K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2020

hình ảnh cây ổi rất đẹp trog mắt ng đọc' Quả tơ nấp dưới là già' hình ảnh quả ổi hiện lên trước mắt ng đọc rất đẹp , lạ thường .Nếu để quả ổi này sang thu thì chắc chắn sẽ rất ngọt ngào' Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào' . Hình ảnh quả ổi đầy sức sống.

9 tháng 3 2021

 Đoạn thơ đc tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ " Xanh mát bóng râm, đơn xơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa" kết hợp với nghệ thuật nhân hóa thông qua từ ngữ: nấp, ngầm , òa. Nghệ thuật miêu tả đó giúp ta thấy đc vẻ đẹp giản dị và sự khiêm nhường của cây ổi. Tuy nó đơn xơ nhưng ẩn chứa một sức sống mãnh liệt. Nó cứ âm thầm lặng lẽ đơm hoa kết trái để rồi thu sang mang đến sự ngọt ngào thơm ngon với những trái ổi to sau bao ngày lao động lặng thầm. Bằng cách miêu tả tinh tế, tác giả giúp e thêm yêu cảnh vật.

HỌC TỐT!

11 tháng 2 2020

Hình ảnh màu sắc cây ổi dịu nhẹ mà khiêm nhường. Cây ổi vẫn ẩn chứa một sức sống, vẫn phát triển sinh sôi mạnh mẽ. Cây ổi hiện lên rất đẹp, có sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ, mang lại hoa thơm quả ngọt cho đời.

14 tháng 6 2021

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương
Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, . Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa :dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người miền nam. Khi đối mặt với kẻ thù họ anh dũng kiên cường, trở về đời thường họ dịu dàng nồng thắm. Hai câu thơ dau tac gia đã sử dung ket hop nhan hoa va so sanh .hinh anh re dua bam sau vao long dat nhu dan lang bam chat lay que huong. Hinh anh re dua bam sau vao long dat giong nhu con nguoi mien nam bam tru de bao ve que huong . dù ke thu đưa đến bao bom đạn co the triet pha thon xom ban lang thi con nguoi van thuy chung , kien cuong , kien trinh bao ve que huong . ca ngoi hinh anh cay dua cung chính là ca ngoi con nguoi mien nam

Giúp mk đi pls
Câu5 :                '' Nòi tre đâu chịu mọc cong      Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường                  Lưng trần phơi nắng phơi sương       Có manh áo cộc tre nhường cho con                         ( TRE VIỆT NAM - NGUYỄN DUY )Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên ? Với cách miêu tả ấy em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu...
Đọc tiếp

Câu5 : 

               '' Nòi tre đâu chịu mọc cong 

     Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 

                 Lưng trần phơi nắng phơi sương 

      Có manh áo cộc tre nhường cho con

                         ( TRE VIỆT NAM - NGUYỄN DUY )

Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên ? Với cách miêu tả ấy em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó?

.................................................................................

................ ............... .  .............................................

................................................................... ..............

Nhanh nha mấy bn thứ hai nộp rồi

Bn nào làm nhanh nhất mk sẽ tick

 

3
10 tháng 12 2017

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.

Bằng hình tượng thơ gợi cảm .và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .

Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:

-     Thân gầy guộc lá mong manh

-     Có gì đâu / có gì đâu

-    Năm qua đi / tháng qua đi.

Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.

Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình...

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.

Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.

Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:

Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng

Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

 Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.

Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!

“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu.

Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.

Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.

Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.


 

10 tháng 12 2017

dô câu hỏi của mình có đáp án đấy

CẢM THỤ VĂN HỌCBài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăng(Trần Đăng Khoa)- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ...
Đọc tiếp

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được học
Bài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)
- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>
- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ
- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồng
thời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước
xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”
a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữ
thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

0
11 tháng 6 2018

Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ " Vàm Cỏ Đông " của nhà thơ Hoài Vũ.Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa,ngụp lặn của trẻ con mà còn là nơi đưa nước về tắm mát cho những ruộng lúa,nương khoai,cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngàocủa mẹ nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng.Không những thế mà dòng nước ấm áp như tấm lòng mẹ yêu thương,sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.

Chúc bạn hok tốt !

11 tháng 6 2018

Trả lời:

Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạc ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng. Không những thế, dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương còn sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.

         Tháng giêng của bé  Đồng làng vương chút heo mayMầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chimHạt mưa mãi miết trốn tìmCây đào trước cửa lim dim mắt cườiQuất gom từng hạt nắng rơiLàm thành quả - những mặt trời vàng mơTháng giêng đến tự bao giờ?Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.                                                                             Đỗ Quang Huỳnh   a/ Trong bài thơ trên,...
Đọc tiếp

         Tháng giêng của bé 
 
Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mãi miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.                                         

                                    Đỗ Quang Huỳnh 
 
 a/ Trong bài thơ trên, tác giả sử dụng những hình thức tu từ nào? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 
 
b/ Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hình ảnh trong bài thơ trên. 

4

a,Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ : 

- Nhân hóa : hạt mưa "mải miết trốn tìm", cây đào  "lim dim mắt cười",quất"gom từng hạt nắng rơi"

b,Trong đoạn thơ trên, tác giả đã cảnh vật trên quê hương vào đầu mùa xuân. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, chúng ta bắt gặp đầu tiên là hình ảnh “đồng làng”. Nhà thơ đã gợi ra trước mắt chúng ta một không gian bao la. Trên cánh đồng xanh, gió heo may vẫn còn vương lại. Thế nhưng, cảnh vật đã bừng tỉnh với tiếng chim ca đầy vườn. Tác giả đã sử dụng các từ láy “mải miết, lim dim” rất tinh tế, gợi tả cảnh vật rất sống động. Đặc biệt tác giả đã nhân hoá các cảnh vật thiên nhiên: mầm cây, hạt mưa, cây đào qua các từ ngữ “tỉnh giấc, trốn tìm, mắt cười”. Mùa xuân về, mầm cây như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Những hạt mưa xuân như những em bé hồn nhiên tinh nghịch đang mải miết chơi trò trốn tìm. Cây đào trước cửa đang lim dim mắt cười đón chào mùa xuân tươi đẹp. Cảnh vật hay lòng người hân hoan, phấn khởi. Qua đó, cảnh vật như có hồn, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ làm cho chúng ta càng thêm yêu quý mùa xuân trên quê hương hơn.

2 tháng 3 2020

những biện pháp tu từ là:

nhân hóa và so sánh

nhờ những biện pháp tu từ đó làm cho bài văn hay hơn nhiều, sinh động hơn

11 tháng 6 2021

     Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

      Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

                         (Tre Việt Nam-Nguyễn Duy)

  Đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre?

=> Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa miêu tả cây tre bằng những bộ phận của con người

Trong đoạn thơ trên ,hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? 

=> Hình ảnh đẹp nhất trong bài trên là:

         Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

Vì sao?

=> Nói lên tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam không chịu đầu hàng với quân địch

biện pháp "nhân hóa"

hok tốt