Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.
Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.
Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.
Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.
Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.
Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.
Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.
Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.
Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.
Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
1.
Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ. Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường. Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.
2.
Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà, Hiếu phải cáng đáng cả. Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được, Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần. Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên. Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.
Mỗi con người chúng ta đều phải biết tôn trọng tài sản của người khác , một tấm gương sáng mà tôi biết là A - một học sinh nghèo khó ở trường tôi . Có một lần , A bị rơi mất tiền đóng học , em ấy cảm thấy vô cùng thất vọng về bản thân , bởi đó là số tiền mà gia đình em đã tích góp bao nhiêu lâu mới có được . Đang ủ rũ ngồi khóc trên ghế đá , A đã nhìn thấy tiền của ai đó đánh rơi trên sân trường , em ấy đã nhặt lên rồi ngay lập tức bước về phòng cô giáo . Một số bạn nhìn thấy , ngỡ là A lấy tiền đó để đóng học phí nên đã chạy theo . Khi thấy A đưa tiền cho cô giáo , mấy đứa thi nhau hét toáng lên :"Cô ơi nó nói dối ! Đây không phải tiền của nó đâu !" Cô giáo giật mình quay lại , bước tới chỗ đám bạn để nói gì đó . Thì ra A đến gặp cô để đưa cô số tiền đem trả cho ng mất . Cả bọn ngơ ngác, xấu hổ, lúng túng không biết lm thế nào . Để chuộc lỗi , cả lớp đã quyên góp tiền đóng học cho A, A rất vui và cảm động . Thế nhưng mấy ngày sau , tôi lại thấy A bán kẹo ở trước một cổng trường tiểu học, hóa ra A không muốn lấy không tiền của lớp nên đã đi làm để kiếm thêm nộp vào quỹ lớp , "dù sao cũng tại tớ k cẩn thận"-A nói . A đúng là một tấm gương biết tôn trọng tài sản của người khác , xứng đáng để mọi người học tập .
Làm ơn trả lời câu này giúp mình