Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
“Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”. Có lẽ đây là câu hỏi luôn nhức nhối của mỗi bạn học sinh, đặc biệt là các bạn cuối cấp. Giữa hai con đường chọn lựa, nên tiếp tục con đường học vấn vào đại học, hay kết thúc việc học, học nghề và ra đời tự nuôi sống bản thân.
Như chúng ta biết rằng, việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Mười hai năm học tập tại trường là cơ sở để các bạn có thể vững bước vào đời, hoặc tiếp tục học vấn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất?
Vào đại học là lựa chọn tốt nhất? Ai ai cũng hiểu rằng, khi học vấn bản thân được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm, cơ hội tiến thân sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Vào đại học bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức, kĩ năng làm nền tảng để sau này sử dụng vào việc làm nghề. Bởi đại học không chỉ đơn thuần là lí thuyết, mà còn là thực tiễn, là những vấn đề đào tạo đến việc bạn ra trường sau này. Bởi vậy, học đại học sẽ cho bạn một hành trang vô cùng vững chắc để sau này tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thích hợp với cá tính và mơ ước của chính mình. Trường đại học có lẽ là nơi rất tốt để ươm mầm tài năng, thúc đẩy tài năng của bạn.
Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy những người giỏi giang, tài ba, có nền kinh tế vững chắc hầu hết đều là những người có học vị, học hàm cao. Họ là người có kiến thức uyên thâm, là những học viên nổi tiếng của các trường Đại học. Nhà vật lí vĩ đại thế kỉ XX – Stephen Hawking, 17 tuổi vào đại học danh tiếng Oxford. Con đường học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và phát hiện của mình, ông đã tạo ra bước ngoặt lớn cho vật lí hiện đại. Tổng thống da màu người Mĩ đầu tiên, Barack Obama là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của khoa luật trường đại học Harvard. Nhắc đến Harvard là nhắc đến cái nôi đào tạo của những nhân tài nổi tiếng thế giới. Với sự uyên bác của mình, Obama đã giữ trọng trách tổng thống trong hai nhiệm kì, có những đóng góp quan trọng đối với cục diện thế giới.
Nhìn vào đây có thể thấy, học đại học quả là con đường lập thân và lập danh quan trọng thiết yếu đối với mỗi con người.
Không vào đại học vẫn có thể lập thân, lập danh? Quả thực đúng như vậy, không nhất thiết vào đại học mới có thể làm nên công việc, sự nghiệp cho bản thân. Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng trở nên phổ biến. Thầy thì quá nhiều, mà chưa chắc đã giỏi, thợ ít ỏi lại non kém về tay nghề. Bởi ai cũng đua nhau đi học Đại học. Thực trạng này càng ngày càng trở nên báo động. Chỉ vì một chút danh được học đại học, mà rất nhiều người lao đầu vào những trường đại học kém về chất lượng. Và kết cục khi họ mang tấm bằng ra khỏi trường chỉ là một tờ giấy, không kinh nghiệm, không kĩ năng và sẽ bị xã hội đào thải. Vậy tại sao không trở thành một người thợ giỏi, đem sức mình để nuôi sống bản thân, thay vì bốn năm ăn bám gia đình, cuối cùng vẫn không thể tự lực tìm cho bản thân một việc làm.
Anna Wintour là một nhà báo nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp trung học bà không vào đại học mà dấn thân vào con đường làm báo, và trở thành tổng biên tập của nhãn hàng thời trang hàng đầu Vogue. John D.Rockefeller một trong những người giàu có nhất nước Mĩ. Ông được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ, tài sản của ông ước tính thời điểm hiện tại lên đến 340 tỷ USD. Ông bỏ học để kiếm việc làm, sau nhiều công việc, ông đã thành lập hãng lọc dầu Standard Oil và trở thành tỉ phú. Như vậy, học đại học cũng không phải con đường duy nhất để chúng ta lập thân, lập danh.
Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh sống riêng, sở thích và năng lực riêng. Không chỉ có vào đại học mới thành công, nếu bản thân đam mê, nếu hoàn cảnh không cho phép bạn vẫn có thể tự tin vững bước học nghề, rồi bắt tay vào một công việc. Chẳng phải mục đích của chúng ta là sống an yên và hạnh phúc đó sao, thành công ấy là khi bạn làm ra những đồng tiền chính nghĩa bằng chính năng lực của mình.
Ví dụ: Đề bài: Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
- Mở bài: Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.
- Kết bài: Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.
Sau đây là bài viết của mình liên quan đến chủ đề trên, bạn chỉ nên tham khảo rồi tự viết theo ý mình nhé:
Đề bài: Việc tử tế nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật
“Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Van Gogh). Vì vậy không phải “người đắp lũy xây thành, kẻ vá trời lấp bể” mới là người tạo nên những con đường nở đầy hoa hiến dâng cho cuộc đời vẻ đẹp hoàn mỹ nhất mà chính chúng ta - những con người bình thường vẫn có thể làm nên những chân giá trị. Khi biết lan tỏa đi “tình yêu nhỏ bé” bằng chính việc tử tế hằng ngày thì mỗi người đều được bao bọc trong “tấm áo” yêu thương, từ đó nhân lên niềm hạnh phúc cho một xã hội. Giống như cách mà anh Lâm Hiếu Long của “biệt đội săn bắt cướp Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm để những người dân xung quanh có cuộc sống an toàn hơn. Hay cách mà chị Lan Anh - nữ gia sư nhiễm chất độc da cam, vượt lên số phận, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Họ là những người làm vườn tuyệt vời để lại cho đời những con đường đầy hương sắc rạng rỡ góp phần gắn kết xã hội bằng chất keo kỳ diệu mang tên “tình người”. Điều đó cần sự chung tay góp sức của cả một cộng đồng cùng khát vọng cho đi yêu thương, tình nguyện trở thành tấm chăn sưởi ấm cho những tiếng lòng đang run rẩy trong cái giá rét của hiện thực. “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của những việc nhỏ được thực hiện từ một trái tim yêu thương rộng lớn”. Đó là một triết lý của Elizabeth George tôi yêu thích và bản thân tôi tin rằng chỉ cần đặt tình yêu chân thành từ tận đáy lòng vào mỗi việc nhỏ mình thực hiện sẽ không bao giờ là vô nghĩa. “Phần đẹp nhất trong đời một người là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến” ( William Wordsworth). Đó cũng là cách tôi tô điểm cho tuổi trẻ của mình và lưu giữ những dấu ấn trên” con đường nở đầy hoa” của cuộc đời.
Sau đây là bài viết của mình liên quan đến chủ đề trên, bạn chỉ nên tham khảo rồi tự viết theo ý mình nhé:
Đề bài: Việc tử tế nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật
“Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Van Gogh). Vì vậy không phải “người đắp lũy xây thành, kẻ vá trời lấp bể” mới là người tạo nên những con đường nở đầy hoa hiến dâng cho cuộc đời vẻ đẹp hoàn mỹ nhất mà chính chúng ta - những con người bình thường vẫn có thể làm nên những chân giá trị. Khi biết lan tỏa đi “tình yêu nhỏ bé” bằng chính việc tử tế hằng ngày thì mỗi người đều được bao bọc trong “tấm áo” yêu thương, từ đó nhân lên niềm hạnh phúc cho một xã hội. Giống như cách mà anh Lâm Hiếu Long của “biệt đội săn bắt cướp Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm để những người dân xung quanh có cuộc sống an toàn hơn. Hay cách mà chị Lan Anh - nữ gia sư nhiễm chất độc da cam, vượt lên số phận, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Họ là những người làm vườn tuyệt vời để lại cho đời những con đường đầy hương sắc rạng rỡ góp phần gắn kết xã hội bằng chất keo kỳ diệu mang tên “tình người”. Điều đó cần sự chung tay góp sức của cả một cộng đồng cùng khát vọng cho đi yêu thương, tình nguyện trở thành tấm chăn sưởi ấm cho những tiếng lòng đang run rẩy trong cái giá rét của hiện thực. “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của những việc nhỏ được thực hiện từ một trái tim yêu thương rộng lớn”. Đó là một triết lý của Elizabeth George tôi yêu thích và bản thân tôi tin rằng chỉ cần đặt tình yêu chân thành từ tận đáy lòng vào mỗi việc nhỏ mình thực hiện sẽ không bao giờ là vô nghĩa. “Phần đẹp nhất trong đời một người là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến” ( William Wordsworth). Đó cũng là cách tôi tô điểm cho tuổi trẻ của mình và lưu giữ những dấu ấn trên” con đường nở đầy hoa” của cuộc đời.
Đề bài: Việc tử tế nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật ( đề tài hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại )
“Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Van Gogh). Vì vậy không phải “người đắp lũy xây thành, kẻ vá trời lấp bể” mới là người tạo nên những con đường nở đầy hoa hiến dâng cho cuộc đời vẻ đẹp hoàn mỹ nhất mà chính chúng ta - những con người bình thường vẫn có thể làm nên những chân giá trị. Khi biết lan tỏa đi “tình yêu nhỏ bé” bằng chính việc tử tế hằng ngày thì mỗi người đều được bao bọc trong “tấm áo” yêu thương, từ đó nhân lên niềm hạnh phúc cho một xã hội. Giống như cách mà anh Lâm Hiếu Long của “biệt đội săn bắt cướp Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm để những người dân xung quanh có cuộc sống an toàn hơn. Hay cách mà chị Lan Anh - nữ gia sư nhiễm chất độc da cam, vượt lên số phận, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Họ là những người làm vườn tuyệt vời để lại cho đời những con đường đầy hương sắc rạng rỡ góp phần gắn kết xã hội bằng chất keo kỳ diệu mang tên “tình người”. Điều đó cần sự chung tay góp sức của cả một cộng đồng cùng khát vọng cho đi yêu thương, tình nguyện trở thành tấm chăn sưởi ấm cho những tiếng lòng đang run rẩy trong cái giá rét của hiện thực. “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của những việc nhỏ được thực hiện từ một trái tim yêu thương rộng lớn”. Đó là một triết lý của Elizabeth George tôi yêu thích và bản thân tôi tin rằng chỉ cần đặt tình yêu chân thành từ tận đáy lòng vào mỗi việc nhỏ mình thực hiện sẽ không bao giờ là vô nghĩa. “Phần đẹp nhất trong đời một người là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến” ( William Wordsworth). Đó cũng là cách tôi tô điểm cho tuổi trẻ của mình và lưu giữ những dấu ấn trên” con đường nở đầy hoa” của cuộc đời.
Mở bài:
Con đường học đại học từ lâu đã được coi là một trong những lối vào "thành công" mà nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, liệu đây có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công hay không, là một câu hỏi đang đặt ra và ngày càng thu hút sự quan tâm trong xã hội ngày nay. Việc xem xét và đánh giá lại giá trị của học đại học là quan trọng, khi mà có nhiều con đường và cơ hội mới mở ra cho sự phát triển và thành công cá nhân.
Kết bài:
Trong bối cảnh xã hội đang thay đổi nhanh chóng, quan điểm về thành công không còn bị giới hạn bởi việc có hay không bằng cấp đại học. Sự đa dạng trong con đường dẫn đến thành công mang đến cho mỗi người những cơ hội riêng, dựa trên năng lực, sáng tạo, và lòng kiên trì. Điều quan trọng là không phải con đường nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Việc lựa chọn con đường nào để theo đuổi là một quyết định cá nhân, và đôi khi, sự đột phá lớn có thể đến từ những lối đi ít người chọn lựa.