Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cả hai nhận định đều đúng:
+ Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan
+ Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Em còn nhớ vào mùa hè năm trước,khi em biết rằng mình sẽ phải tạm biệt lớp 11 đến với lớp 12.Em đã nhớ lại hình ảnh cô Nga,chủ nhiệm của em năm lớp 11.Cô thường hay đến trường sớm hơn để kiểm tra lớp học.Cô luôn ân cần giảng giải bài học cho chúng em hiểu.Nhưng, kỉ niệm sâu sắc nhất với em về cô chính là buổi em bị tai nạn phải nghỉ học.Cô đã bỏ ra thời gian làm món bánh quy hình cô bé tặng cho em nhân dịp em đi học lại.Nghe cô kể:buổi làm bánh tặng em,cô dành thời gian ăn cơm để kiểm tra tài liệu.Trong suốt quá trình làm bánh,cô bỏ ra bao nhiêu công sức đến hơn một giờ khuya mới đi ngủ.Nghe cô kể mà em thấy nghèn nghẹn ở cổ họng,giọt nước mắt chảy dài vì quá xúc động.Cô xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của em.
Hích...hích...cô Nga ơi!Cô chủ nhiệm mới của lớp em ghê dữ lắm(không có trong văn đâu nha,lớp 4 tả văn lớp 12 nên không đc hay và chuẩn đâu)
a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
+ Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính
+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận
Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.
Một trong những điều tôi cảm thấy mình may mắn trong cuộc đời là có gia đình tôi yêu thương và yêu thương tôi. Nơi đó có bố mẹ, anh em và có cả người bà luôn chăm sóc và nuôi dưỡng để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi ký ức với bà đều là một mảnh ghép đáng trân quý và tự nhiên trở nên vô cùng sâu sắc trong trái tim đó. Tôi nhớ về lần bà đã truyền dạy cho tôi những tình cảm cao đẹp mà tôi luôn mang theo trên mọi hành trình.
Bà tôi thuở nhỏ đã được cha mình dạy chữ, cho đọc sách nên bà rất tinh thông và am hiểu văn chương. Trong những năm tham gia kháng chiến, bà vẫn sáng tác thơ ca, những bài thơ tuổi mười tám mãi sau này bà mới đọc cho con cháu nghe. Những năm sau này, bà cũng trở về nơi bục giảng của ngôi trường làng đơn sơ để làm cô giáo dạy văn. Bởi vậy, bà là một người chữ nghĩa, sâu sắc nên bố mẹ rất tin tưởng để anh em tôi lớn lên trong sự dạy dỗ của bà.
Khi tôi lên lớp ba, lúc đó đọc chữ đã thành thạo, bà bảo tôi học thuộc một vài bài thơ. Lúc đầu tôi rất chăm chỉ học nhưng cho đến khi học truyện Kiều thì tôi chỉ muốn vất quyển sách đi mà vơ lấy đống truyện tranh. Đỉnh điểm là khi tôi nói trong giận dỗi với bà:
Tại sao con phải học thuộc mấy cái này? Học để làm gì chứ?
Rồi tôi bỏ vào phòng, trùm chăn kín mít rồi thiếp vào giấc ngủ. Tối hôm đó, tôi không xuống ăn cơm với cả nhà mà xem hết phim này đến phim khác. Đến 9 giờ tối, có tiếng gõ cửa phòng, đi kèm với đó là giọng nói nhỏ nhẹ:
Bống, bà vào được không?
Tôi miễn cưỡng chạy ra mở cửa. Bà đón tôi bằng một nụ cười ấm áp, hiền dịu làm nỗi giận trong tôi cũng nguôi bớt đi. Bà mang vào cho tôi một ly sữa, ân cần đưa cho tôi:
Cháu chưa ăn tối nên uống tạm đi. Cháu đang xem phim đấy hả?
Tôi chỉ gật nhẹ rồi cầm lấy ly sữa rồi uống liền một hơi bởi vì tôi cũng hơi đói. Bà tắt ti vi đây rồi quay qua nói chuyện với tôi. Bà đọc Kiều cho tôi nghe. Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên vì bà có thể thuộc vanh vách, không vấp váp một chỗ nào. Sau đó, bà bảo tôi:
Cha bà, tức cụ của cháu cũng bắt bà học Kiều khi bà còn rất nhỏ. Cháu biết tại sao vậy không?
Tôi lắc đầu. Bà xoa đầu tôi:
Bởi vì, truyện Kiều là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Nó không chỉ là những câu thơ mà còn là nét đẹp của đất nước mình. Người hiểu truyện Kiều sẽ biết sống chừng mực, đạo lý. Mà muốn hiểu trước hết phải thuộc!
Tôi thắc mắc:
Nó có giá trị như thế sao ạ?
Ừ, cháu ạ! Sau này cháu dần dần sẽ hiểu ý nghĩa của nó. Còn giờ, cháu cứ chăm chỉ học thuộc cho bà, được không?
Mặc dù vẫn chưa thỏa mãn với lời giải thích của bà lắm nhưng vì sự chân thành của bà, tôi đồng ý.
Nhưng sự thực thì, chính nhờ bà, nhờ câu chuyện đó mà tôi đã tìm thấy tình yêu văn chương, yêu tiếng Việt và yêu những cuốn sách. Và giờ đây học lớp 9, khi tiếp xúc lại với truyện Kiều tôi càng thấm thía lời bà hơn.
Giờ đây, bà cũng đã già yếu, cũng không còn minh mẫn để đọc thơ hay giảng giải mọi điều cho tôi nghe. Ngược lại, mỗi chiều, đứa cháu nhỏ này sẽ lại đọc Kiều hay ngâm đôi câu thơ cho người bà yêu quý của mình.
Mỗi người sẽ có những kỉ niệm sâu sắc với người thân thương của mình theo cách cảm nhận của bạn. Với tôi, những điều giản dị thường ngày cũng đã quá đỗi thiêng liêng.