K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

 

Con sông Công hiền hòa khởi nguồn từ Định Hóa, uốn khúc quanh co để miệt mài mài về xuôi tạo nên hồ Núi Cốc trong nhiều trung tâm du lịch quốc gia. Sông Công chảy qua địa bàn xã Minh Tiến theo hướng Tây Bắc – Tây Nam. Minh Tiến là một xã nằm ở phía Bắc huyện Đại Từ với diện tích: 27,05 ha và số dân là 4320 người. Xã có mật độ dân cư thưa được tập trung ở hai bên dòng sông. Sông Công như một dải lụa mềm uốn  lượn quanh xã với chiều dài 6km. Có thể nói bao đời nay sông Công gắn liền với cuộc sống của người dân quê tôi. Sông cung cấp nước tưới cho mùa màng bội thu. Sông là chiếc gương trong vắt soi bóng những hàng cây lơ thơ rũ cành tha thướt. Sông soi bóng muôn hoa khoe sắc đôi bờ. Từng đôi chim truyền cành tiếng hót líu lo xen với dòng chảy róc rách, khi rì rầm tạo thành một bản nhạc quê hương in đậm trong bao tâm hồn các thế hệ đã từng sống ở đây…Tất cả tạo nên một khung cảnh quê hương tĩnh mịch, thanh bình và trù phú....

Nhưng đó là chuyên của ngày xưa, ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên nghiêm trọng. Cùng với các vấn đề như biến đổi khí hậu, sự suy thoái của nền kinh tế ... Thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là bài toán chưa có lời giải đáp. Ở Việt Nam và đặc biệt chúng tôi đang muốn nói tới sự ô nhiễm của các dòng sông trong đó có dòng sông Công quê tôi. Sông Công là một nhánh của sông Cầu bắt nguồn từ Định Hóa chảy qua một số xã của huyện Đại Từ trong đó có xã Minh Tiến chúng tôi.  Sông Công là nguồn cung cấp nước chính cho Hồ Núi Cốc khu du lịch lớn của tỉnh Thái Nguyên. Do đặc diểm của địa hình dòng sông ở mỗi vùng miền có sự khác nhau rõ rệt. Sông đối với con người Việt Nam không chỉ với ý nghĩa mang lại nguồn nước tưới tiêu mà nó còn đi vào tiềm thức của mỗi con người khi nhắc tới quê hương.

Tuy nhiên hiện nay do hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là các hoạt động công nghiệp của con người đang ngày càng gây ô nhiễm cho các con sông, trong đó có dòng sông Công. Thời gian gần đây dư luận bất bình về tình trạng gây ô nhiễm của dòng Sông Công chảy qua địa bàn xã Minh Tiến. Đó là tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác cát tràn lan, một số người dân chăn nuôi ở gần khu vực sông xả nước thải trực tiếp xuống sông, xác chết của đông vật do những đợt dịch bệnh nổi bồng bềnh trên mặt sông, vỏ các loại thuốc trừ sâu vứt bừa bãi...khiến chúng ta cảm thấy cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ sự ô nhiễm của dòng sông này

Nguồn nước thuộc khu vực sông Minh Tiến hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu.... Có nơi, hoạt động của các  máy hút cát trong khu vực sông đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.                 

Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng.Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.: Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Do lòng sông hẹp, độ dốc không lớn, việc khơi thông dòng chảy khó. Do tập quán sinh hoạt của người dân còn lạc hậu. Nhiều người do nhận thức còn hạn chế đã đổ rác thải, rác sinh hoạt xuống lòng sông: túi ni lông, bao bì, vỏ thuốc trừ sâu… Đặc biệt trong những đợt dịch cúm gia cầm, xác chết động vật như gà, lợn… người dân không đem đi chôn mà đem vứt hết xuống dòng sông  càng làm dòng sông thêm ô nhiễm. Đặc biệt hơn ở đây nạn khai thác cát một cách tràn lan bừa bãi làm thay đổi cả tính chất vật lí và hóa học của dòng sông lúc nào nước sông cũng có màu đục ngàu.
             

 
       Trong năm học vừa qua chúng em là những học sinh, đội viên tiên tiến được trường và đội thưởng cho chúng em chuyến thăm quan du lịch Hồ Núi Cốc. Ở đó chúng em được ngắm nhìn cảnh đẹp và được tắm mát. Cuộc đi dã ngoại đó đối với chúng em thật là vui và bổ ích. Thế nhưng bên cạnh niềm vui ấy chúng em lại thấy buồn và lo vì Minh Tiến quê em cũng là một xã mà dòng sông công chảy qua. Để Hồ mãi xanh tươi và đẹp thì sông phải sạch. Nhưng thực tế đoạn sông chảy qua quê em lại rất nhiều rác thải (Do thượng nguồn trôi về và do dân sống ở hai bên bờ sông trực tiếp thải ra)… Đó là tất cả những gì mà chúng em đang trăn trở suy nghĩ tìm tòi sao cho làm được việc có ích cho dòng sông quê mình.

Qua lời kể của ông bà, bố mẹ và lời giảng của các thầy cô giáo bộ môn Địa lý, Lịch sử, ‎Sinh học, Hóa học, Vật lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân,... đã giảng cho chúng em kiến thức phải làm thế nào để bảo vệ dòng sông, cách xử lí‎ rác của người dân. Vậy tất cả học sinh chúng ta cùng hành động: Tuyên truyền vận động tới người dân không vứt rác thải bừa bãi xuống dòng sông thông qua các hình thức: Phát thanh măng non, qua đài phát thanh của xóm, làng, tuyên truyền ủng hộ phong trào “Hãy bảo vệ dòng sông quê em”. Phát tờ rơi tuyên truyền cho mọi người dân hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm của dòng sông, hướng dẫn hình thức khắc phục tình trạng ô nhiễm, cách bảo vệ dòng sông quê em, bảo vệ môi trường sống quanh ta. Cùng tham gia các hoạt động xã hội như múa, hát tập thể, vẽ tranh để cổ động, hưởng ứng chủ đề “Em yêu dòng sông quê em”…

       

Dòng sông nơi ghi dấu ấn của tuổi thơ, suốt cả cuộc đời của mỗi con người dù đi bất cứ nơi đâu chúng em vẫn luôn hướng về quê hương nơi có dòng sông yêu dấu. Khi tình cờ đọc được bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh, có đoạn thơ tác giả viết khiến chúng em như được trở về đang lặn mình tắm mát dưới dòng sông quê yêu dấu.

                       “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                        Nước gương trong soi tóc những hàng tre

                        Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                        Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

                          …’’
       Chúng em mơ ước một ngày nào đó mỗi khi nhìn thấy dòng sông không còn những hình ảnh rác thải, để trả lại sự trong xanh của dòng sông như bài thơ trên. Để một sự sống mới lại bắt đầu được khởi nguồn, con đường chúng ta đang đi luôn có núi cao, rừng sâu nhưng cũng có trời xanh biển rộng. Các bạn hãy bước trên cuộc hành trình không mệt mỏi để bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp. Vì vậy mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình một việc làm, một hành động sao cho có ý nghĩa.

22 tháng 9 2016

có chép mạng không bạn?

22 tháng 9 2016

Sông Tô Lịch là con sông chảy qua quận Cầu Giay và Thanh Xuân.Con sông này lúc trước rát trong sạch mà giờ đây ô nhiễm nặng nề

.Càng ngày cảnh ô nhiễm của dòng sông càng lớn và rất phức tạp để giải quyết vấn đề này. Qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục nhưng hiện dòng sông này vẫn ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng.Đã có nhiều người dân bức xúc do vậy sau mỗi cơn mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên. Những người kinh doanh hàng quán dọc hai bên bờ luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi. Không ít hộ gia đình có nhà ngay bờ sông đã không chịu nổi không khí ô nhiễm bởi quanh năm phải hít mùi xú uế từ sông bốc lên.Không chỉ người dân mà em cũng rất bức xúc về chuyện này

Ngay từ lúc này chúng ta hãy bảo vè môi trường cũng như bảo vệ cuộc sống của mình.Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đẻ có thể nghiên cứu ra nhiều thứ về môi trường cách phân hủy rác,thải các nước thải ra đâu mà hợp lí để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nới đây và những nơi khác

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc.

Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ.

Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy.

Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái.

Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Đúng vậy! Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trải bao nhiêu là mưa nắng.

Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào.

Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em.

Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều.

Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy "mẹ thật là ác". Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn bị xét nét. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này...

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 8, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi...

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ là năm lớp 9, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tới tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn...

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh tôi. Rồi chúng cô lập để bạn bè trong lớp dần xa lánh tôi.

Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liền và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp. Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác.

Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trằn trọc suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm để chở em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường xin rút học bạ cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ. Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn.

Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.

Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi... Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn để ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. Nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

25 tháng 10 2016

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

 

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.

Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Không chép mạng

27 tháng 10 2016

thanks bạn nhiều

5 tháng 3 2018

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

k chép mạng viết từng ấy thôi k cho mik nha

5 tháng 3 2018

   Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

    Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người như đất, nước, không khí bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khoẻ, tinh thần… của con người, xã hội. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: đất, nước, không khí… Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ . Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông, hồ, ao, đầm. Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp.

    Tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.  Chất lượng cuộc sống của con người nói chung bị giảm sút: tinh thần hoang mang, lo âu, đặc biệt sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi cả làng nhà nào cũng có người mắc bệnh hoặc chết vì ung thư. Từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy chữa bệnh tật. Nhà nước cũng phải chi nhiều tiền cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

4 tháng 10 2016

''Quê hương''là hai tiếng van võng mãi trong tâm trí của mỗi người.Quê hương là kỉ niệm đẹp mà từ lúc con người sinh ra.Tôi cũng vậy cũng có một quê hương,một quê hương thanh bình,yên ả trong buổi chiều tà.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi  được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng  cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm  ổi, những buổi  ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho  tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
.....(tự làm nha)

4 tháng 10 2016

         biểu cảm, tả hay kể bạn?

hai chữ quê hương

thân thương biết mấy

...................( bí oy)

 

4 tháng 9 2016

Quê hương tôi với cánh cò bay

Với cánh đồng lúa chín mùa hạ

Với những con người cần cù

Với những đức tính tốt, trung thực

Quê hương tôi đẹp với những dòng sông

Một màu xanh biếc

Lặng lẽ trôi theo từng ngày

Quê hương tôi với những khóm tre

Nét đẹp thân thuộc của VN

Che phủ bóng sân đình

Tre là người bạn của quê hương

Những đứa trẻ làng quê

Hằng ngày cắp sách đi học

Ngây thơ , ngộ nghịch và tinh nghịch.

Tôi tự hào về quê hương mình.

Mình làm đk v thôi k bt có đk không ? có j mong bạn thông cảm nha! hihi