Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 - 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học”và biểu hiện ý tưởng của mình. Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương! Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.
Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả.
Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969), Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ cuả mình! “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 - 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.
Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày - Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.
Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!
Câu 2:
Nội dung bài hát thể hiện quyền của trẻ em: Quyền học tập.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Quyền trẻ em bao gồm 9 nhóm quyền cơ bản như sau:
+Quyền được khai sinh và có quốc tịch +Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng + Quyền được sống chung với cha mẹ +Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự +Quyền được chăm sóc sức khỏe +Quyền được học tập +Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch +Quyền được phát triển năng khiếu +Quyền có tài sản
a. Em sẽ về nhà và gọi điện cho bạn hỏi những thời gian bạn có ở nhà để đến.
b. Em sẽ bảo với người ấy là bố mẹ em không có nhà và hẹn người ấy đến vào ngày mai vì khi ở nhà một mình không nên mở cửa cho người lạ.
#Yu
Tham Khảo:
- Em đến nhà bạn mượn sách nhưng không có ai ở nhà, em phải chờ bạn về hoặc chấp nhận ra về để dịp khác đến mượn.
- Em sẽ không mở cửa cho người lạ. Em bảo họ quay lại vào thời gian có bố mẹ ở nhà.
a, Mạnh đã vi phạm lỗi là chưa đủ tuổi điều khiển xe máy .
b, Theo em , em của mạnh có vi phạm , đó là : mở dù khi đi ngồi sau xe máy.
a. Phong đã vi phạm lỗi về an toàn giao thông đó là chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy.
b. Theo em, em của Phong của vi phạm quy định về an toàn giao thông đó chính là mang dù khi đi ngồi sau xe gắn máy.
mk cũng ko bít lắm nhưng kệ
- Đấy không phải là hoà đồng với các bạn , đầu tiên mình cần giảng giải cho bạn hiểu tác hại của thuốc lá , sự hoà đồng không nhất thiết cứ phải làm theo các bạn mới gọi là hoà đồng.
a) hành vi giao thông của 2 bạn là sai
b) gia đình của hai bạn sẽ là người bồi thương cho em nhỏ
Chúng ta cần biết ơn những người đã sinh ra ta, cho ta học hành, giúp ta phát triển, giúp đỡ ta trong khi ta đang gặp khó khăn,....
Vì họ là người đã giúp đỡ ta , dạy bảo ta đây là một công ơn thật sự rất lớn . Đây là phép lịch sự tối thiểu mà ta cần có
Lòng biết ơn sẽ giúp ta được mọi người kính trọng , yêu thương . Và nếu đội khi họ có thể giúp bạn được rất nhiều việc.
tick nha
Cảm xúc của em sau khi nghe bài hát: ( cái này tùy theo cảm nhận của Huyền Anh nhé!)
Nội dung bài hát thể hiện những quyền của trẻ em:
+) quyền được học tập
Câu 1:
Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 - 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học”và biểu hiện ý tưởng của mình. Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương! Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.
Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả.
Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969), Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ cuả mình! “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 - 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.
Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày - Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.
Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!
Câu 2:
Nội dung bài hát thể hiện quyền của trẻ em: Quyền học tập.