Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào thời cổ đại Địa Trung Hải, các môn khoa học phát triển chủ yếu là toán, lý, sử, địa. Vào thời kỳ này, các môn khoa học mới thực sụ trở thành khoa học vì độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành địa lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó
Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Công trình tiêu biểu:
+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...
+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….
+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,…
- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..
- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như: hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Đoan Ngọ,... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...
Giá trị của An Nam tứ khí
- “An Nam tứ đại khí" gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.
- “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.
Câu 3:
Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.
* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:
- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.
- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.
- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.
- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
Tham Khaor
Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
– Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời, ..
Quảng cáo
– Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chung, bánh giầy.
– Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.
– Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.
Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.
Công nghệ luyện đúc đồng phát đạt
Nền văn hóa khảo cổ học Đông Sơn phân bố khắp lãnh thổ miền Bắc nước ta kéo dài từ suốt thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến các năm SCN, mà tiêu chí là công nghệ luyện đúc đồng đạt đến trình độ điêu luyện
Các trung tâm lớn của văn minh Đông Sơn có nhiều, nhưng những địa danh liên quan đến Thục Phán – Âu Lạc lại nổi trội hơn hết, đó là Đào Thịnh – Yên Bái với sưu tập hiện vật đồ đồng đa dạng, trong đó có thạp đồng Đào Thịnh và nhiều trống đồng Đông Sơn. Đó là Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, lại là địa danh văn minh Đông Sơn xuất sắc vùng hạ lưu sông Hồng phía dưới Việt Trì.
Ở Cổ Loa có nhiều trống đồng Đông Sơn thuộc trống loại I Hêgơ, có hàng vạn mũi tên đồng. Cũng tại khu vực Cổ Loa tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Có lẽ chưa có một địa danh văn minh Đông Sơn nào lại quy tụ nhiều loại hiện vật có giá trị tiêu biểu như ở Cổ Loa.
Chinh phục đồng bằng sông Hồng
Việc dời đô về Cổ Loa, bỏ qua Việt Trì – Phú Thọ thời Hùng Vương chứng tỏ rằng, cư dân Việt cổ của nước Âu Lạc đã chinh phục được đồng bằng sông Hồng. Điều lý thú là hàng loạt lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa, chứng tỏ rằng lúc đó nghề nông làm lúa nước bằng cày (có thể do người kéo hay súc vật kéo) đã phát triển.
Cây lúa hạt thóc là lương thực chủ đạo của cư dân Âu Lạc, những ruộng lúa ven châu thổ sông Hồng đã chín vàng vào mùa khô là điều chắc chắn. Thời Âu Lạc của An Dương Vương đã khác thời Văn Lang của Hùng Vương về lương thực là rõ ràng. Bởi vì thời Hùng Vương đồng ruộng vùng trung du, những đồng bằng hẹp ven sông, lợi dụng thủy triều lên xuống để làm ruộng…
Tất nhiên, kết quả là có hạn. Đến thời An Dương Vương, ruộng đất được cày xới, nghề nông dùng cày hiệu quả hàng chục lần hơn nghề nông dùng cuốc thời Hùng Vương, là một tiến bộ vượt bậc. Với nông nghiệp dùng cày, kinh tế thời Âu Lạc đã đạt đến trình độ cao. Đó là thành tựu rực rỡ của Âu Lạc.
Phát triển đô thị cổ
Với thành Cổ Loa, lâu nay giới nghiên cứu nói nhiều đến ý nghĩa quân sự của tòa thành này. Nhưng điều mà ít người nói đến Cổ Loa là ở vị thế đô thị cổ của nó.
Có thể là trung tâm hành chính không phải là đô thị cổ và trung tâm quân sự chưa phải là đô thị cổ. Nhưng Cổ Loa là đô thị cổ đích thực, bởi trình độ kinh tế thời Âu Lạc đã được thể hiện ở Cổ Loa, từ làng mạc vươn tới đô hội, nơi có tất cả mọi ngành nghề, quay về hướng nam, nơi có đồng bằng màu mỡ, có nhiều con sông nối với Cổ Loa, sông Hồng, sông Cầu…
Ba hạng mục thành tựu rực rỡ của Âu Lạc như vẫn còn đó trong những gì mà người Việt cổ lưu lại cho con cháu, từ truyền thuyết – di tích – hiện vật đến tâm tưởng của mọi thế hệ con cháu của Âu Lạc.
- Lịch : Cư dân cổ Địa Trung Hải đã biết tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết : Phát minh ra hệ thông chữ cái A, B, C.... lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ cái nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết : đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
Nghệ thuật tạc tượng và xây đền thờ thần đạt đến trình độ cao. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng. "Thanh thoát...làm say mê lòng người, là kiệt tác của muôn đời"
- Văn học : Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hômerơ là Iliat và Ôđixê ; Kịch có nhà viết kịch Xôphốclơ vở Ơđip làmvua, Ê - sin viết ở Ôrexti.
- Giá trị của các vở kịch ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.