Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.
Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...
Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.
Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...
Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.
Bài tham khảo
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Lời hát ấy luôn vang vọng trong em mồi khi em ngắm biển, ngắm trời. Và có lẽ cảnh trời chiều trên biển đã làm cho em xao xuyến.
Khi ánh hoàng hôn sắp sửa buông xuống, những tia nắng còn sót lại ngả dài trên mặt biển. Nước long lanh phản chiếu mây trời. Nhìn ra xa, trời biển như giao hòa. Biển tít tắp chân trời, một mảng trời xanh thẳm như nôi liền với biển. Bầu trời như mặt biên mênh mông trời như khoác chiếc áo choàng màu lam thầm. Nơi ấy, từng mảng mây trắng hôi hả kéo đôn trông như từng đợt sóng vỗ bờ. Giữa không gian thơ mộng đó lại xuất hiện những cánh diều lơ lửng. Nào là diêu cá mập, diều rồng, diều cánh bướm...
Chúng được buộc bàng những sợi dây mỏng manh như những sợi tơ trời. Diều nghiêng mình chao lượn. Diều sà xuống rồi vụt lên trên bầu trời lộng gió. Diều như cá lượn trên mây, như thuyền lướt trên sóng biển. Nhìn những cánh diều bay lượn trên bầu trời ta tưởng chừng như những cánh buồm ẩn hiện giữa biển khơi. Gió nâng cánh diều lên. Diều bay bổng như buồm căng đầy gió.
Diều như vũ điệu thiên nga chấp chới khi sải cánh giữa mặt nước mênh mông. Thật lí thú! Rồi ánh hoàng hôn tắt hẳn. Bầu trời một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. -Trên nền nhung tím biếc ấy đã cài muôn ngàn ánh sao đêm, chúng nhấp nháy tựa những vệt sáng xa xa ngoài khơi của từng đàn thuyền đánh cá. Trời biển thật hòa hợp. Trời như biển. Trời và biển như có một điểm tương đồng: Biển như ở trên trời để cùng trời thêu dệt bức họa thiên nhiên vùng biển. Đẹp quá sức tưởng tượng!...
Ôi, cảnh trời chiều trên biển có bao điều kì diệu. Em mong sao cho trời thuận biển hòa để người dân quê em được ấm no, hạnh phúc.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
mình nhanh nhất@
Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.
Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.
Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.
Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.
Tham khảo:
Đầu năm học mới, mẹ mua cho em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Nào là bút chì, bút mực, thước kẻ,... Thứ nào cũng mới tinh và còn thơm mùi thoang thoảng. Trong số đó, gắn bó với em lâu nhất đến nay chính là cục tẩy bé xíu đáng yêu.
Cục tẩy này chỉ đai bằng 2 đốt ngón tay, dày khoảng 1 cm. Ruột tẩy làm bằng cao su mềm, nhuộm màu xanh biển rất đẹp. Mỗi lần giơ cục tẩy trước ánh sáng mặt trời, em lại thấy nó như trong hơn một chút. Bên ngoài lớp ruột đặc quánh là chiếc áo vừa vặn làm bằng bìa mềm. Cách đầu tẩy khoảng nửa cm là vỏ áo được trang trí cùng màu xanh nhưng đậm hơn. Trên vỏ tẩy còn in hình hai chị em công chúa băng giá Elsa và Anna nữa. Lúc đầu mới mua, bên ngoài lớp vỏ bằng bìa còn có một lớp vỏ kính để bảo vệ tẩy không bị xây xát.
Đọc kỹ những dòng chữ bé xíu trên lớp vỏ, em thấy một dòng chữ vàng óng ánh in chìm ghi nhãn hiệu của cục tẩy bằng tiếng anh. Ở thân tẩy một bên là những dọc đen seri sản xuất, một bên ghi nguồn gốc xuất xứ và một số cảnh báo bằng hình vẽ. Cục tẩy tuy nhỏ nhưng đã đồng hành cùng em suốt học kì vừa qua mà chưa hết quá nửa. Khi vẽ lệch, khi viết sai, khi làm tính nhầm lẫn, đã có ngay cục tẩy dễ thương bên cạnh trợ giúp. Mỗi lần tẩy, mùn đen của tẩy rất ít. Vì vậy em không phải tốn nhiều thời gian để phủi lớp mùn đó đi. Đây là đặc điểm nổi bật của hãng tẩy này.
Nhờ có cục tẩy, trang vở nào của em cũng giữ được nét chữ sạch đẹp. Từng con chữ thẳng hàng trên nền giấy trắng được xếp vô cùng quy củ như quân đội. Bởi vì cứ có chữ nào ngoe nguẩy đã lập tức bị tẩy chăn lại phạt ngay. Em rất yêu quý cục tẩy này.
Đầu năm học lớp bốn, chú Hưng ghé qua nhà em chơi, tặng em một cái hộp đựng bút. Chú bảo: "Chú mua cho cháu để cháu tiện dùng vì lên lớp lớn rồi.".
Em sung sướng cảm ơn chú và mở giấy gói ra xem. Hộp bút hình chữ nhật, làm bằng nhựa tốt màu xanh lơ, dài hơn một gang tay em, rộng bảy xăng-ti-mét, dày độ hai xăng-ti-mét. Vỏ ngoài của hộp in hình búp bê màu tím nhạt thật xinh xắn, nổi bật trên nền xanh của vỏ hộp. Hộp bút có thể đóng mở nhờ một thanh thép trắng ở nắp hộp và hai thanh nam châm ở phần thanh của hộp. Khi mở nắp, nắp hộp lộ ra một tầng nhỏ bắc xếp nối với đáy hộp. Tầng bé nhỏ này có thể đựng bút chì, nhãn vở, tẩy... Phần đáy hộp có cái giắt bút ép bằng nhựa dẻo và một ô nhỏ để đựng cái gọt bút chì. Em lau bút viết sạch sẽ rồi đặt tất cả dụng cụ học tập của em vào hộp bút cẩn thận. Ngắm nghía cái hộp bút, em rất hài lòng và tự nhủ từ đây không phải để viết máy vào ngăn cặp nữa. Có hộp bút, em lấy dụng cụ học tập nhanh hơn, việc giữ gìn bút viết tốt hơn nhiều. Mỗi khi học xong, em đều lau hộp bút bằng một mảnh vải mềm và để nó vào cặp nhẹ nhàng, ngay ngắn. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận để nó không bị sờn, trầy lớp nhựa bóng bên ngoài. Như một dũng sĩ cận vệ, cái hộp bút bảo vệ dụng cụ học tập của em bền, đẹp. Mỗi buổi học, em như nghe hộp bút thì thầm: "Tiến lên, cô học trò nhỏ. Chúng tôi sẽ giúp cô bước vào sự nghiệp mai sau.".
Món quà của chú Hưng thật thực tế và hữu dụng. Hộp bút còn giữ thẻ thư viện của em không bị cong, nhăn góc. Mỗi lần mở hộp bút ra dùng em đều nhớ chú Hưng. Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng và đền đáp lại sự quan tâm của chú Hưng dành cho em.
Mỗi dịp sinh nhật, em đều được mọi người tặng rất nhiều những món quà đẹp với đủ loại khác nhau: nào là đồng hồ, nào là sách vở, nào là truyện, nào là búp bê... Nhưng trong số đó, em lại thích nhất là chú gấu bông mà bố đã mua cho em vào lần sinh nhật thứ 9.
Chú gấu bông ấy to bằng nửa người em, có một màu trắng muốt vô cùng dễ thương. Bộ lông mềm mịn sờ vào vô cùng thoải mái. Em rất thích dùng một chiếc lược đặc biệt để chải lông cho nó mỗi ngày. Con gấu ấy tuy to mà lại rất nhẹ bởi nó được làm từ bông và vải mà. Cái đầu tròn vo có hai cái tai nhỏ hơi vểnh lên như đang cố gắng nghe ngóng điều gì đấy. Hai mắt màu đen nhánh nhưng mõi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em lại có cảm giác như chú đang rất vui vẻ và hạnh phúc vậy.
Cái mũi nhỏ hình tam giác có màu đỏ, làm từ nhựa trông rất dễ thương. Cái miệng là một đường chỉ màu đen được khâu rất khéo léo và tỉ mỉ, trông giống như chú đang cười vậy. Cái thân to gấp đôi cái đầu. Ở cổ con gấu bông là một chiếc nơ màu hồng rất nổi bật. Cái bụng tròn vo rất êm và mềm. Em rất thích được gối đầu lên bụng nó mỗi khi xem ti vi hay nằm nghe bố kể chuyện. Hai cái tay dang ra như đang muốn ai đó ôm vào lòng, cái chân tròn tròn thẳng đứng mềm mại. Em đặt tên cho nó là Bông, lúc nào ở nhà em cũng ôm nó: khi xem ti vi, khi đi ngủ, khi chơi đồ hàng... Bởi nó là món quà rất đặc biệt của bố dành cho em.
Em vẫn còn nhớ năm em học lớp 4, khi gần đến ngày sinh nhật em, bố còn đang đi công tác xa. Khi nghe tin mẹ nói rằng có thể bố sẽ không về kịp, em buồn lắm, chẳng thiết tha gì đến ngày sinh nhật của mình nữa. Mỗi ngày em chỉ ở trong phòng một mình, chẳng còn hào hứng như những năm trước cùng mẹ và anh hai chọn bánh kem, làm thiệp nhỏ xinh mời bạn bè đến. Dù mẹ và anh hai có khuyên thế nào, em cũng chẳng vui nổi.
Rất nhanh đã đến ngày sinh nhật. Hôm ấy căn nhà được trang trí rất đẹp với đầy đủ những quả bóng sặc sỡ sắc màu, chiếc bánh kem hai tầng với rất nhiều bánh kẹo thức uống được mẹ và anh hai chuẩn bị. Bạn bè đến rất đông đủ như mọi khi với những món quà được gói lại cẩn thận. Nhưng em vẫn chẳng thể nở lấy một nụ cười. Lúc ấy em ghét bố lắm, vì bố lại bỏ lỡ sinh nhật của em. Em chẳng còn hào hứng cùng các bạn chơi trò chơi hay cùng thưởng thức những đồ ăn thơm ngon nữa.
Khi bài hát chúc mừng sinh nhật kết thúc, như thường lệ, em sẽ cắt bánh cho mọi người. Đúng lúc ấy, chẳng hiểu sao trời lại bất chợt đổ cơn mưa rào. Khi đang ngồi trong nhà, em nghe thấy tiếng mở của nhà, sau đó là bố bước vào nhà mà cả người ướt sũng nước. Em vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố xuất hiện. Và ngay sau đó, bố đi đến gần chỗ em, thủ thỉ nói lời chúc mừng sinh nhật và tặng cho em chú gấu bông nằm trong túi kính trong suốt còn ướt nước. Em ôm lấy nó mà bật khóc vì cảm động và vui mừng. Thì ra bố đã vội vã đi về cho kịp sinh nhật của em, không quản trời mưa mà nhanh chóng đi về nhà.
Em yêu bố em và chú gấu bông đó nhiều lắm. Món quà ý nghĩa ấy em sẽ luôn giữ gìn cẩn thận để nó vẫn còn luôn mới như ngày nào.
Lời bài hát: Như Gió Với Mây
Nhạc sĩ: Đinh Đại Vũ
Lời đăng bởi: ungdung.mobi
Bài hát: Như Gió Với Mây - Đinh Đại Vũ
Gió mang làn mây cuốn trôi về đâu, gió ơi đừng xa chốn đây
Gió như là em, thổi mát lòng anh, gió ơi đừng xa nhé em
Tình yêu anh trao về em nguyện như mây gió kia, cho dù qua muôn ngàn năm vẫn thế.
Dù ngày sau ra làm sao tình yêu không đổi thay, ta cùng nhau vai kề vai suốt kiếp
[Chorus]
Và nếu như anh được làm mây bay cùng với gió dìu nhau đến nơi tận cuối chân trời
Ngày tháng bên nhau không rời xa đâu , dù phong ba cầm tay nhau vượt lên trên ngúc ngàn
Đừng để đôi ta phải rời xa nhau, đừng rẽ lối vì anh chỉ muốn yêu mãi một người
Hãy để cho anh được gần bên em và cùng sánh bước tình yêu ta sẽ không xa cách rời
Là gió cùng với mây
[Ver2]
Tình yêu anh trao về em nguyện như mây gió kia, cho dù qua muôn ngàn năm vẫn thế
Dù ngày sau ra làm sao tình yêu không đổi thay, ta cùng nhau vai kề vai suốt kiếp
[Chorus]
Và nếu như anh được làm mây bay cùng với gió dìu nhau đến nơi tận cuối chân trời
Ngày tháng bên nhau không rời xa đâu , dù phong ba cầm tay nhau vượt lên trên ngút ngàn
Đừng để đôi ta phải rời xa nhau, đừng rẽ lối vì anh chỉ muốn yêu mãi một người
Hãy để cho anh được gần bên em và cùng sánh bước tình yêu ta sẽ không xa cách rời
Và nếu như anh được làm mây bay cùng với gió dìu nhau đến nơi tận cuối chân trời
Ngày tháng bên nhau không rời xa đâu , dù phong ba cầm tay nhau vượt lên trên ngút ngàn
Đừng để đôi ta phải rời xa nhau, đừng rẽ lối vì anh chỉ muốn yêu mãi một người
Hãy để cho anh được gần bên em và cùng sánh bước tình yêu ta sẽ không xa cách rời
Là gió cùng với mây
(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)
Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.
(Cây đa – cây cho ta bóng mát)
Dưới gốc đa này, người làng em đưa tiễn nhau đi xa, bịn rịn lưu luyến. Và cũng dưới gốc da này, người làng em thường dừng chân nghỉ lại sau buổi làm đồng. Những con trâu nằm hóng mát lim dim mắt, chậm rãi nhai làm phì ra hai bên mép những bọt bông trắng xốp. Ôi ! Cây đa đầu làng, một hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về cội nguồn trong tâm thức của những người con xa quê.
Bài làm 2
(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)
Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.
Bài làm 3
(Cây hoa hồng – cây làm đẹp cho đời)
Nhìn những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc muỗng ăn cơm và hàng răng cưa như những nét hoa văn bao bọc lấy bên ngoài của từng chiếc lá, đã thấy một sự kiêu kỳ đáng yêu của loài hoa. Ở gần gốc, màu lá xanh đậm, lên đến ngọn thì màu lá chuyển dần sang sắc tím của trời chiều. Đây đó những nụ hoa to bằng đầu đũa vươn mình lên cao như muốn phô bày dáng vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đoá hồng, đang độ hàm tiếu còn ngậm một giọt sương long lanh. Sắc hồng đang mới được phô vài ba cánh, tuy chưa nhiều nhưng cùng đủ cho nhiều loài hoa ghen tị. Mẹ bảo: “ Hoa hồng là chúa của các loài hoa.” Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa cùng là một quà tặng của tạo hóa dành cho loài hoa này. Vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng. Em rất yêu bông hồng. Cứ mỗi lúc học bài mệt mỏi là em lại ra ngắm hoa. Em cứ ước làm sao mỗi buổi sáng, cây cho em một bông hồng tươi nở.
Bài làm 4
(Cây vú sữa)
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa em cảm thấy như cây thấp xuống, xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái mà có đến gần chục trái chín mọng đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió mạnh thổi tới tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả xuống. Nhưng cây vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình người mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một giống cây ăn trái quý kiếm, một giống cây mang một biểu tượng đẹp về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những bầu sữa kỳ diệu ấy của người mẹ. Ôi ! Tình yêu của người mẹ thật như “Suối trong nguồn” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/viet-ve-loi-ich-cua-mot-loai-cay-ma-em-biet/#ixzz56WIuuitF
Em yêu hòa bình