Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk nghĩa ra rồi mỗi tội dài quá mk k muốn viết
sorry bn nha -_-
Chim muông, loài vật ở sở thú không phải là ít. Từ con cọp đường bệ đến một con thỏ hiền lành đều được chăm sóc, tỉa lông để cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Sặc sỡ và đẹp nhất, chính là bầy công.
Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Công lúc nào cũng múa có đôi: có trống, có mái. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Mỗi hình sao trên bộ lông đuôi của chàng công lấp lánh dưới ánh sáng như một viên thạch bích màu lục ánh đồne tuyệt đẹp. Khi múa, chàng công kêu “ực ực”, đuôi xòe dài độ một sải tay, lông đuôi uốn cong cầu vồng, cuối chiếc đuôi nào cũng có một hình sao màu ngũ sắc. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung.
Người chăm sóc thú cho em biết là sống ở trong chuồng, công ít múa. Có lẽ vì chật hẹp và thiếu tự do. Công chỉ múa vào mùa giao phối là nhiều. Hôm em đi sở thú, rất may đúng dịp Tết. Mùa xuân chính là mùa công múa. Vì thế, em có dịp ngắm đôi công múa.
Ở sở thú, công được cho ăn nước uống đầy đủ; khách tham quan trầm trồ thán phục. Riêng chàng công, hình như chàng cũng quen cảnh đông người nên chàng ta cũng điềm nhiên ría lông, rỉa cánh. Chàng nghệ sĩ của rừng xanh rúc đầu vào cánh chẳng cần coi mọi người xung quanh đang bàn tán gì về mình.
Nhìn bộ lông tuyệt đẹp của chàng công, em liên tưởng đến ngành hội họa. Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ lại hình ảnh chàng công múa. Chim công múa thật đẹp làm sao!
Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên! Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng,…Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giai quyết theo hướng thiện ác.
– Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hóa, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này:
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Ở miền Bắc, đào phai là loài hoa biểu tượng của mùa xuân, của ngày Tết. Chỉ cần thấy cành đào bắt đầu nở phơn phớt hồng, nghĩa là mùa xuân đã về.
Cây đào phai thường cao độ mét rưỡi đến gần hai mét. Từ gốc đào lớn chừng cổ tay, các nhánh đào bắt đầu tỏa dần ra. Từ các nhánh lớn lại tỏa ra các nhánh con, đan xen chi chít. Các nhánh, cành của cây đào bé lắm, chỉ tầm một ngón tay mà thôi. Ấy thế mà vẫn dẻo dai, kiên cường chống chọi với cái rét đậm rét hại của miền Bắc mà đơm hoa trổ lá.
Vào mùa ra hoa, tức là mùa xuân, nhìn từ xa cây đào phai chỉ toàn là hoa. Hiếm hoi lắm mới thấy một vài chiếc lá nhỏ màu xanh non xinh xắn. Đẹp nhất và được mong chờ nhất của cây đào đương nhiên là hoa đào. Khi mùa đông đi vào cuối, cây bắt đầu cho nụ. Nụ đào nhỏ xíu như nụ hồng, e thẹn phơn phớt ở đầu chóp. Các nụ hoa mọc thẳng ra từ chạc hoa, gần nhau đến mức tưởng như nó mọc thành chùm. Chờ xuân sang, hoa bắt đầu bung nở. Đóa hoa đào khi nở rộ lớn chừng chén trà. Cánh hoa nhỏ, mỏng manh như cánh ve, màu hồng phơn phớt, và đậm hơn ở gần nhụy. Cánh hoa xếp thành hai tầng, che chở những nhị hoa cuống trắng đầu vàng tươi ở giữa. Đẹp một cách mong manh như cánh môi người thiếu nữ mới lớn. Từ đằng xa nhìn lại, cả cây đào bồng bềnh như một chiếc kẹo bông lớn. Nhưng chỉ cần gió khẽ mơn man đi qua, thì nó lại như ngàn chú bướm nhỏ đang chập chờn đôi cánh chực bay lên,
Vẻ đẹp của cây hoa đào là một vẻ đẹp rất riêng, rất Tết. Đó là vẻ đẹp khơi gợi lên trong lòng người ta khát vọng về sự đoàn tụ và sum họp của năm mới đến. Cũng như cánh én, cành đào phai chính là biểu tượng của mùa xuân trong lòng người dân xứ Bắc.
câu chuyện hai hạt lúa :
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Mẹ của em là người mẹ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Năm nay, mẹ đã hơn bốn mươi tuổi, nhưng sao trông mẹ vẫn còn trẻ và đẹp lắm. Nhờ thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai, cùng nước da trắng sáng, mẹ thường được mọi người khen là trẻ lâu. Khuôn mặt mẹ hơi bầu bĩnh, có đôi mắt to tròn, hàng lông mày sắc nét. Tất cả kết hợp với lúm đồng tiền nhỏ xinh bên má phải, khiến mẹ lúc cười đặc biệt đáng yêu.
Là một nhân viên ở văn phòng, hằng ngày, trang phục của mẹ luôn là những chiếc áo sơ mi cùng chân váy. Tuy giản dị nhưng vẫn rất đẹp. Ngoài giờ làm, mẹ dành thời gian để chăm sóc gia đình. Dọn dẹp, cơm nước, chăm sóc ông bà, một tay mẹ lo hết, mà chẳng bao giờ than phiền. Hàng xóm láng giềng ai cũng xuýt xoa rằng mẹ của em thật là giỏi giang, chịu khó.
Em luôn tự hào khi được là đứa con yêu quý của mẹ.
Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiêu cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố kể lại rằng, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.
Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy!” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ?” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé!”.
Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
kick và kb vs c nha
Mùa xuân cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc, hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng, đó cũng là cây hoa mà em rất thích.
Cây cao đến đầu gối nhưng cũng được mẹ em trồng được vài tháng rồi. Thân cây có màu xanh, mảnh, có gai, mọi người còn nói: "Hoa hồng đẹp nhưng gai hồng sắc''.
Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ và từ những cành nhỏ rất nhiều nụ hồng mọc ra. Nụ hồng lúc bé có màu xanh, khi lớn dần lên, cánh hồng bắt đầu lộ ra. Trông nụ hồng lúc bé thật là đẹp, đáng yêu. Cánh hồng mềm, mịn như nhung, được xếp vòng quanh trông như một cô công chúa mặc một chiếc vày nhiều tầng. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: đỏ, vàng, da cam, trắng, hồng…Bên cạnh màu sắc sặc sỡ của hoa hồng là chiếc lá nhỏ hình bầu dục có răng cưa làm nổi bật lên những bông hồng nhiều màu sắc. Hoa hồng đẹp được ví như nữ hoàng của các loài hoa. Hương hoa hồng không quá nồng, nhưng nó thoang thoảng, dễ chịu, đẳng cấp. Nên hoa hồng thường được người ta tặng nhau và còn là biểu tượng của tình yêu, tình bạn cao đẹp.
Thỉnh thoảng, em lên sân thượng để tưới cho cây hoa hồng những gáo nước mát để cây mau lớn, nở ra những đoá hoa thật đẹp cho em ngắm. Hoa hồng thật là loài hoa đáng yêu.
Ngay bên cạnh nhà em có một người phụ nữ sống độc thân một mình cô tên là Hồng Anh. Cô Hồng vốn là con gái của một gia đình giàu có nhưng ba mẹ không may qua đời để cô một mình trên thế gian với một căn biệt thự rộng lớn và nhiều tài sản có giá trị khác.
Cô Hồng là người tuy sống trong cảnh giàu có từ nhỏ nhưng lại có trái tim vô cùng nhân hậu. Cô thường yêu thương che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hiện tại cô đang nhận nuôi 5 người con nuôi, đều là những em bé lang thang cơ nhỡ được cô xin phép chính quyền địa phương mang về nhà mình chăm sóc và nhận làm con nuôi.
Cô Hồng còn đứng ra quyên góp tiền xây dựng cho ngôi chùa của làng em trở nên khang trang to đẹp hơn để khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa có chốn nghỉ chân, có nơi ăn chốn ở cho những cụ già lang thang cơ nhỡ. Cô Hồng đã xây dựng một quỹ tình thương nhằm duy trì hoạt động của quỹ này và kêu gọi mọi người ủng hộ.
Cô Hồng đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào việc chăm sóc những đứa cô nuôi. Ngoài thời gian làm việc tại công ty thì cô đều dành hết thời gian để chăm sóc các con của mình. Cho chúng ăn uống, rồi tắm giặt. Cô chăm sóc các con của mình vô cùng chu đáo thương yêu chúng như con ruột, toàn tâm toàn ý để nuôi dưỡng chúng tới mức quên đi hạnh phúc của cá nhân mình.
Em nhớ có lần người con trai út của cô bé Hoàng mới 5 tuổi bị sốt cao giữa đêm, rồi lên cơn co giật cô Hồng sợ quá một mình bế con chạy giữa đêm khuya tới bệnh viện gần nhất nơi em ở tới mức quên mang giày, làm chân cô bị chảy máu. Tới khi bé Hoàng qua cơn nguy kịch cô mới cảm thấy chân mình có gì ươn ướt hóa ra trong lúc cô Hồng chạy đã có mảnh thủy tinh chân cô nhưng cô vì lo lắng cho bé Hoàng mà quên đi cơn đau của mình, không màng gì tới sức khỏe của bản thân.
TL: Bạn có thể dựa vào bài của mình một tý chứ đừng có chép 100%
thế thì là cậu chỉ đạo à. việc gì phải làm cho câụ. caauh cứ như chúng mình rảnh lắm í . rảnh gì viết văn cho cậu