Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cũng đúng,tại vì trên lớp mình thầy cũng kể chuyện,các bạn mình bảo sao thầy không giảng bài.
thầy mình nói :thì thầy đang giảng đây,chẳng phải ta đang học hoạt động trải nghiệm à?
cho mình tick nhé
1.Mở bài :
– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.
2.Thân bài :
a) Tả ngoại hình
– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.
– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .
– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn .
– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.
– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.
– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.
– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
b) Tả tính tình : Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.
– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.
– Cô xem chúng em như con của cô vậy.
c) Tả hoạt động
– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.
– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.
3.Kết bài :
– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.
– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 2
I. Mở bài:
Giới thiệu cô giáo.
- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.
- Cô là người mẹ thứ hai của em.
II. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.
- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
- Mái tóc đen, dài xoã ngang vai.
- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
- Nước da trắng trẻo.
- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
- Bước đi uyển chuyển.
- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.
- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 3
I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu cô giáo
a. Ngoại hình:
- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mỉm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
b. Tính tình:
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
2. Kể về cô giáo:
a. Kể về cô khi cô ở trường:
- Cô rất ân cần và dịu dàng
- Cô luôn đến trường rất sớm
- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình
- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập
b. Kể về cô khi cô ở nhà:
- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ
- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang
- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô
- Em rất yêu thương và kính trọng cô
- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo
Đề 1: Tả con sông quê em.
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.
2) Kết bài kiểu mở rộng
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.
Đề 2: Tả cánh đồng lúa của quê em.
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em.
2) Kết bài kiểu mở rộng
Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.
k mk na <3
Tham khỏa nhoa :)
Nếu trái đất không còn cây xanh thì đầu tiên sự sống con người và động vật bị ảnh hưởng là thiếu dưởng khí oxy ,mặt đất không giữ được nước vì thiếu cây xanh sẽ bị hoang hóa và sa mạc hóa kéo theo các mảng thưc vật khác bị chết ,kéo theo ác loài động vật và con người thiếu thức ăn cũng sẻ bị chết .,các thiên tai lủ lụt ,hạn hán sẻ làm trái đất chúng ta thành hành tinh chết .
Nếu trái đất của chúng ta không còn cây xanh thì sẽ không còn khí oxy , không có oxy thì con người và tất cả mọi vật sẽ chết dần . Không có cây cối sẽ kéo tát cả thiên tai , lũ lụt hạn hán và măt trời sẽ thiu rụi tất cả mọi thứ trên trái đất , làm cho trái đát trở thành một hành tinh chỉ toàn hạn hán , khô cằn
Hoa phượng — loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.
Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.
Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.
Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.
Khi hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.
Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.
Đề 3
Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp
Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế những mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.
Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.
Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.
Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.
Đề 4 :
Tả cây cổ thụ: Tả cây phượng
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
:
Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Học sinh tất cả các lớp ùa ra sân. Yến Vân nhón chân chạy theo các bạn và nhanh chóng nhập vào nhóm chơi nhảy dây.
Yến Vân bằng tuổi em, bạn tròn trịa, dáng người mũm mĩm trông rất ngô nghĩnh. Da bạn trắng hồng, mắt to, đen láy như mắt bồ câu. Tóc Vân mảnh, óng ả như tơ. Bạn có hai lúm đồng tiền. Khuôn mặt bạn nhu mì, dễ thương với chùm tóc đuôi gà thắt nơ màu đỏ thẫm.
Sau một hồi oẳn tù tì, Yến Vân là người nhảy “khai mạc” hội chơi nhảy dây. Vân giũ mạnh sợi dây thắt bằng vòng thun nhiều màu. Vân bắt đầu nhảy, bạn đếm thầm còn các bạn kia thì đếm rõ to. Cánh tay Vân gấp lại, hai tay nắm hai đầu sợi dây, cổ tay bạn cử động theo chiều kim đồng hồ đưa sợi dây chuyển động vòng tròn qua chân rồi qua đầu. Tiếng dây quay vù vù và Vân nhảy mỗi lúc một nhanh, chân bạn co lên, nhảy nhẹ nhàng rồi tiếp đất, cứ thế bạn nhảy theo nhịp dây. Chùm tóc đuôi gà của Vân nhảy nhót theo bước chân Vân, mặt bạn hồng lên. Phần váy xoè của chiếc áo đầm đồng phục bung tròn ra, phập phồng. Vân thở hổn hển rồi nhịp nhảy chậm lại. Bạn đuối sức, đứng lại cười: “Nhảy hết nổi rồi.”. Các bạn khác hô to: “Một trăm năm mươi cái, cũng cừ rồi”. Các bạn lần lượt chuyền nhau nhảy. Vân ngồi dưới gốc bàng nghỉ mệt. Vân đưa tay vén mấy sợi tóc mai loà xoà trước trán, hai má bạn hồng lên vì vận động. Trông Vân xinh xắn, thật đáng yêu.
Trong lớp, bạn nào cũng thích chơi với Vân vì Vân hiền lành, dễ mến. Em cũng rất quý Vân. Vân có nhiều tính tốt để em học tạo: chăm học, nhường nhịn bạn. Em mong sao năm sau lên lớp sáu chúng em vẫn học cùng nhau.
MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên.
Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
Trong lớp 7B này em có rất nhiều bạn, nhưng chơi thân nhất vẫn là bạn Thắng. Họ tên đầy đủ của bạn ấy là Từ Huy Thắng.
Nhà em ở đầu phố, nhà Thắng ở cuối phố. Con đường Lê Lợi dẫn ra bờ sông Hồng hai bên trồng toàn bàng, những cây bàng già thân xù xì, vặn vẹo nhưng vẫn trổ lá xanh mướt mỗi độ xuân sang, mời mọc lũ chim chích, vành khuyên về làm tổ. Ngày ngày, em và Thắng sánh vai nhau tung tăng đến trường trên con đường quen thuộc ấy.
Năm nay Thắng mười ba tuổi, dáng người cân đối, chân tay săn chắc vì thường xuyên tập võ ở Nhà văn hóa thiếu nhi. Mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng. Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh. Chúng em đặt cho Thắng biệt danh là Cây Toán vì Thắng học rất giỏi môn này và sẵn sàng giúp đỡ các bạn yếu kém. Hầu như tiết Toán nào Thắng cũng xung phong lên bảng giải bài tập. Một phương trình đại số, Thắng có thể giải hai, ba cách, vừa nhanh gọn vừa chính xác. Thầy Dũng rất tự hào về cậu học trò cưng của mình và bản thân em cũng tự hào về người bạn có tài năng như Thắng.
Điểm nổi bật ở Thắng là thái độ rõ ràng học ra học, chơi ra chơi. Giờ học ở nhả, đó ai rủ rê được Thắng tham gia vào những trò chơi nghịch ngợm thường ngày của đám con trai như đánh khăng, đánh đáo, leo trèo, tắm sông, đánh trận giả,… Nhưng khi học bài, làm bài đã xong thì Thắng bao giờ cũng là kẻ khởi xướng ra nhiều trò thú vị. Bãi đất trống chân đê là nơi chiều chiều chúng em tụ tập đá bóng. Khung thành mỗi bên được làm bằng quần áo, giày dép đủ loại chồng lên nhau. Thắng là tiền đạo số một của đội Lê Lợi. Đôi chân Thắng thoăn thoắt dẫn bóng, lừa bóng và bất ngờ sút tung lưới đối phương. Có Thắng dẫn dắt, cuộc chơi của chúng em sôi nổi và hào hứng hơn nhiều.
Trong tình bạn giữa em và Thắng có rất nhiều kỉ niệm. Có một kỉ niệm mà mỗi lần nhớ đến em lại bật cười. Chuyện là thế này: Biết em sợ nước, Thắng rủ em tập bơi. Chiều chiều, nhóm "ngũ quỷ" gồm Bình, Cường, Tuấn, Thái và Thắng dẫn em ra sông, chọn khúc nước chảy êm ả rồi cùng dạy em bơi. Có hôm, Thắng bắt được con chuồn chuồn voi lớn như ngón tay, toàn thân xanh biếc, cặp mắt lồi to tướng lóng lánh đủ màu. Cả bộn bảo em là cho chuồn chuồn cắn rốn thì sẽ mau biết bơi. Chẳng biết hư thực ra sao nhưng em cũng nghe theo. Lúc con chuồn chuồn voi cắn một phát đau nhói khiến em kêu ối lên thì đám bạn lăn ra bờ sông ôm bụng cười khanh khách. Nhờ các bạn kèm cặp mà nửa tháng sau, em đã có thể bơi lội, đùa giỡn trong dòng nước mát lạnh phù sa của sông Hồng.
Em và Thắng mỗi đứa có một ước mơ. Thắng mong muốn sau này sẽ trở thành một kĩ sư vi tính để có thể làm nên những điều kì diệu; còn em lại khao khát trở thành họa sĩ để vẽ về vẻ đẹp của con người và quê hương yeu dấu. Chắc chắn rằng tình bạn thân thiết của chúng em sẽ góp phần không nhỏ vào việc biến những ước mơ đẹp đẽ đó trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học tập càng trở nên quan trọng. Khi đó, vai trò trách nhiệm của những người thầy, người cô càng trở nên khó khăn, nặng nề hơn bao giờ hết. Và nhớ đến công ơn của các thầy, các cô là một tình cảm đẹp đẽ cần có ở bất kì người học trò nào.
Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trang trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tâm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20 – 11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy các cô.
Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.
Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ
Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.
Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.
Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.