Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Chúc bạn học tốt !
1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,
b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).
- Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên 26,9 % (2005).
2. Nguyên nhân:
- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.
- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.
- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
- Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.
- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.
3. Hậu quả và hướng giải quyết
a. Hậu quả:
Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b. Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.
- Hạn chế di dân tự do.
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC giúp cho HS
– Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó .
– Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó .
II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi ..
III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2 .Kiểm tra bài cũ (4ph)
– Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ?
– Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ?
3 .Bài mới (35ph)
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
* Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học
? So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi .
(có các môi trường như môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc .
Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất).
? Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển xem hình 27.1.
(Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á – Âu lớn khó gây mưa (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la)
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau
+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ?
(A lượng mưa TB năm 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)
(B lượng mưa TB năm 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 )
(C lượng mưa TB năm 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)
(D lượng mưa TB năm 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7)
+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?
(A biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam)
(B biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc)
(C biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam)
(D biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam)
+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?
(A là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)
(B là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10)
(C là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm)
(D là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít )
+ Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp.
( A với 3 ; B với 2 ; C với 1 ; D với 4 )
* Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau
– Niu York 10% dân số Hoa Kì .
– Tôkiô 27% dân số Nhật .
– Pari 21% dân số Pháp .
Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?
trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:
Giải:
Câu 4:
Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật
Câu 5:
a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải
b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học
Câu 6:
a. Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học
b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Chúc bạn học tốt!
nho, cam, chanh: ven biển địa trugn hải
lúa mì, bò, lợn: ở tây và trung âu, đồng bằng bắc âu
chúc bn hok tốt địa lý!!!
Bạn phải nói ra đầy đủ là ở Châu Âu chứ
Cái này dựa vào đặc điểm khí hậu thôi. Dễ mà. Nhìn vào lược đồ SGK là làm đc
a. Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:
- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình với công suất 1.920 MW.
- Thủy điện Yaly trên hệ thống sông Xê Xan thuộc tỉnh Gia Lai với công suất 720 MW
- Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai với công suất 400 MW.
- Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận với công suất Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW.
- Thủy điện Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW)…
- Hiện nay, đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta trên sông Đà với công suất 2.400 MW, thuộc tỉnh Sơ La.
b. Giải thích sự phân bố
- Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta đều phân bố trên các sông có độ dốc lớn, có nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:
+ Hệ thống sông Hồng mà chủ yếu là sông Đà, riêng sông Đà chiếm tới 19% tiềm năng thủy điện của cả nước.
+ Hệ thống sông Xê xan, Xrepok
+ Hệ thồng sông Đồng Nai với các phụ lưu như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé,….