Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:
+ Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò
+ Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương
+ Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.
+ Hoạt động khai thác kinh tế biển là hoạt động quan trọng nhất.
* Bởi vì: Chăm pa không có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp (Nhưng hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp). Ngoài ra, ở Chăm pa có một bộ phận lớn các cư dân đều sống bằng nghề đánh cá. Biển còn là nơi để người Chăm pa trao đổi, buôn bán, cung cấp nước ngọt, dẫn đường cho các thuyền buôn nước ngoài...
Tham khảo
Sự giống và khác nhau về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.
Giống:
Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
– Khác:
Cư dân Chăm – pa | Cư dân Phù Nam | |
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp trồng lúa, công cụ sắt và sức kéo trâu bò, đã biết sử dụng guồng nước
Các nghề thủ công khai thác làm thổ sản khá phát triển, đóng gạch, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao
| Sản xuất nông nghiệp, kết hợp làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán bằng
Ngoại thương đường biển rất phát triển. |
Tổ chức xã hội | Gồm quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ | Phân hóa thành: Quý tộc, bình dân và nô lệ |
Những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
- Giống nhau:
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Chăm-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
Tham khảo:
- So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc
| Cư dân Văn Lang – Âu Lạc | Cư dân Chăm-pa |
Giống nhau | - Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. - Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. | |
Khác nhau | - Nghề luyện kim được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng, rèn sắt phát triển. - Các nghề thủ công: dệt, làm gốm... đạt đến trình độ cao. | - Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản. - Hoạt động giao thương trên biển phát triển. Chăm-pa trở thành trung tâm buon bán quốc tế, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước A-rập. |
REFER
Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi
* Mô tả sơ lược về Đài thờ Trà Kiệu:
- Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng chất liệu đá sa thạch, có kích thước: cao 128cm, dài 190cm, rộng 190 cm, có niên đại thế kỷ VII-VIII.
- Kết cấu đài thờ gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất là bệ hình vuông có chạm khắc chi tiết trên 4 mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ chiếc Lin-ga phía trên.
+ Phần thứ 2 là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, mặt dưới chạm cánh sen.
+ Phần thứ ba là chiếc lin-ga đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.
- Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo:
+ Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.
+ Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…
=> Theo các nhà nghiên cứu, 4 cảnh chạm khắc quanh đài thờ mô phỏng theo những trích đoạn trong sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.
* Nhận xét:
- Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay)
- Đài thờ Trà Kiệu cho thấy:
+ Nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chă-pa đã đạt đến trình độ điêu luyện, rất tinh xảo; thể hiện một phong cách nghệ thuật Chăm-pa rất đặc sắc.
+ Là một trong những thành tựu tiêu biểu phản ánh sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (thể hiện qua: ngẫu tượng Linga – Yoni; sử thi Ra-ma-y-a-na…).
Tham khảo:
Bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và thành tựu văn hoá của Chăm-pa:
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp trồng lúa nước, sản xuất các mặt hàng thủ công, khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ, đi biển |
Tổ chức xã hội | Vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tế tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu – huyện – làng. Các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. |
Thành tựu văn hoá | Chữ Chăm cổ, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..), tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo, kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta. |
Bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và thành tựu văn hoá của Chăm-pa:
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp trồng lúa nước, sản xuất các mặt hàng thủ công, khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ, đi biển |
Tổ chức xã hội | Vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tế tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu – huyện – làng. Các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. |
Thành tựu văn hoá | Chữ Chăm cổ, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..), tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo, kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta. |
cop mà ko ghi TK?
https://www.google.com/search?q=Ho%E1%BA%A1t+%C4%91%E1%BB%99ng+kinh+t%E1%BA%BF+c%E1%BB%A7a+c%C6%B0+d%C3%A2n+Ch%C4%83m-pa+x%C6%B0a+g%E1%BA%AFn+li%E1%BB%81n+v%E1%BB%9Bi+bi%E1%BB%83n+nh%C6%B0+th%E1%BA%BF+n%C3%A0o%3F&sourceid=chrome&ie=UTF-8
Biển giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân Champa xưa.
+ Dải đất miền Trung hầu hết các tỉnh đều giáp biển, địa hình thuận lợi tạo ra nhiều vũng vịnh, thuyền be có thể neo đậu được.
+Biển cung cấp cá, tôm, thủy hải sản cho con người
+ Biển là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.