Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,... kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách "xâu chuỗi" các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn. Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện "Trạng". "Trạng" là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện "Trạng" đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật "Trạng" trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục. Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người.
1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào ?
a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan : "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?". Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua : nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua : từ con chim sẻ "phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, "chơi xỏ" của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài.
b) Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ... chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì... đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu... bị đẩy vào thế... bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé - nhân vật chính của câu chuyện - vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là... thần đồng đấy ư ?
2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố ?
a) Ta hãy lần lượt quan sát cách giải và lắng nghe lời giải của chú bé : Lần thứ nhất, em bé đố lại viên quan : "ngựa của ông đi một ngày được mấy bước". Lần thứ hai, em bé vặn lí với nhà vua : "Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !". Lần - thứ ba, em cũng đố lại vua, xin vua rèn cái kim thành con dao để xẻ thịt một con chim sẻ làm ba mâm cỗ. Và lần thứ tư, em bé dùng kinh nghiệm sống của nhân dân : kiến thấy mùi mỡ ắt phải tìm đến ! Điều thú vị là mỗi lần giải đố, em bé lại dùng một "chiêu" khác nhau. Lần thì lấy "gậy ông đập lưng ông" để đẩy đối phương vào thế bí mà chịu thua cuộc. Lần thì chỉ ra cái "chiêu" của đối phương vô lí, phi lí, trên đời không thể xảy ra khiến đối phương bị "tóm gáy", mà đầu hàng, hoặc cười xoà vui vẻ... Điều thú vị hơn nữa là tất cả những lời giải đố, những chiêu võ trí tuệ của em bé đều không chép từ sách vở nào cả mà bắt nguồn từ kiến thức đời sống. Nó tươi tắn, hồn nhiên mà bất ngờ, đầy sức thuyết phục. Đó chính là sự tươi tắn, thuần hậu, chất phác trong tâm hồn và trí tuệ của nhân dân. Chính nhân dân - những tác giả của câu chuyện cổ tích này - đã gửi trí khôn vào nhân vật em bé, nhờ nhân vật nói hộ mình những suy nghĩ, tính toán, những kinh nghiệm sống để giúp nhau gỡ rối, hoá giải các thử thách, khó khăn của các bài toán, câu đố trong cuộc sống hằng ngày.
b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là "Trạng nguyên", "Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han". Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? Đúng ! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến "một tai hoạ" thành "một bữa ăn sướng miệng". Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ "tang tình tang, tính tình tang..." mà các triều thần "mừng như mở cờ trong bụng" và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự "thán phục" này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta". Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo.
Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người.
các bạn giúp mình đi ,nếu dc lên mạng thì mình tra rồi
ngày mai thi học kì rồi đi mà!!!
Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b) là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.
Ngày mùng 2/9,trước quảng trường Ba Đình là một biển người.
- Ông ấy mới treo cái biển quảng cáo.
từ biển theo mk là từ nhiều nghĩa
vì nó đều chỉ sự đông đúc .
hok tốt
Câu nói của bạn Ong thợ đã mang đến cho em một bài học về sự chăm chỉ, cần mẫn trong cuộc sống. Mỗi khi có việc gì cần làm đừng bao giờ để đến ngày mai. Như học sinh chúng ta, khi cô giáo giao bài tập cuối tuần hãy làm ngay đừng chờ đợi. Khi bố mẹ bảo làm việc gì cũng đừng “chờ con một tí”. Vì mỗi lần làm ngay công việc sẽ giúp chúng ta tạo dựng được đức tính chăm chỉ, siêng năng, cần cù.
Bài làm:
Chào mừng các bạn đến với buổi thuyết trình về Rằm Trung Thu. Rằm Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta sum vầy bên gia đình, tận hưởng không khí ấm áp và tràn đầy niềm vui.
Rằm Trung Thu thường rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự tròn đầy, đoàn kết và hạnh phúc. Trong ngày này, trẻ em thường được thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon và tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như đốt đèn ông sao, đánh đu, múa lân.
Rằm Trung Thu cũng là dịp để chúng ta gửi lời tri ân và yêu thương đến những người thân yêu. Trong ngày này, gia đình thường tụ họp, cùng nhau thưởng thức bữa cơm đặc biệt và chia sẻ những câu chuyện, niềm vui trong cuộc sống. Đây là thời điểm để chúng ta tạo dựng và củng cố tình cảm gia đình, đồng thời truyền thống này cũng giúp gắn kết cộng đồng.
Rằm Trung Thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng biết ơn. Hãy cùng nhau tận hưởng và trân trọng những giây phút đáng nhớ trong ngày Rằm Trung Thu này.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Năm trước mình cũng có làm, bạn tham khảo nhé!
Bài thuyết trình về Rằm Trung Thu:
Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn về một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt của người dân Việt Nam - Rằm Trung Thu.
Rằm Trung Thu, còn được gọi là Tết Trung Thu, là một ngày lễ trọng đại trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là thời điểm mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự đoàn viên và niềm vui.
Ban đầu, Rằm Trung Thu bắt nguồn từ truyền thống của người Trung Quốc, nhưng đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Theo truyền thống, Rằm Trung Thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chung vui và chia sẻ tình yêu thương.
Trong ngày Rằm Trung Thu, mọi người thường thực hành các hoạt động truyền thống như làm bánh Trung Thu, thắp lồng đèn và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Bánh Trung Thu là một món quà đặc biệt, được làm từ những công đoạn tinh tế và tỉ mỉ. Những chiếc bánh thơm ngon, hình dạng đa dạng là biểu tượng của sự sum vầy và lòng thành kính của người gửi.
Thắp lồng đèn cũng là một hoạt động được yêu thích vào dịp này. Những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng, mang trong mình thông điệp văn hóa và ý nghĩa sâu sắc. Lồng đèn cũng tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sự hoà hợp với thiên nhiên.
Ngoài ra, Rằm Trung Thu còn tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sạp, và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, đường hoa hướng dương và đua ghe trên nước. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho các em nhỏ mà còn thể hiện sự gắn bó và tình yêu thương trong cộng đồng.
Cuối cùng, Rằm Trung Thu là một dịp để mọi người tỏ lòng tri ân và kính trọng tổ tiên và người già. Truyền thống trao bánh Trung Thu cho ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là một hoạt động rất ý nghĩa và thiêng liêng.
mk cũng chúc bạn năm mới học giỏi và ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ
Tuy hôm nay là ngày 7/1/2018 rồi nhưng mình cũng muốn chúc các bạn năm mới sẽ có nhiều điều thật may mắn nên mình mong các bạn ẽ !HiHi!! :)
I/ Mở bài
II/ Thân bài
a. Quang cảnh trước lễ khai giảng
b. Khung cảnh trong buổi lễ khai giảng
III/ Kết bài
“Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách đến trường…”.
Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang khoảng đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Thật vậy, những câu thơ này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp đến ngôi trường có mái ngói đỏ tươi. Những cây bàng và cây phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch đẹp được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vĩ cũng là buổi đầu tiên đi học như em. Chao ôi, em bước theo canh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô. Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt. Vào lớp, em được xếp ngồi bàn thứ hai bên cạnh của sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về. Em cúi xuống lục trong cặp lấy ba cuối Tiếng Việt lớp 1 mở ra… Giọng của cô giáo trong trẻo, lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên… nghe vừa lạ vừa quen… Thế là em đã đi học.