu
Trai thì sợ vợ gái âu nể chồng.
21. Bán anh em xa mua láng giềng gần

5 tháng 11 2017

chỉ ở hà tĩnh hay những nơi gần đó nữa bạn.

29 tháng 10 2021

u , má --> mẹ
tía , thầy --> ba , bố
 

29 tháng 10 2021

u , má... = mẹ
tía , thầy., ba.... =  bố

4 tháng 2 2018

Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).

  • Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Binh lính dồn dân chúng, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, rồi tiến hành xả súng giết hại họ, cùng với việc đốt cháy nhà cửa và tiêu diệt vật nuôi như trâu. Có các tài liệu[1],[2] cho thấy binh lính còn hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi giết họ. Tổng số 504 dân thường đã bị giết cho đến khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp.
  • Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để ghi nhớ tội ác chiến tranh này.
  • Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích quốc gia theo quyết định số 54 - VHTT/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.
  • Năm 2002, Khu chứng tích Sơn Mỹ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
  • Khu chứng tích Sơn Mỹ là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng thể hiện lại tội ác chiến tranh này.
  • Năm 2003, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỗ trợ 11,7 tỷ đồng nâng cấp công trình. Khuôn viên ngoài trời được phục dựng với cảnh tượng tang tóc giống xưa. Nhà trưng bày xây theo mô típ nhà mồ. Công trình có thêm nhà ăn, phòng khách và phòng xem phim tài liệu Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Đặc biệt, năm 2007, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất để dâng tặng Ban quản lý khu chứng tích cuốn video quay cảnh cuồn sát này nhân kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát.
  • Ngày 5 tháng 9 năm 2007, đạo diễn Mỹ Oliver Stone đã về đây để khám phá sự thật về vụ thảm sát phục vụ cho bộ phim sắp quay tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng:Pink Ville
4 tháng 2 2018

Nằm trên quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất thuộc địa phận xã Tịnh Khê, cách khu du lịch biển Mỹ Khê 3km về phía Tây và cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc, Sơn Mỹ là một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam khác. Số phận nghiệt ngã đã đưa tên tuổi Sơn Mỹ vượt ra ngoài lảnh thổ, hằn sâu vào lương tâm nhân loại qua vụ thảm sát gây chấn động, được biết đến nhiều với tên gọi “vụ thảm sát Mỹ Lai”.

 a

Tượng đài kỷ niệm chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Vào một buổi sáng ngày 16-3-1968, khi thực hiện cuộc hành quân truy quét các lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ), một lực lượng của quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống phía Tây xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và xóm Gò (thôn Cổ Lũy). Binh lính Hoa Kỳ đã dồn dân chúng mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già lại rồi tiến hành xả súng bắn họ, đốt cháy nhà cửa và giết hại gia súc… Hành động điên cuồng này chỉ được dừng lại khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp. Thành quả của cuộc hành quân “thần tốc” là 407 người dân tại thôn Tư Cung và 97 người dân ở thôn Mỹ Hội bị sát hại, trong đó có 182 là phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.

 a

Vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động lịch sử – Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm (TTX.VN)

Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để tưởng niệm 504 người đã nằm xuống trong cuộc thảm sát phi nhân tính, đồng thời cũng để ghi nhớ một trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Với diện tích 2,4ha trên địa phận xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê), khu chứng tích gồm một số di tích gốc được bảo tồn tôn tạo như cụm di tích ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây còn (xóm Khê Thuận), di tích vườn ông Phạm Minh (xóm Khê Đông), di tích vườn ông Phạm Hội (xóm Khê Tây), hầm chống pháo của gia đình các ông Lý Lệ, Ngô Mân tại thôn Cổ Lũy (xóm Mỹ Hội), các di tích mộ tập thể chôn các nạn nhân vụ thảm sát…

 a

Phần nền móng của những ngôi nhà bị đốt cháy trụi giờ vẫn nằm nguyên vẹn như những minh chứng về một vụ thảm sát kinh hoàng – Ảnh Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)


Năm 2003, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khu chứng tích Sơn Mỹ đã được mở rộng trên 10.000m² và nâng cấp tôn tạo với kinh phí lên đến 11,7 tỷ đồng, bao gồm phục dựng khuôn viên ngoài trời với nguyên bản thảm trạng năm xưa, xây dựng nhà trưng bày theo mô-típ nhà mồ, lập tượng đài, đường nội bộ, nhà ăn, phòng khách và phòng chiếu phim tư liệu với phim “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” được trình chiếu… Công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Hiện nay tại Nhà trưng bày đã có hơn 160 hiện vật, 135 hình ảnh và nhiều phim tư liệu về Sơn Mỹ phục vụ khách tham quan.

 a

Một hầm tránh bom (Hầm chữ A) của một gia đình xóm Khê Thuận còn lại sau vụ thảm sát      Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Năm 2007 là một năm đặc biệt khi nơi đây đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất và cả một quá khứ cay đắng, để tặng Ban quản lý khu chứng tích băng vidéo ghi lại cảnh cuồng sát năm xưa. Cũng trong năm này, vào ngày 5 tháng 9, nhà đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã đến Sơn Mỹ để tìm hiểu về vụ thảm sát Mỹ Lai, chuẩn bị cho việc khởi quay bộ phim “Pink Ville” tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng.

 a

Nhà trưng bày chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Đến thăm Sơn Mỹ trong tâm tình của một người hành hương, du khách khó tránh khỏi nhiều cảm xúc khi thả bộ trong những thôn làng, tại những nơi đã từng xảy ra cuộc thảm sát, nhìn thấy đó đây những tấm bia được dựng lên tại chính những nơi đã có người nằm xuống, như tại tháp canh ở rìa làng bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên nơi 102 người bị bắn chết, tại cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hay ở xóm Mỹ Hội nơi 97 thường dân bị tàn sát, 11 người khác bị giết trong vườn nhà ông Phạm Đạt… Du khách không thể không dừng chân trước tượng đài kỷ niệm để chia sẻ nổi đau cùng sự cảm thông trước cái chết đầy uất nghẹn của những người dân lành vô tội. Ghé thăm Nhà Chứng tích, du khách còn được tận mắt chứng kiến hình ảnh vụ thảm sát được phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle ghi lại qua hàng chục bức ảnh đã từng làm dấy lên sự căm phẫn trước tội ác chiến tranh, những vật dụng thường ngày của người dân còn lỗ chỗ vết đạn, từ chiếc mâm thau cũ, chiếc áo, đôi dép… đến chiếc mõ của nhà sư Thích Tâm Trí hay chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh được người yêu tìm nhặt và cất giữ trong suốt 8 năm trước khi tặng lại cho Nhà Chứng tích…

 a

Một góc Nhà trưng bày chứng tích – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)

Trong dịp kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai vào năm 2008, đã có nhiều nhà báo của nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình đến Sơn Mỹ thực hiện phóng sự, phim tư liệu… trong đó có những tên tuổi lớn như hãng thông tấn Kyodo (Nhật), AFP (Pháp), AP (Mỹ), BBC (Anh), báo Los Angeles Times… Khách đến thăm Sơn Mỹ hôm nay gồm có nhiều thành phần và đủ mọi quốc tịch, họ có thể là thương gia hay nhà khoa học, đặc biệt ngày càng có nhiều người Mỹ đến đây như để bày tỏ sự cảm thông với những nổi đau của người dân Việt qua bao tháng năm dài chiến tranh, nhiều cựu chiến binh Mỹ đến đây không chỉ một lần để tỏ lòng sám hối và cầu mong sự thanh thản bình yên trong tâm hồn…

 a

Tháp chuông hòa bình – Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)

Trong tinh thần tưởng nhớ 504 nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai năm xưa, một tháp chuông hòa bình đã được xây dựng tại phía Đông khu chứng tích, cách tượng đài chứng tích Sơn Mỹ chừng 300m, hoàn thành vào ngày 29-12-2009. Tháp chuông cao 9m, rộng 24m², bên trong có treo một quả chuông đồng cao 1m, đường kính miệng 0,6m được phường đúc Huế thực hiện. Trên thành chuông có khắc nội dung “Sơn Mỹ, 16-3-1968” nhằm ghi nhớ ngày 504 thường dân vô tội tại làng quê Sơn Mỹ bị thảm sát, ngoài ra còn có hoa văn hình dây và hai cặp chim bồ câu tung cánh được đúc nổi đối xứng hai bên nói lên khát vọng yêu mến hòa bình. Mỗi ngày vào khoảng 5g30, nhân viên phụ trách sẽ đánh 5 hồi và 4 tiếng chuông tượng trưng cho lời cầu nguyện gởi tới 504 nạn nhân với niềm mong mỏi các hương hồn sớm được siêu độ.

 a

Đoàn khách đến từ Canada tham quan tháp chuông hoà bình tại khu chứng tích Sơn Mỹ.     Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)

Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1979. Đến năm 2002, nơi đây một lần nữa lại được công nhận di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

KÈM HÌNH ẢNH 

K NHA