K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn văn thuyết minh; biết cách sắp xếp các tri thức theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và những điểm không giống với đoạn văn tự sự. Đoạn văn tự sự thiên về kể các sự việc. đoạn văn thuyết minh thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng.

Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh,... Trước khi viết một đoạn văn thuyết minh cần lập dàn ý cho cả bài văn thuyết minh bởi vì đoạn văn không tồn tại một cách độc lập mà đứng ở vị trí nhất định trong bố cục chung toàn bài.

2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh để vận dụng viết được những đoạn văn có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập, từ đó có kĩ năng làm các bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI,

I- Luyện tập thực hành tại lớp: Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết. 

 Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).

+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

             - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

             - Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

             - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).

Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.

Trước khi viết cần xác định:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài. - Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...

Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”. (Trích bài làm của học sinh).

II- Luyện tập (ở nhà).

 1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp. Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:

- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.

- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...

- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...

2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miện quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... Cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...

- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

18 tháng 2 2016

I. Những kiến thức cần nắm vững

Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan. Vì vậy bài viết (bài nói) cần chuẩn xác. Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất đối với văn bản thuyết minh. Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.

Thuyết minh bao giờ cũng có người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn. Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt

II. Trả lời câu hỏi 

I- Bài luyện tập về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

Trả lời các câu hỏi để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh (Nội dung câu hỏi, xem SGK).

a. Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.

- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.

- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.

b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn". "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.

II- Bài luyện tập về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

1. Đọc đoạn văn (SGK) và phân tích luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.

2. Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho Rùa thần tạo nên sự thích thú cho mọi người khi đứng trước Hồ Gươm. Chúng ta không chỉ thấy phong cảnh một Hồ Gươm trước mặt mà còn thấy một Hồ Gươm trong quá khứ, từ đó hiểu sâu về lịch sử, văn hoá, về đời sống tâm linh của dân tộc. Chính vì thế mà khi tham quan một thắng cảnh, một di tích nào ta cũng muốn biết những sự tích liên quan đến thắng cảnh, di tích ấy. Bài thuyết minh về Hồ Ba Bể đã trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hộn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

III- Bài luyện tập chung:

Đọc đoạn trích tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

 Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu",...

- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,... 

18 tháng 2 2016

I. NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp khác: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

2. Qua bài học, đặc biệt là qua hệ thống câu hỏi, bài tập, người học được rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học: Đọc mỗi đoạn trích (SGK)

a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

: + Đoạn trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp nêu ví dụ. Những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục.

+ Đoạn trích Thi sĩ Ba- sô và "Con đường hẹp thiên lí". Đoạn trích thuyết minh về các bút danh của Ba- sô. Từ bút danh Munê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần biết là ý nghĩa của các bút danh ấy. Vì vậy, người viết đã sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh. Nhờ phương pháp thuyết minh này mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách sáng rõ.

+ Đoạn trích Con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Đoạn trích thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Phương pháp thuyết minh ở đây là dùng số liệu. Người viết đã đi từ số lượng tế bào (40- 60 000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (6 triệu tỉ phân tử) rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (1 tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú, ,... và đi đến kết luận: "Nếu mỗi nguyên tử dài 1 mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

+ Đoạn trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích. Tác giả phân tích tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”; cách sử dụng vô cùng dân dã; nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp nhười đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:

 1. Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh" đã dẫn trong phần luyện tập trước và cho biết vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa? Tác giả đã thuyết minh bằng cách chú thích, vậy phương pháp này có gì khác phương pháp định nghĩa?

 Câu văn thuyết minh "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích. Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều có cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yêu cầu cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

2. Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (SGK) và cho biết đoạn văn được viết để nói về:

(1) Niềm say mê cây chuối của Ba-sô; (2) Tại sao có bút danh Ba-sô. Theo anh (chị) trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? Vì sao có thể nói đoạn thuyết minh ấy đã được trình bày hợp lí và sinh động?

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân- quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô. Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

3. Luyện tập:

 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích "Hoa lan Việt Nam” (SGK).

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Trong đoạn thuyết minh nay, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ,... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

2- Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:

- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

- Xác định mục đích thuyết minh.

- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân

- Kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy,...

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 1 (trang 72 skg ngữ văn 10 tập 1)

Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.

Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.

- Những mâu thuẫn trong gia đình:

+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả

+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.

+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống

+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.

- Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):

+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)

- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:

+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.

+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.

Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)

- Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

- Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.

- Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc

Câu 3 (Trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây nhiều ý kiến trái chiều- Tấm đúng, Tấm sai.

+ Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật đều chịu sự chi phối

+ Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo. Mẹ con Cám liên tiếp gây ra cái chết cho Tấm nên chúng phải chết là hợp với logic truyện

Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng- vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nguyên nhân từ việc kế thừa khối lượng vật chất trong gia đình.

- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng

- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.

→ Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì công bằng.

Luyện tập

Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:

- Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:

+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm

+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)

- Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:

+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân

- Kiểu nhân vật chức năng:

+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.

Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

+ Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Phê phán bộ phận người dốt nát nhưng thích tỏ ra hay chữ

- Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

- Tuy nhiên câu chuyện này vẫn là câu chuyện giải trí, chưa tới mức đả kích và tiêu diệt đối tượng.

Luyện tập

Bài 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động của nhân vật:

- Thầy không biết chữ kê nên yêu cầu học trò đọc nhỏ: muốn che giấu cái dốt

- Sau khi xin đài âm dương, thầy bệ vệ bảo trẻ đọc to: đắc chí tin vào cái dốt

- Thầy cãi cố, bào chữa cho cái dốt trước mặt nhà chủ: tiếng cười được đẩy lên đỉnh điểm, hành động này của thầy bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật, khiến tiếng cười bật ra thoải mái nhất.

Lời nói của nhân vật:

+ Dủ dỉ là con dù dì

+ Dạy cháu biết tới tam đại con gà

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà

Các lời nói về sau chứa đựng sự phi lý, ngu dốt mà nhân vật mang ra để chống chế, che dấu cái dốt của bản thân.

Câu 1 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

- Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

Câu 2 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Sử dụng nghệ thuật đối: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao, ta >< người

- Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

- Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

- Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại

Câu 3 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên

+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao

+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao

+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân

- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh

Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

- Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

- Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

- Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

Câu 5 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” nhưng để “tỉnh” nhận ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng ( ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần)

→ Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân”

9 tháng 3 2021
Câu 1. Hai câu đầu của bài thơ đã nêu lên tình huống bi kịch của nhà thơ như thế nào? Dựa vào phần Tiểu dẫn để phân tích tình huống ấy?

Trả lời:

Hai câu đầu của bài thơ đã nêu lên tình huống bi kịch của nhà thơ:

Việc thế lôi thôi tuổi tác này,

Mênh mông trời đất hát và say.

Bi kịch mà tác giả gặp phải là bi kịch về việc đời và tuổi tác: khi mà việc đời còn mờ mịt nhưng người thì đã già. Nỗi buồn vì tuổi tác một lần nữa được nhắc lại trong câu 7: Quốc thù chưa trả già sao vội, cho thấy nỗi ám ảnh của nhà thơ về bi kịch này. Tình cảnh và bi kịch ấy khiến người anh hùng càng trở nên cô độc.

Câu 2. Trong hai câu thơ 3-4 tác giả đem đối lập “bậc anh hùng” và “người làm nghề hàng thịt và kẻ câu cá” nhằm nói ý gì? Điều ấy cho biết tâm trạng nhà thơ như thế nào?

Trả lời

Trong hai câu thơ 3-4 tác giả đem đối lập “bậc anh hùng” và “người làm nghề hàng thịt và kẻ câu cá”:

Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.

Biện pháp đối lập đã thể hiện rõ nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả. “Đồ điếu” nghĩa là mổ thịt, câu cá; tác giả sử dụng điển cố về Phàn Khoái bán thịt chó và Hàn Tín câu cá sau giúp Hán Cao Tổ làm nên sự nghiệp lớn. Biện pháp đối lập còn không phải nhằm mục đích thể hiện sự xem thường, coi Phàn Khoái và Hàn Tín là bất tài mà chủ yếu để bày tỏ nỗi lòng cảm khái sâu sắc về thời vận lỡ dở.

Câu 3. Tâm trạng bi tráng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai câu 5-6? Hãy giải thích ý nghĩa biểu tượng đặc biệt của hai câu thơ đó

Trả lời

 

Tâm trạng bi tráng của nhà thơ được thể hiện rõ qua hai câu 5-6:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

(Giúp chúa những lăm giằng cốt đất)

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

(Rửa đòng không thể vén sông mây)

“Phù địa trục” có nghĩa là nâng đỡ trục đất, ý nói nâng đỡ giang sơn đang nghiêng đổ. “Tẩy binh” có nghĩa là xuất binh gặp mưa, hàm ý chỉ điển cố Vũ Vương xuất binh phạt Trụ gặp mưa, có người cho là không lợi, nhưng Vũ Vương nói Trời giúp rửa binh khí, có thể xuất chinh. Vì thế “Tẩy binh” cũng có nghĩa là rửa binh khí để cất đi, tạm dừng chiến tranh.

Bài thơ được ra đời trong giai đoạn Đặng Dung đang đem quân đánh quân xâm lược Minh tham tàn, bạo ngược, chưa phải lúc đình chiến, cho nên chỉ hiểu theo nghĩa thứ nhất. Mặc dù tác giả đã mượn hình ảnh “kéo sông thiên hà” từ bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ- nhằm rửa bịn khí đi không dùng nữa, nhưng tác giả Đặng Dung đã vận dụng có sáng tạo để thể hiện ý rửa binh khí để ra trận. Nghĩa của câu thơ này nên hiểu là không có cách gì kéo sông Ngân hà xuống để rửa giáp binh mà làm cuộc xuất chinh.

Câu 4. Phân tích vẻ đẹp tráng lệ của hai câu kết

Trả lời:

Mặc dù trong tình thế bi kịch nhưng đến cuối bài thơ, chúng ta thấy được chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu:

Quốc thù chưa trả già sao vội,

Xem thêm:  Dàn ý bài phân tích bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng Ghen

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.

Vị tướng đầu bạc với mối thù nước đau đáu trong lòng và nung nấu ý chí mài kiếm dưới trăng bao phen là hình ảnh mang vẻ đẹp bi hùng, giàu tính biểu tượng. Tuy trong câu thơ này, ám ảnh bi kịch vẫn còn bởi mối thù nước chưa trả vẫn đang thôi thúc trong khi tuổi đã cao, sức lực không còn sinh ra bi kịch. Nhưng cũng chính trong bi kịch ấy, chí khí, sự bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng toát lên rõ nét.

Tấn bi kịch cùng chí khí của người anh hùng đã được làm nổi bật một cách bi tráng. Tình cảm, khát vọng của tác giả đã được nhấn mạnh thông qua những hình ảnh kì vĩ, lớn lao và mang tầm vóc vũ trụ.

18 tháng 2 2016

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Về lịch sử tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay  :  Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

II- Về chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI

1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

 Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.

2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.

3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.

 Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt

Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm:

- Về bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm quê. Ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ ông đã coi Ê-đô như quê hương mình, muốn gắn bó với mảnh đất ấy như nơi mình đã sinh ra.

- Về bài 2: Ba- sô có nhắc đến chim đỗ quyên ở bài thơ này. Đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.

Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi:

- Bài 3: thấm đượm xót xa tình mẫu tử. Ông đau đớn khi không chăm sóc được cho mẹ lại không thể gặp mẹ lần cuối bởi vậy nên “lệ trào nóng hổi”. Dòng nước mắt của nỗi xót xa, đau đớn, tình yêu thương đối với người mẹ đã khuất. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.

- Bài 4: Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông lien tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương khôn nguôn.

Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua bài 5:

Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện long từ bi với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.

Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện qua:

- Bài 6: miêu tả cảnh mùa xuân, mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ tru, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.

- Bài 7: Trong cái không gian im lăng, có chút gì đấy trầm buồn thì tiếng ve hiện lên. Không râm ran, nó rền rĩ để rồi thấm vào đá. Khung cảnh u tịch, vắng lặng mang chút buồn

Câu 5 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô:

Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.

Câu 6 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): “Quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:

- Bài 6: quý ngữ là “cánh hoa anh đào”. Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

- Bài 7: quý ngữ nằm trong hình ảnh "tiếng ve ngâm". Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

- Bài 8: "những cánh đồng hoang vu". Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.