K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Phan Đình Phùng:

+ Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua Tự Đức. Khi vua Hàm Nghi ở thành Tân Sở (Quảng Trị), ông nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885). Sau đó, ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo phong trào Cần vương.

+ Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến khi hi sinh (năm 1895).

- Chia sẻ hiểu biết về Hoàng Hoa Thám:

+ Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

+ Thực dân Pháp vừa khiếp sợ, vừa nể trọng tài năng chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nên gọi ông là “Hùm xám Yên Thế”.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:

+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.

+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.

* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

- Nội dung cơ bản:

+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.

+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:

+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.

+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.

* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

- Nội dung cơ bản:

+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.

+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

 

- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

18 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Ô-li-vơ Crôm-oen:

+ Trong Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Ô-li-vơ Crôm-oen là người lãnh đạo quân đội Quốc hội chống lại các lực lượng bảo hoàng, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Anh.

+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (năm 1649), Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

+ Trong những năm 1653 - 1658, Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu chính quyền độc tài quân sự ở Anh. Sau khi ông mất (năm 1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ, khiến cho nền quân chủ được phục hồi.

- Chia sẻ hiểu biết về Oa-sinh-tơn:

+ Oa-sinh-tơn là người lãnh đạo quân đội của 13 thuộc địa Bắc Mỹ chiến đấu chống lại ách cai trị của thực dân Anh.

+ Ông là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hình 12.1 liên quan đến sự kiện Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

- Hình 12.2 liên quan đến sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân loại, như: lôi cuốn hàng chục quốc gia vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương; hàng triệu làng mạc, thành phố bị phá hủy,…

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi. Không chỉ có ý nghĩa lớn đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười còn có những tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Các hình ảnh trên liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt nguồn từ sự phát triển ko đều về kinh tế giữa các nước đế quốc khiến vấn đề thuộc địa trở nên vô cùng gay gắt => Các nước đế quốc tuyên chiến với nhau, chiến tranh nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. Đây là mọt cuọc chiến tranh phi nghĩa, gây ra những thảm họa nặng nề đối với nhân loại.

Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc đấu tranh vĩ đại trong lịch sử nước Nga nói riêng và thế giới nói chung. Cuộc cách mạng đã thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

14 tháng 9 2023

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.

14 tháng 9 2023

Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.  Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Hình ảnh:

loading...

Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin

- Một số câu nói nổi tiếng:

+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở

Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.

 (*) Bài học từ nhân vật:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lựa chọn: Tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn

G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.

Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.

G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.

Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.

G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

- Chia sẻ hiểu biết về chúa Nguyễn Hoàng:

+ Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) là con trai thứ hai của An thành hầu Nguyễn Kim. Ông là một danh tướng đã từng lập nhiều chiến công ở thời Hậu Lê nên được vua Lê phong tước Thái úy Đoan quốc công.

+ Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho Trịnh Kiểm. Biết mình là “gai trong mắt” của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời khuyên đi về phía nam của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đây, ông đã đặt nền tảng cho cơ nghiệp của chín vị chúa Nguyễn ở phương nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.

 

- Chia sẻ hiểu biết về quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn