Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử.
Thanks for reading!
Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.
Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.
Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.
Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.
Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.
Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình.
Bài làm tả Mẹ:
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.
Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.
Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.
Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.
Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.
Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.
Bài làm tả ông Nội:
Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em.
Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào.
Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu.
Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe.
Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết.
Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
Bài làm tả Bà Nội:
Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.
Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.
Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.
Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.
Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.
Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
BÀI LÀM 1
Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Ánh Tuyết là người bạn mà em thân nhất, bạn ấy đã học với em từ suốt năm học lớp một đến giờ.
Dáng người của Tuyết tròn trịa.Cách ăn mặc rất lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh. Nước da mịn màng,trắng hồng. Mái tóc dài óng ả,suôn mượt, luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp.Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu.Cặp mắt sáng đen láy,biểu lộ cho sự thông minh,sáng dạ.Cái miệng tuy móm nhưng khi cười,em thấyTuyết rất có duyên và khi ấy,bạn như một búp sen hồng đang hé nở.Ở Ánh Tuyết khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, hóm hỉnh và hài hước nên bạn ấy rất dễ mến.
Tuyết rất chăm chỉ học hành,luôn là một lớp phó học tập gương mẫu trong lớp em.Bạn ấy luôn chơi với những bạn khác trong lớp.Tuyết rất hòa đồng,lúc nào cũng giúp đỡ những bạn khó khăn,chậm tiến.Hiền dịu và ngoan ngoãn là hai đức tính tốt mà em quý nhất ở Tuyết.Bạn luôn thùy mị,dịu dàng trước mọi người và rất ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn.Tính tình Tuyết cởi mở nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong học tập,không thích đùa giỡn với việc học.Bạn ấy rất nhanh nhẹn trong mọi việc cô giao.Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Tuyết kể đã làm cho em và các bạn cười ngả cười nghiêng một cách sảng khoái.Cả lớp,ai ai cũng đều nể Ánh Tuyết.Đối với mọi thầy cô cũng như người ngoài lớn tuổi hơn mình,bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Tuyết cả và em cũng thế.
Sau bao nhiêu năm tháng học chung với nhau,em đã học được rất nhiều những đức tính tốt của Tuyết.Em rất quý bạn ấy,em sẽ cố gắng giữ mãi tình bạn tốt đẹp này cho đến lớn.Ôi,tình bạn này thật là đáng quý!
BÀI LÀM 2
Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.
Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.
Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.
Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan.
Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.
Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
BÀI LÀM 3
- Hương ơi! Nhanh lên
- Ừ, tớ ra ngay đây, đợi tí nào!
Các bạn biết giọng nói đó là của ai không? Đó chính là Hương cô bạn gái thân nhất của tôi đấy.
Tôi và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Tôi và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn. Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. ở lớp Hương luyôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.
Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.
I. Mở bài: giới thiệu đầm sen đang mùa hoa nở
Ví dụ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Hoa là một loài hoa rất đẹp, là một loài hoa được chọn làm quốc hoa của dân tộc ta. Khi những bông sen nở thì một đầm sen như một thiên đàng hoa vô cùng xinh đẹp và thơ mộng. quê em có một đầm sen đang trong mùa hoa nở rất đẹp.
II. Thân bài: tả đầm sen đang mùa hoa nở
1. Tả bao quát cánh đồng sen đang mùa hoa nở
- Cánh đồng hoa xanh mướt một màu và điểm to những chấm hồng
- Đầm sen rất rộng
- Mùa hoa lan tỏa khắp vùng
- Cảnh vật xung quanh luôn sôi động và em dịu
2. Tả chi tiết cánh đồng sen đang mùa hoa nở:
a. Tả hoa sen trên cánh đồng sen đang mùa hoa nở
- Những búp sen đã nở
- Mùi hương ngào ngạt khắp nơi
- Những lá sen như một chiếc nón xòe giữa sớm mai
- Những cây hoa sen đung đưa theo gió
b. Tả cảnh vật xung quanh cánh đồng sen đang mùa hoa nở
- Những chú chim bay lượn hót líu lo
- Những chú bướm bay lả lơi hút mật hoa
- Tiếng reo hò của những người đi trên bờ náo nhiệt
c. Tả con người trong cảnh đầm sen đang mùa hoa nở
- Những người đi hái sen đang đi trên thuyền
- Những người ngắm sen rất náo nhiệt
- Những đứa trẻ vui đùa trên bờ đầm sen
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của đầm sen đang mùa hoa nở
Ví dụ: em rất thích mỗi mùa hoa sen nở. mỗi khi đầm sen đang mùa hoa nở em đều ra đầm sen để ngắm hoa sen.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả đầm sen đang mùa hoa nở” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng
Đứng ở đầu làng nơi gốc đa cổ thụ, tôi đã thấy được mùi hương dịu nhẹ thanh mát đâu đây rồi. Sen, đó chính là mùi sen đặc trưng vào những chiều mùa hạ gió đưa hương. Tôi luôn tự hào vì làng mình có được một đầm sen đẹp nhất vùng, và giờ đang vào mùa nở hoa.
II. Thân bài
1. Miêu tả khái quát
- Hoa sen nở vào cuối hạ đầu thu, khi ánh nắng chói chang đã dần dịu nhẹ, làn gió cũng mơn man hơn. Phải chăng đó mới là thời gian của sen?
- Đầm sen rộng được phủ kín một màu xanh thẫm của lá sen.
- Những ngày hạ sen nở, không khí trở nên náo nhiệt và hào hứng lạ.
2. Miêu tả chi tiết
a) Quang cảnh đầm sen
- Lá sen to, xanh với những gân lá mờ nhạt. Những chiếc lá trong cơn mưa hay buổi sớm mai luôn lóng lánh những giọt nước trong như phản chiếu cả bầu trời, vì lá sen không thấm nước.
- Thân sen mềm, ruột rỗng, vươn cao từ đáy bùn.
- Mỗi chiếc lá sen như một tòa đài trên sóng nước mà ngự ở đó là những nữ vương- những bông hoa sen.
- Từ những búp sen chúm chím, khép mình trước gió trong những cánh hoa màu hồng phớt, sen dần mở lòng mình để đến với thế giới.
- Hoa sen có nhiều tầng. Cánh hoa này ôm lấy cánh kia, bao bọc cánh kia che chở cho nhị vàng phía trong. Những cánh hoa nhẹ nhàng, mềm mịn, hồng như má thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi.
- Hương sen nhẹ nhàng, dịu mát len lỏi qua những con đường, vương trên tà áo và mái tóc mẹ, trên người những đứa bé tinh nghịch. Hương theo gió thoang thoảng khắp làng quê.
- Ngó sen nằm dưới bùn nhưng vẫn mang màu trắng tinh, thuần khiết.
- Phía dưới đầm, tiếng những chú cá quẫy nước, những chú chẫu chuộc, chú ếch kêu, còn nhảy cả lên lá sen, như để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa.
- Mùa hoa nở, ong bướm từ đầu bay đến tấp nập cả đầm sen.
b) Hoạt động con người
- Những ngày sen nở, đầm sen luôn rộn rã.
- Những đứa trẻ rủ nhau đến chơi, ngắm sen và xem người lớn hái sen.
- Trên màu xanh của lá, màu hống của sen, những con thuyền nhỏ cứ rẽ nước mà đi. Trên đó là những người chị, người mẹ nhẹ nhàng, cẩn thận đang ngắt từng bông sen bỏ vào thuyền. Họ cẩn trọng và điệu nghệ như một nghệ nhân thực thụ vậy.
- Đó chính là nét đẹp giản đơn, bình dị mà quý giá vô ngần của làng quê Việt Nam
3. Ý nghĩa
- Hoa sen mang đến cho con người rất nhiều công dụng.
- Những chiếc lá sen vừa làm mũ che đầu cho bọn trẻ chiều mưa, vừa để gói những đồ ăn, cốm ngon dẻo.
- Hoa sen dùng để trang trí, làm đẹp.
- Hạt sen có thể để nấu chè, làm cháo ăn rất bổ dưỡng.
- Có đầm sen, làng quê mới giữ được đúng vẻ đẹp và phong vị vốn có của nó. Cảm giác yên bình, không bon chen, xô bồ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
-Điều đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn là:
+Điểm nhìn độc đáo:Thấu đầu mũi đảo
+Phép so sánh độc đáo,mới lạ
+Ngôn ngữ tinh tế,điêu luyện
~~ Học tốt ~~
Like cho mk nhé pn
đầu tiên nếu là mình thì sẽ kiểm tra chứng minh thư , hỏi xem làm nghề gì làm ở đâu và mình sẽ gọi hàng xóm sang
Nếu có người mặc quần áo công an đến nhà và đòi khám nhà em mà em chỉ ở nhà một mình em sẽ hỏi giấy khám nhà của chú mặc quần áo công an đến nhà, sau đó có thể gọi điện cho bố mẹ hoặc gọi hàng xóm sang nhà
Mẹ em bảo: “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bé Lương nhà bác em bây giờ đã mười tháng tuổi. Ai cũng quí bé vì trông bé rất bụ bẫm. Bé Lương đang tập nói, tập đi. Trông Lương thật đáng yêu. Lương có thân hình béo tròn mũm mĩm. Nhìn từ xa, trông bé như một chú gấu con mới sinh. Em chỉ muốn ôm chặt bé vào lòng. Lương có nước da mịn màng, trắng trẻo. Nếu không kỹ, rất có thể bạn có thể nhầm đôi má của Lương với hai trái mận chín đỏ. Em vuốt má bé thì má cứ phúng phính, trông thật là thích! Cặp mắt bé Lương rất đặc biệt. Mắt bé vừa to vừa tròn trông đáng yêu, dễ thương. Nhìn thẳng vào đôi mắt đen láy, long lanh khó tả, bạn thấy ngay một điều rằng: đôi mắt thật hồn nhiên và còn tiềm ẩn tư chất thông minh. Tóc của bé đen nhánh, mềm mại như tơ. Đôi môi chúm chím đỏ chót mỗi lần cười lại để lộ ra sáu cái răng sữa mới nhú, trắng, nhỏ như hạt ngô non. Mỗi lần mọc thêm răng cu cậu lại thấy khó chịu. Chân tay cu Lương tròn lẳn, nần nẫn thịt, mũm mĩm trông thật thích. Mười ngón tay ngón chân xoè ra thật xinh. Mỗi lần đèo đi mua quần áo, Lương toàn chỉ tay vào bộ quần áo có hình chú chuột Mickey. Thấy thế, mẹ Lương mua ngay. Thích quá, bé cứ vỗ tay bôm bốp, cười tít mắt. Cu Lương vừa hiền lại vừa hiếu thảo với bố mẹ, hào phóng với anh chị em, ông bà trong nhà. Có lần em cho bé một gói kẹo. Bé đưa mẹ bóc rồi đưa vào tay mỗi người trong nhà một cái kẹo. Bé thảo lắm nhưng khi bé tập nói thì ai cũng phải cười. Bé Lương mới bập bẹ được vài từ như bố, bà, chị, Chi. Bây giờ cu mới ngọng nghịu tập nói từ mẹ. Lương mới đi được chập chững vài bước. Lúc đứng yên bé lắc lư người. Có lần chị của cu Lương bảo: - Cu đi khoanh tay đằng sau, đi giống ông nội nào! Bé lững chững bước nhưng rồi lại ngã , bé mếu máo khóc làm cả nhà cười đau cả bụng. Lúc chơi đùa cu cậu nói cười ríu rít. Thấy ai làm gì là cu cậu lại bắt chước làm theo. Cu cậu hay vòi mẹ mua ô tô. Nếu không mua bé lại làm nũng nên nhà Lương đầy ô tô. Lương ăn là lại vương vãi cơm khắp nhà. Cu cậu phải vừa ăn vừa xem quảng cáo thì mới ngồi yên được. Lúc ngủ cu cậu dang rộng chân tay một cách thoải mái. Có lần bé còn mỉm cười trong lúc ngủ. Tuy không phải là em ruột của em nhưng rất yêu quí Lương. Em mong Lương sẽ là một người có ích cho xã hội.
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muôn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên cùa mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt. hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngu, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bạn Chipu khánh phương ơi bạn có thể nêu ý nghĩa của từng khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác ko ngủ dc ko bạn???
Mai mk thi Văn rùi giúp mk vs
bốn chữ
ngày mai đến rồi
mau mau dậy thôi
ko keo muon hoc
lai bi thay la
năm chữ
ngay hom qua den lop
em lam duoc bai tot
co giao em mim cuoi
ca lop deu vo tay
lại bị thầy la
bạn ơi câu cuối cùng của năm chữ là sai đấy nhé mình ấn nhầm
Ở Trường Sa có một đảo mang tên là đảo Phan Vinh thay cho cái tên vốn có của hòn đảo là Hòn Sập. Vậy Phan Vinh là ai? Đó là một chiến sĩ hải quân dũng cảm và như lời đồng đội anh kể lại quê hương anh ở Điện Bàn, Quảng Nam – là một người hào hiệp đã chỉ huy tàu không số ngụy trang thành tàu cá chở đạn dược tiếp viện cho miền Nam và hy sinh anh dũng trong chiến dịch Mậu Thân tại vùng biển Khánh Hòa. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân. Đảo Phan Vinh nằm tại tọa độ 80 56’ vĩ Bắc, 1130 38’ kinh Đông có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự trong Quần đảo Trường Sa. Dù chưa một lần đặt chân tới Trường Sa, nhưng tên anh vẫn vang lên ở nơi đây tượng trưng cho lòng dũng cảm và ý chí quật cường, mưu trí sáng tạo, không tiếc thân mình hy sinh cho Tổ quốc. Một điều rất thú vị là ở Trường Sa còn có cả những công dân nhỏ tuổi, những bạn nhỏ của chúng ta đó. Là bởi các bạn ở đây cùng bố mẹ mà, ở một số đảo lớn như Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết. Cuộc sống ở đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng các bạn nhỏ cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ đất liền, được học hành và được vui chơi với các chú bộ đội, không có giáo viên các bạn phải học chung một cô giáo, sách vở và bút mực cũng không sẵn như ở đất liền. Sau này lớn lên có thể các bạn sẽ vào đất liền học tập, công tác, cũng có thể là ở lại đảo. Nói chung các bạn nhỏ ở đây luôn được các chú bộ đội dành cho những tình cảm trìu mến và ngược lại các bạn cũng rất yêu quý các chú. Khách thăm đảo cũng thường ghé thăm nhà các bạn, động viên và tặng quà nhiều khi là cả một chú cún thật xinh xắn nữa đó! Để kết nối với Trường Sa các bạn có thể viết thư chia sẽ, thăm hỏi, động viên các chú bộ đội cũng như kết bạn với các bạn nhỏ. Ngoài bì thư ghi “Kính gửi các chú bộ đội Trường Sa – Tỉnh Khánh Hòa” là các chú bưu điện sẽ chuyển tới nơi, không sợ bị thất lạc đâu. Đây là một điều rất nên làm các em ạ!
Để vượt qua chặng đường gần năm trăm hải lí mới đến được Trường Sa là một việc không đơn giản, thường một con tàu phải mất từ bảy đến mười ngày mới đủ thời gian ghé thăm các đảo trong Quần đảo. Và với khoảng thời gian đó, mỗi chuyến đi cũng chỉ có thể tham quan được một tuyến đảo ở phía Bắc hay phía Nam mà thôi. Bởi vậy chú Xuân Thủy đã cố gắng đưa các em đi tham quan Trường Sa bằng một “tour” du lịch đơn giản hơn thôn
hay