K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Tôi là một công chúa xinh đẹp nhưng tính tính kiêu ngạo. Một hôm, vua cha cho mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Rất nhiều người đến tham dự.

Tôi đến xem mắt từng người nhưng chẳng có ai là vừa ý. Thậm chí tôi còn chê bai, chế giễu họ. Trong số đó, có một người có chiếc cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, tôi nói anh ta chẳng khác gì chim chích choè có mỏ. Từ đó, tôi nghe đồn anh ta được mọi người gọi là Vua chích chòe.

Vua cha thấy vậy, tức giận lắm, liền truyền rằng nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả tôi cho người ấy. Tôi nghe vậy thì sợ hãi vô cùng, van xin nhưng chẳng có tác dụng. Mấy hôm sau, một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Vua cha cho gọi hắn vào:

- Hãy cho tên hát rong vào đây!

Người hát rong đi nọ vào cung vua, hát cho vua và tôi nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

- Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Tôi lại van xin nhưng vua cha vẫn cương quyết:

- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ của tôi lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, tôi phải theo chồng rời khỏi cung điện.

Trên đường đi, tôi nhìn thấy một khu rừng lớn:

- Rừng đẹp này của ai?

Chồng tôi nói:

- Rừng của Vua chích choè, nếu nàng lấy ông ta thì hẳn rừng đã là của nàng.

Tôi tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Một lúc sau tới một thảo nguyên, tôi lại hỏi:

- Thảo nguyên này của ai?

Anh ta nói:

- Thảo nguyên của Vua chích choè.

Tôi tiếc nuối thốt lên:

- Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Rồi chúng tôi tới một thành phố lớn, tôi lại hỏi:

- Thành phố này của ai?

- Thành phố mỹ lệ của Vua chích choè.

Lúc này, tôi ân hận vô cùng, liền bật khóc:

- Tôi thật đáng thương, đáng lẽ ra tôi nên đồng ý lấy Vua chích chòe.

Chồng tôi tỏ vẻ tức giận, nói:

- Tôi thật không hài lòng khi nghe nàng nói vậy, chẳng lẽ tôi không xứng với nàng sao?

Tôi không nói gì mà chỉ lặng lẽ đi theo sau, tới một túp lều, tôi liền hỏi:

- Nhà ai thế này?

Chồng tôi thản nhiên nói:

- Nhà của chúng ta đó!

Tôi cúi người bước vào trong, rồi hỏi:

- Vậy người hầu đâu?

Anh ta đáp:

- Làm gì có người hầu, chúng ta phải tự làm mọi người.

Nói xong, anh ta yêu cầu tôi đi nhóm bếp và nấu ăn. Nhưng tôi nào có biết nhóm bếp và nấu ăn. Cuối cùng, anh ta vẫn phải tự làm mọi việc.

Hôm sau, anh ta thức tôi dậy, rồi nói:

- Chúng ta không thể ngồi không, phải làm gì để kiếm sống. Hay là em đan sọt để bán?

Tôi chỉ có thể nghe theo. Chồng tôi vào rừng lấy tre nứa về, tôi phải chẻ lạt đan sọt. Nhưng từ lớn đến bé tôi có làm việc này bao giờ?

- Hay là em dệt vải - Chồng tôi lại gợi ý.

Tôi cũng nghe theo, nhưng tôi cũng chẳng làm được.

- Em chẳng làm được việc gì. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Tôi nghe lời chồng, ra chợ bán hàng. Lúc đầu, khách đến mua khá đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Một hôm, tôi đang ngồi bán hàng như mọi khi thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của tôi đổ vỡ. Tôi sợ hãi ngồi khóc lóc, rồi về kể cho chồng nghe. Chồng tôi trách móc, rồi nói rằng đã hỏi được công việc phụ bếp trong cung cho tôi.

Một lần, trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử. Tôi lén vào xem, khung cảnh hoàng cung làm tôi nhớ lại cuộc sống trước đây. Tôi cảm thấy buồn tủi và ân hận. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Hoàng tử nhìn thấy tôi, bước tới tỏ ý muốn tôi nhảy cùng. Tôi sợ hãi lùi lại.

Tôi nhận ra Vua chích chòe, tìm cách chạy nhưng không được. Tôi bị kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa xung quanh cười cợt khiến tôi vô cùng xấu hổ. Tôi nhanh chóng chạy ra ngoài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói quen thuộc:

- Đừng sợ, anh chính là người hát rong sống cùng em đây. Anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em.

Tôi nghe xong liền bật khóc:

- Em đã làm nhiều điều sai, em không xứng đáng là vợ anh.

Nhưng chàng đã nói với tôi:

- Em đừng tự trách mình nữa, mọi khổ cực đã qua, giờ chúng ta hãy sống hạnh phúc cùng nhau.

Tôi nghe theo lời Vua chích chòe. Ngày hôm đó, hoàng cung mở tiệc linh đình. Toàn thể triều đình đều có mặt để chúc mừng cho chúng tôi.

26 tháng 12 2023

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 
26 tháng 10

0987028379

13 tháng 2 2022

Nhưng bài đọc đâu

13 tháng 2 2022

trong SGK Lớp 6 tập 2 kết nối tri thức trang (ko nhớ) 

Bạn tham khảo nha: 

- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng.

Lời nói hành động: Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

 

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

8 tháng 4 2022

?

MB: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề và trích nguyên lời nhận xét
TB: 
(1) giải thích
- Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa. Tuy đã ra đời từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhưng truyện cổ tích vẫn được lưu truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác.
- Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc với mỗi người.


- Yếu tố thần kỳ là gì?
- Cốt truyện là gì? Cốt truyện đóng vai trò như thế nào trong truyện cổ tích? 
- Như thế nào là chi tiết hư cấu kì ảo?
( Xem lại kiến thức sách giáo khoa để trả lời, tránh thô- khô khan nhé)
- => Ý cả câu: 
- Đánh giá chung: 
+ Ý kiến trên nhằm đề cao vai trò của của các yếu tố kì ảo và chi tiết hư cấu trong truyện cổ tích
+ Nhờ các chi tiết , yếu tố đó làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, cũng giúp cho nhân vận trong truyện thay đổi được số phận của mình, hướng tới những cái tốt đẹp , để đạt tới hạnh phúc của mình
+ Nhưng cũng không thể khẳng định được câu nói trên hoàn toàn đúng, chi tiết hư cấu, yếu tố kì ảo chỉ là yếu tố, không phải là cái quyết định hành trình thay đổi số phận của của nhân vật trong truyện mà cái căn bản là con người, chính sự nỗ lực của họ mà ra
(2) Bình luận, chứng minh
(1) các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận
- Từ số phận ngèo khổ, bất hạnh. Chịu sự hành hạ của người khác , các nhân vật bất hạnh như cô em út, người mồ côi, con chồng.......đều được nhân dân sáng tạo ra các yếu tố kì ảo nhằm giúp họ thay đổi số phận. Đó là sự xuất hiện ông bụt- hiền lành, nhân hậu, tốt bụng . Luôn đi giúp đỡ những con người bất hạnh
- Trong truyện cổ tích mô- típ những người ngèo khổ được sự ủng hộ của nhân dân là một điều vô cùng tất yếu. Bởi tuè trước tới nay, xã hội phong kiến đã chà đạp, vùi dập người nôpng dân xuống tận vũng bùn nhơ nhớp 
- Chứng minh: ( Chú ý các tác phẩm lớp 10 bạn đã học sau đó mở rộng ra các tác phẩm ngoài. Theo mình thì ít nhất phải lấy ra 3 vd) 
+ Truyện cổ tích tấm cám: Ông bụt luôn xuất hiện mỗi khi tấm cần. Luôn giúp đỡ nàng khi nàng bị mẹ con cám bắt nạt và hành hạ. Bao lần, nàng chỉ biết ngồi một mình rồi khóc, nàng chỉ biết câm nén, dấu kín vì nagf ý thức được thân phận mình. Thời điểm này chỉ có ông bụt mới có thể giúp tấm. Giúp nàng có con cá bống tâm sự, bầu bạn, giúp nàng có thể đến lễ hội và gặp được vua...
+ Truyện cổ tích cây tre trăm đốt: Một lần nữa trong truyện cổ tích lại có sự xuất hiện của bụt, giúp chàng trai nghèo thực hiện đc ước muốn và trừng trị tên phú ông tham lam

+ Truyện cổ tích cây khế : Yếu tố thần kỳ xuất hiện khicậyu em biết sống đúng với mình, không lam tham=>thay đổi số phận bản thân
(2)sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc
- Nhờ các chi tiết hư câu, những nhân vật bất hạnh luôn tìm được hạnh phúc cho riêng mình
CM: 
+ Cô tấm được trở lại, sống hạnh phúc với nhà vua sau bao nỗ lực 
+ Chàng nông dân lấy được con gái của phú ông , khiến cho phú ông không còn tham lam như trước 
+ Cậu em được sống hạnh phúc, người anh trai tham lam bị trừng trị thích đang
- Song, các chi tiết hư cấu chỉ đóng một vai trò nào đó trong một hành trình dài tìm đến hạnh phúc của một con người. Các nhân vật trong truyện cổ tích luôn ý thức được thân phận nhỏ bé, thiệt thòi của mình. Họ không dám đứng lên, dù bị hành hại đến đau khổ, tủi nhục. Nhưng nhờ có các yếu tố thần kỳ, họ trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm giành lại những gì mình muốn. Dựa trên khả năng của mình, họ dám đương đầu, đấu tranh với cái ác ...........
- Các truyện cổ tích luôn có kết cục có hậu. Thể hiện ước mơ của nhân dân thời xưa
(3) Mở rộng: 
- Ảnh hưởng đến văn học trung đại:
- Khả năng tồn tại của truyện cổ tích 
KB: Khẳng địnhk vấn đề