Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
mot bong hong em danh tang co mot bai ca em hat rieng tang thay khi hat nhung cau hat do lam em lai nho den co giao chu niem em nam lop 1 do la co nhung
co co mot dang nguoi thon tha doi mat den lay mai toc mem muot.co co hang rang trang nhu bap.Gio tieng viet coan can huonh dan chung em lam bai Gio toan co ca lop chamchu nghe co giang bai .Em nho nhat la nu cuoi cua co nhu mat tia nang am ap truyen cho chung em them hung khoi hoc tap khi em va cac ban mac loi co an can nhac nho chung em bang giong truyen cam va am ap.
em rat quy va kinh trong co .Em coi co nhu nguoi me thu 2cua minh
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.
Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Chiều buông nhanh, từng ánh nắng tắt dần trên ngọn cây, bụi cỏ. Hoàng hôn đến trong màn tối âm âm rồi chuyển dần sang không gian sáng ngập ánh vàng trong trẻo. Trăng đã lên rồi. Cánh đồng, khu vườn, mái nhà... tất cả đều được phủ ánh sáng mát dịu của ông trăng.
Dưới ánh trăng, mọi vật đều như to lên, cao lớn hơn. Lũy tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ. Bóng bụi tre in trên mặt đất trông rõ từng cây tre vươn cao, lá tre lay động, bóng lá cũng nhảy nhót theo. Cánh đồng lúa xanh thẫm. Một cơn gió qua, sóng lúa gợn nhẹ, nhấp nhô dưới ánh vàng.
Như cùng hòa hợp với ánh trăng, tiếng côn trùng rả rích cất lên. Tiếng những chú dế nghe từ đâu xa lắm vọng đến. Điệu nhạc vĩ cầm của dế đệm đàn cho bài ca của chú ve sầu. Con đường làng trải rộng dưới ánh sáng vàng. Trên khoảng sân rộng, trẻ con tụ tập chơi đùa, múa hát.
Phụ nữ chẻ lạt, sàng gạo dưới ánh trăng. Họ vừa làm, vừa trò chuyện về mùa màng, về giá cả trong buổi chợ. Tiếng trò chuyện của người lớn lẫn với giọng cười, câu hát của trẻ con và tiếng côn trùng thành một bản nhạc hợp âm cao vang vang khắp xóm làng.
Trăng lên cao hơn ngọn tre, rót ánh sáng vàng óng lên mọi vật. Ánh trăng không còn soi nghiêng mà như chảy ra, tan thành một thứ ánh sáng trong vắt, rưới lên mọi vật. Lũ chó sủa vu vơ và nhảy cẫng lên cùng bọn trẻ. Chó cũng mừng trăng. Trên đường, người làng đi làm ở nhà máy tan ca về muộn, vừa đi vừa nói chuyện râm ran.
Trời về khuya, trẻ con đã đi ngủ. Mọi người thu dọn thúng, lạt, sửa soạn đi ngủ. Ông trăng lúc này đã ở lưng chừng trời. Trăng sáng vằng vặc làm mờ hẳn các vì sao, chỉ có chòm sao Bắc Đẩu là sáng rực. Trên vòm trời trong veo, bát ngát ánh vàng, ông trăng điềm tĩnh ngắm nghía trần gian. Gió nồm hây hây thổi, ru mọi người vào giấc ngủ êm dịu, say nồng.
Em đi xa, vào thành phố mới thấy yêu vẻ đẹp của đêm trăng nơi làng quê, yêu nếp sinh hoạt mộc mạc của người dân quê hương. Thành phố sáng rực ánh đèn màu làm em nhớ quê, nhớ những đêm trăng vui vẻ múa hát hồn nhiên. Em sẽ cố gắng học tốt để đến kì nghỉ hè được theo mẹ về quê.
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.
Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.
Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.
Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.
Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.
Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...
Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.
Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.
Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.
Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.
Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.
Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...
Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...
Em sinh ra và lớn lên ở một miền quê phía bắc Việt Nam. Quê hương em không có nhiều danh làm thắng cảnh nhưng đâu đâu em cũng thấy rất nhiều cảnh đẹp. Và cảnh đẹp ở làng mà em yêu thích nhất là cảnh con đường hoa gạo mỗi độ tháng ba về.
Con đường hoa gạo làng em nằm ngoài cánh đồng. Khoảng hơn 20 cây gạo được các cụ cao niêm trong làm trồng từ mấy chục năm rồi. Thân cây màu nâu sần to và chắc nịch như những tráng sĩ đứng hiên ngang. Mùa hè, cây xòe tán lá rộng xum xuê như những chiếc ô khổng lồ, tỏa bóng mát cho người đi làm ngoài cánh đồng. Nhưng mỗi độ xuân sang, tháng ba về là lúc khung cảnh con đường đẹp nhất. Đó là thời điểm cây gạo đã thay lá non, hoa gạo nở đỏ rực rỡ cả một góc trời như những đốm lửa lập lòe. Hoa rụng xuống ven đường, vện cỏ thật tự nhiên làm sao. Cây gạo được trồng ven hai bên đường, một bên là dòng sông nhỏ nước trong mát, một bên là cánh đồng lúa. Hàng hoa gạo nổi bật trên nền xanh ngát. Đó là màu xanh của dãy núi phía xa, màu xanh rì của cánh đồng lúa đương thì con gái như tấm thảm tuyệt vời.
Con đường hoa gạo làng em đẹp lắm. Nó cũng gắn với tuổi thơ chúng em nhiều kỷ niệm thời chăn trâu cắt cỏ. Chúng em thường chơi đùa dưới những gốc cây gạo, nhặt hoa rơi xếp thành chữ. Khi hết mùa hoa, những bông hoa rụng xuống thì chúng em thường giật những quả gạo mát ngậy trên cây xuống để ăn. Nếu tới con đường hoa gạo lúc chiều tà, mọi người còn thấy cảnh từng đàn trâu thung thăng đi về. Cảnh vật lúc ấy đẹp và nên thơ nhất.
Em rất yêu con đường hoa gạo. Dù cây gạo được trồng ở rất nhiều nơi trên các vùng quê của đất nước nhưng đối với em con đường hoa gạo làng em vẫn là đẹp nhất. Nếu có dịp ghé thăm huyện Mỹ Đức – Hà Nội, em sẽ mời mọi người tới làng em thăm con đường tuyệt vời ấy nhé.