K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2019

Trước ngày các muông thú trong rừng tổ chức cuộc thi chạy, tôi đã tin chắc là mình sẽ giành được vòng nguyệt quế vì ở cánh rừng này ai là người có thể chạy giỏi hơn tôi ? Tôi cũng đã chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp, một chiếc bờm chải chuốt rất công phu. Ôi ! Chưa vào cuộc thi mà tôi đã có dáng vẻ của một nhà vô địch.

Thấy bộ dạng của tôi như vậy, cha tôi chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi :

– Con trai à, việc con cần làm hơn cả là phải đến bác thợ rèn nhờ bác xem lại bộ móng cho. Bộ đồ đẹp đáu có cần cho cuộc đua tài.

Tôi nghe cha nói mà không hài lòng. Tôi soi người xuống nước nước ngắm lại mình một lần nữa rồi ngúng nguẩy nói với cha tôi.

– Cha yên tâm đi. Móng của con rất chắc chắn. Con sẽ đạt giải nhất mà !

Cuộc thi đã đến. Sáng hôm ấy, mọi người đến đông nghẹt, nào là Hươu, Nai, Thỏ Trắng, Thỏ Xám, Hổ, Sư Tử, Lợn Rừng, Mèo Rừng và cả các chú chim rừng như Công, Quạ, Chim Gõ Kiến,… chẳng thiếu một ai.

Khi tiếng hô "Bắt đầu !" vang lên, các vận động viên rào rào tung mình về phía trước. Tôi chạy dẫn đầu đã hai vòng và thấy rất sung sức. Bỗng tôi chợt có cảm giác vương vướng ở chân, rồi tôi giật mình thấy một cái móng bị sút ra. Gai nhọn và cát sỏi đâm vào chỗ chân vừa sút móng làm tôi đau điếng. Tôi tập tễnh chạy thêm mươi bước rồi đành dừng lại bỏ cuộc. Tôi tự giận mình và đã đứng khóc. Vì không nghe lời khuyên bảo hết sức đúng đắn của cha tôi nên tôi đã thất bại.

Từ lần thất bại ấy, tôi đã có thêm được một bài học vô cùng quý giá : đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.

1 tháng 8 2019

Tranh 1: Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước đi. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.

Tranh 2: Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên . tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.

Tranh 3: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.

Tranh 4: Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.

13 tháng 4 2019

Kể lại đoạn 3 bằng lời anh Núp :

Tôi mở những món quà mà Đại hội đã trao tặng cho tôi để tất cả bà con dân bản cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Tôi còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa của Bác Hồ, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương để khen thưởng cả dân làng bản và một huân chương nữa cho riêng tôi.

   

Dân làng thích thú lắm. Ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa cả hai tay cho thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem xong lại chuyện cho người khác xem. Chả mấy mà đêm đã về khuya nhưng bà con vẫn còn chưa muốn về nhà ngủ.

14 tháng 6 2019

Tranh 1. Từ nước Pháp xa xôi, tôi đã đến Việt Nam rồi tìm đến Nha Trang, một thành phố nằm bên bờ biển xanh nhiều nắng gió để gặp cho được bác sĩ Y-éc-xanh. Phần vì tôi ngưỡng mộ tài năng nổi tiếng của ông, phần vì muốn biết điều gì khiến ông thích sống ở nơi góc biển, chân trời này để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.

Tranh 2 : Bác sĩ Y-éc-xanh đây rồi. Ông đang đứng trước mặt tôi và điều hơi bất ngờ là ông hoàn toàn không như con người mà tôi đã tưởng tượng ra. Ông quá giản dị trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không ủi phẳng. Ông thật giống như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Duy chỉ có đôi mắt của ông, một đôi mắt chứa đầy bí ẩn, đã làm tôi phải chú ý.

Tranh 3 : Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu khi cả hai đã ngồi xuống ghế. Tôi đã thẳng thắn nói rõ nỗi băn khoăn của mình :

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao ?

Bác sĩ lặng lẽ nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối. Một lát sau ông chậm rãi nói :

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân nước Pháp. Ai có thể sống mà không có Tổ quốc của mình ?

Ông dừng lại như để suy nghĩ thêm rồi nói tiếp :

- Tuy nhiên, tất cả chúng ta đang sống chung dưới một ngôi nhà là trái đất. Mọi người con trong ngôi nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Tôi tự thấy mình phải sống ở Nha Trang vì chỉ có nơi đây mới được yên bình, rộng mở tâm hồn.

Tranh 4 : Ngoài kia biển vẫn dạt dào sóng. Gió thổi vào những hàng dừa làm đung đưa các tàu lá xanh. Bác sĩ Y-éc-xanh không nói thêm lời nào nữa, còn tôi thì trầm ngâm suy nghĩ về những điều ông mới giải bày.

16 tháng 10 2019

Thỏ muốn hái quả táo trên cây nhưng cây cao quá nên không hái tới. Thỏ bèn nhờ anh quạ hái giúp.

   Quạ làm rơi quả táo xuống lưng chị Nhím xù. Chị Nhím xù liền mang quả táo trên lưng chạy vào rừng. thỏ đuổi theo vừa kêu : “Chị Nhím trả lại quả táo cho tôi”.

Thỏ, Nhím, Quạ, ai cũng muốn quả táo thuộc về mình. Tính cãi nhau làm ồn cả một góc rừng.

   Bác Gấu từ đằng xa đi lại hỏi : “Có chuyện gì thế các cháu” ? Cả ba con vậy đều kề lại đầu đuôi cho bác Gấu nghe.

Nghe xong, bác Gấu ôn tồn phân xử : “Ai cũng có công cả, các cháu lên chia quả táo làm ba phần”.

   Thỏ, Nhím, Quạ rất hài lòng về cách phân xử đó. Chúng cắt táo ra làm bốn phần, giành một phần cho bác Gấu để cảm ơn bác đã giúp chúng cháu hiểu được lẽ công bằng.

15 tháng 4 2019

Chú Thỏ không biết trèo cây. Chú đứng dưới đất nhìn lên cao nài nỉ anh Quạ : Anh Quạ ơi ! Hái hộ tôi quả táo nào !". Anh Quạ nghe nói thế mới chú ý nhìn thì quả nhiên thấy có một quả táo chín treo lơ lửng ở phía dưới một cành táo nhỏ. Quạ nghĩ : Táo à ! Món này ngon đấy, mình phải hái ăn cho thoả thích.

Sau đó anh Quạ bay tới mổ vào quả táo và làm cho nó đứt cuống rơi xuống. Ngay lúc ấy, ở dưới gốc táo có một cô Nhím đang xù lông đi qua. Quả táo rơi ngay vào lưng cô nhím và cắm chặt vào những chiếc lông dài, cứng và nhọn.

Chú Thỏ thấy thế chạy ào lại la lớn : Chị Nhím, trả tôi quả táo nào !"

Cô Nhím lúc đó đã lấy quả táo xuống và cầm trong tay nói với chú Thỏ : Táo là của tôi vì chính tôi bắt được mà !" Quạ cũng sà xuống giành phần : Táo là của tôi vì tôi đã hái nó". Ba ngườichẳng ai chịu ai, cứ cãi vã om sòm. Một bác Gấu lớn từ trong rừng đi ra. Bác ngạc nhiên hỏi : Có chuyện gì mà các cô, các cậu cãi nhau dữ thế ?" Khi biết rõ câu chuyện, bác Gấu ôn tồn nói : Trong việc này ai cũng có công, vậy các cô, cậu nên chia táo làm ba phần đều nhau".

Sau một lát ngẫm nghĩ, cả ba cô cậu Thỏ, Nhím, Quạ đều đồng thanh nói : Ta phải chia làm bốn phần vì bác cũng phải được ăn táo chứ".

Bác Gấu nói : Thôi ! Bác có công trạng gì đâu !"

Cả ba cô cậu Thỏ, Nhím, Quạ lại nói : Có chứ, bác có công giúp chúng cháu hiểu được lẽ công bằng !"

18 tháng 2 2019

Cô-li-a đã viết được vài câu nhưng rồi bạn ấy lại nghĩ: chẳng lẽ một bài văn ngắn ngủn thế này mà cũng đem nộp cho cô giáo hay sao? Cô-li-a đưa mắt nhìn xung quanh thấy ai cũng đang hí hoáy viết và bài của bạn nào cũng có vẻ dài hơn bài của mình. Cô-li-a cố nhớ lại những chuyện mẹ vẫn làm ở nhà và viết tiếp : "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần". Sau cùng, Cô-li-a còn nghĩ ra được một ý hay mà bạn tự thấy rất thú vị để làm phần kết cho bài văn: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".

7 tháng 12 2017

Trời đã ngả về chiều. Mặt trời sắp lặn. Đàn sếu đang mải miết bay qua bầu trời. Chúng tôi dạo chơi đã thoả thích nên vui vẻ ra về.

Chợt tôi và các bạn nhìn thấy một cụ già ngồi đơn độc bên vệ đường với dáng vẻ mệt mỏi và âu lo. Không ai bảo ai mà tất cả bọn tôi cùng dừng lại. Chúng tôi nho nhỏ trao đổi với nhau xem vì lí do gì mà cụ già lại lặng lẽ ngồi kia. Thế rồi chúng tôi quyết định đi đến gần cụ hơn. Thay mặt cho cả bọn, tôi lễ phép hỏi cụ

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ ?

Cụ già vẫn thở mệt mỏi và nặng nề nhưng mắt cụ sáng lên những tia ấm áp. Cụ chậm rãi nói :

Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu chẳng giúp được ông đâu. Bà lão nhà ông đang nằm bệnh viện khó lòng mà qua khỏi, ông đang chờ xe để đến thăm bà ấy. Dẫu các cháu không giúp gì được ông nhưng ông vẫn thấy vui vì các cháu đã có lòng tốt muốn giúp đỡ ông.

Chúng tôi đứng lặng đi vì lòng đầy thương cảm. Xe buýt đến, chúng tôi chờ cụ lên xe rồi mới ra về.

15 tháng 4 2019

Kể lại đoạn 2 của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời kể của nhân vật Quang :

Long xem bị xe máy đụng phải làm trận đấu của chúng tôi phải dừng lại. Nhưng chỉ lát sau chúng tôi đã hết sợ và lại hò reo kéo xuống lòng đường tiếp tục trận đấu. Lần này tôi quyết định kiểu chơi bóng sệt mà chơi bóng bổng. Còn cách khung thành một quãng chừng năm mét, tôi sút mạnh. Quả bóng bay cao nhưng lại đi chệch sang một bên vỉa hè và đập ngay vào đầu một cụ già. Bị một cú va chạm bất ngờ, cụ già lảo đảo ôm đầu rồi ngã khuỵu xuống. Một bác đi gần đó chạy ngay lại dìu cụ lên và quát lớn :

 

– Chỗ này là sân bóng à ?

Lần này thì chúng tôi thật sự hoảng hốt nên bỏ chạy tán loạn.

22 tháng 1 2019

Nen-li kể:

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng ngườitrên chiếc xà ngang ở phía trên.

   

Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậukhoẻ như một con bò mộng nên làm cái trò này cậu chăng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-di chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi các bạn khác leo xong chỉ còn một mình tôi. Tôi là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi nhiệm vụ tập thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà ! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt cả lưng và ngực. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích.

Ôi ! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Tôi lại lên, lên nữa và tay tôi đã bám được xà ngang. Tôi nghỉ lấy hơi một lát ngắn rồi lại leo. Cuối cùng tôi đã đứng được trên xà. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui : Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi !