K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Hình tượng “chiếc áo” bỏ quên trên cành hoa sen là hình tượng trung tâm, được thể hiện xuyên suốt trong tám dòng thơ đầu.

- Chiếc áo được bỏ quên chỉ cái cớ được chàng trai sáng tạo, để có cơ hội giãi bày lời tỏ tình mà mình đã ấp ủ từ lâu. Đặc điểm rõ nhất của tấm áo mà anh con trai nói đến là “sứt chỉ” ở “đường tà”.  Nhờ chiếc áo sứt chỉ, anh giới thiệu được trọn vẹn nét chính yếu trong bản “sơ yếu lý lịch” của mình: vợ thì chưa có, mẹ già chưa khâu.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Hình tượng “chiếc áo” bỏ quên trên cành hoa sen là hình tượng trung tâm, được thể hiện xuyên suốt trong tám dòng thơ đầu. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lý do nghe qua hết sức hài hước, dí dỏm. Từ chi tiết đó, chàng trai đã vô cùng khéo léo trong việc thổ lộ tình cảm bằng cách xin lại chiếc áo, nói về việc bản thân còn chưa có vợ và mẹ anh chàng thì đã già để hướng tới mục đích muốn tìm người về khâu áo cho mình, tức là muốn cô gái đó về làm vợ của mình. Qua đó, thể hiện tâm tư, tình cảm của chàng trai dành cho cô gái với lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình.

  Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai: 

- Biện pháp điệp cấu trúc:

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

--> Tâm trạng đau đớt xót xa khi đánh mất tình yêu đồng thời khẳng định sự thủy chung đối với cô gái

- Biện pháp so sánh

"Lời đã trao thương không lạc mất

Như bán trâu ngoài chợ

Như thu lúa muôn bông

 Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng

Bền chắc như vàng, như đá."

--> Tình cảm sâu đậm tha thiết dành cho cô gái anh yêu, không gì có thể chia cắt tình cảm của hai người kể cả là thời gian.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai: điệp cấu trúc “chết thành…”, “yêu nhau, yêu…”, so sánh “lời đã trao thương” – Như bán trâu ngoài chợ, như thu lúa muôn bông”, “lòng ta thương nhau như trăm lớp nghìn trùng”, “bền – vàng, đá”.

3 tháng 6 2019

Câu 5, 6 sử dụng:

- Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...

- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.

- Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng.

⇒ Tinh thần phản kháng, sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương ngay cả trong tình huống bi thương.

5 tháng 8 2019

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện khao khát trong tình yêu

   + Đôi mắt dưới nhãn quan của nhà thơ trở nên kì diệu, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu

   + Đôi mắt cũng chứa băn khoăn, u buồn vì khát khao trên vô vọng

   + Tất cả sự cố gắng “nhìn sâu vào tâm tưởng anh” đều trở nên vô vọng khi đáy sâu tâm hồn (trái tim, cảm xúc) không dễ nắm bắt, thấu tỏ

→ Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình tượng sóng được nhắc đến xuyên suốt bài thơ và mang cả ý nghĩa thực cũng như nghĩa biểu tượng.

- Sóng mang ý nghĩa thực: con sóng ngoài biển khơi có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khi “dữ dội” – “dịu êm”, khi “ồn ào” – “lặng lẽ”. Hình tượng sóng được miêu tả chân thực nhưng cũng hết sức sinh động với nhiều trạng thái trái lập, mâu thuẫn với nhau trong cùng một thực thể, một tâm hồn sóng.

- Sóng mang ý nghĩa biểu tượng: Sóng còn là hình ảnh ẩn dụ để Xuân Quỳnh thể hiện ý thơ cho nhân vật trữ tình “em”. Tác giả mượn trạng thái đa dạng của sóng để biểu đạt một tình yêu đầy sôi nổi, chân thành với muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau.

→ Tác giả cũng thông qua hình tượng sóng thể hiện khát vọng tình yêu dạt dào, mạnh mẽ; muốn chính phục đến mọi giới hạn của tình yêu.

23 tháng 8 2023

Sóng thể hiện trạng thái của tình cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Bản thân con sóng cũng có nhiều trạng thái biểu hiện: “dữ dội” rồi lại “dịu êm”, chợt “ồn ào” rồi lại “lặng”, nhưng tất cả đều là sóng. Tác giả dùng hình thái này của sóng để xây dựng nên hình tượng “em”. Lòng của “em” cũng như những con sóng, khi yêu lòng em cũng đầy sự biến hóa vô hồi, triền miền và bất tận cũng như nhịp điệu của sóng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

- Những biểu hiện của hình tượng “sóng”: 

+ Trong khổ thơ 1 và 2, “sóng” được đặt trong những trạng thái đối cực: Dữ dội – dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu.

+ Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm cái rộng lớn, cao cả - biển cả.

- Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng “sóng”, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình

- Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị:

+ Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: Thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt.

- Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc.

- Khổ 8: Thể hiện sự lo âu, trăn trở:

+ Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu.

- Khổ 9: Khát được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời. Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.