K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2018

Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.

Có thể viết về nạn nghiện game online:

" Dạo một vòng quanh các tuyến đường Tuyên Quang, Nguyễn Du, Từ Văn Tư... (Phan Thiết), chúng tôi thấy có khá nhiều điểm kinh doanh internet. Hầu như vào thời điểm tan học và các ngày nghỉ, nhiều em học sinh không về nhà ngay mà "la cà" vào các tiệm internet. Hình ảnh những cậu học trò trên người vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay cầm điếu thuốc lá khua lia lịa trên bàn phím nhìn rất phản cảm. Nhiều học sinh vừa ăn, uống vừa chăm chú chơi game online, người chơi thắng thì hò hét vì "hạ" được đối thủ, kẻ thua cuộc thì chửi thề rồi tìm cách "bắn, giết" lại đối phương.

Chuyện học sinh bỏ học chơi game bây giờ không chỉ có ở các em cấp 2, cấp 3 mà nhiều em mới học tiểu học đã hình thành thói quen xấu đó. Từ mê game, nghiện game bạo lực, nghỉ học nhiều, các em còn sa vào con đường phạm tội như ăn cắp vặt, lấy đồ vật trong gia đình đem bán... Một học sinh thường xuyên "cắm chốt" ở tiệm internet cho biết: "Học xong, em ra đây ngồi luôn. Em đang đấu với đối thủ mạnh lắm, về thì uổng vì ít khi có đối thủ ngang tầm, mà ngừng phút nào là bị tụt hạng ngay". Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên trong các tiệm internet đều bán thức ăn, nước giải khát, thẻ game… để phục vụ các game thủ chơi cả ngày và đêm.

Để hạn chế những tác động xấu của game online trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con cái thường xuyên, hướng con cái tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao và các hình thức giải trí lành mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm về quản lý internet, nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ game online"

30 tháng 4 2022

1.  Thực trạng:

-  An toàn giao thông là vấn đề nhức nhối, được cả xã hội quan tâm.

-  Tình trạng vi phạm an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến: đua xe, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, bốn người,...

- Ngày ngày, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, nhất là giao thông đường bộ, nhiều vụ có hậu quả nghiêm trọng như chết người.

2.  Nguyên nhân vi phạm và gây tai nạn giao thông:

- Nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật an toàn giao thông của người dân còn kém, nhất là ở độ tuổi vị thành niên.

-  Chất lượng cầu đường không đảm bảo an toàn.

- Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, sự lỏng lẻo trong quản lí và xử lí vi phạm.

3. Hậu quả:

 - Thiệt hại về người và tài sản.

-   Ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế, nhất là du lịch.

4.  Giải pháp:

-  Tăng cường việc giáo dục, tuyên truyền luật an toàn giao thông cho người dân, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật.

-  Có hình thức xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm luật.

-  Làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức, cậy quyền làm trái quy định của Nhà nước.

-  Nâng cao chất lượng đường xá cầu cống…

25 tháng 11 2018
Họ tên Bút danh (nếu có) Năm sinh - Năm mất Tác phẩm chính
Nguyễn Đình Thi 1924 – 2003 Bên bờ sông Lô (truyện), Bài thơ Hắc Hải (thơ),…
Nguyễn Tuân 1910 – 1987 Vang bóng một thời , Sông Đà,…
Nguyễn Sen Tô Hoài 1920 - 2014 Dế Mèn phiêu lưu kí, Miền Tây, …
25 tháng 11 2018

Bài thơ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da...

Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

27 tháng 11 2018
Tên tác giả Năm sinh Bút danh(nếu có) Những tác phẩm chính
Nguyễn Khải 1930 Mùa lạc (1960), Xung đột (1953- 1962), Chiến sĩ (1973), Gặp gỡ cuối năm (1982)…
Nguyễn Tuân 1910- 1987 Sông Đà (1960), Vang bóng một thời (1933), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi…
Nguyễn Sen 1920- 2005 Tô Hoài Truyện Tây Bắc, Dế Mèn phiêu lưu kí, Hoàng Văn Thụ, Mười năm, Tây Bắc
Nguyễn Trung Thu 1940 Em hoặc không ai cả (1995), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996), Kỉ niệm về lời ru buồn…
Nguyễn Đình Thi 1924 Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974)…
Bế Kiến Quốc 1949 Những dòng sông chung (1979), Chú ngựa mã sao (1979), Dòng suối thần kì (1984)…
Phan Thị Thanh Nhàn 1943 Tháng giêng hai (1970), Hương thầm (1973), Chân dung người chiến thắng 1977)…
Trần Bích Lan 1932 Nguyên Sa Thơ Nguyên Sa (1958), Gõ đầu trẻ, Mây bay đi…

24 tháng 11 2018

TẠ VŨ
Tên khai sinh : Vũ Hùng, sinh ngày 22-3-1935 tại Hà Nội.
Nhiều năm làm giáo viên bổ túc văn hoá tại Tổng cục Đường sắt. Sau đó nhiều năm làm thợ. Đã nghỉ hưu.
Đã xuất bản : Vừng sen Hàm Rồng ( Trường ca, 1975 ); Những cánh chim trời ( 1984 ).
- NGUYỄN TRUNG THU
Sinh ngày 15-8-1940. Quê quán : Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi ở lại Trường giảng dạy. Tháng 9-1971, nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị, rồi trợ lí nghiên cứu - biên tập ở Tổng cục Chính trị ( Bộ Quốc phòng ). Năm 1983 chuyển ngành, làm việc tại Ban Văn hoá, văn nghệ Trung ương Đảng, sau là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
Đã xuất bản : Em hoặc không ai cả ( 1995 ); Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996); Kỷ niệm về lời ru buồn ( 1998 ).
- NGUYỄN ĐÌNH THI
Sinh ngày 20-12-1924, tại Luang Prabang ( Lào ). Quê quán : Vũ Thạch, Hà Nội. Thuở nhỏ sống ở Lào. Năm 1931 theo gia đình về nước. Tham gia hoạt động cách mạng từ 1941. Năm 1943 tham gia Hội Văn hoá Cứu Quốc, tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và được cử vào uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau cách mạng Tháng Tám ( 1945 ), làm Tổng thư kí Hội văn hoá cứu quốc, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam ( từ năm 1948 ). Tổng thư kí Hội Văn nghệ ( 1956-1958 ); Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I,II,III.
Đã xuất bản : Người chiến sĩ ( 1956 ); Bài thơ Hắc Hải ( 1959 ); Dòng sông trong xanh ( 1974 ); Tia nắng ( 1983 ).
- BẾ KIẾN QUỐC
Sinh ngày 19-5-1949. Quê quán : Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Làm công tác văn hoá thông tin nhiều năm ở Hà Tây.
Đã xuất bản : Những dòng sông ( in chung, 1979 ); Chú ngựa mã sao (truyện thơ, 1979); Dòng suối thần kỳ ( truyện thơ, 1984 ); Cuối rễ đầu cành (1994 ).
- VIỆT PHƯƠNG
Sinh năm 1928. Quê quán : Hà Nội. Tham gia cách mạng từ kháng chiến chống Pháp. Công tác nhiều năm ở Viện quản lí kinh tế Trung ương và Văn phòng Chính phủ.
Đã xuất bản : Cửa mở ( 1970 ).
- PHAN THỊ THANH NHÀN
Sinh ngày 9-8-1943. Quê quán : Tứ Liên, Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp đại học ngành báo chí, làm phóng viên báo Hà Nội Mới, Phó Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
Đã xuất bản : Tháng giêng hai ( in chung. 1970 ); Hương thầm ( 1973 ); Chân dung người chiến thắng ( 1977 ); Nghiêng về anh ( 1992 ) ...
- NGUY ÊN SA :
Nguyên Sa tên thật Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội.
Du học Pháp từ thuở niên thiếu và đậu cử nhân văn chương, Nguyên Sa về Việt Nam sau hiệp định Genève năm 1954 và làm ngạc nhiên nhiều người vì khả năng xử dụng tiếng Việt tuyệt vời của ông. Ông sinh sống bằng nghề giáo sư dạy Triết và rất thành công.
Thơ Nguyên Sa trữ tình, lãng mạn, giàu nhạc điệu, chất chứa sáng tạo trong ngôn ngữ cũng như hình ảnh, đôi khi pha lẫn thi tứ triết học.
Ông sang Mỹ năm 1975 và từ đó làm báo. Ông đã từ trần ngày 18-4-1998 tại Orange County, nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi.
Tác phẩm tiêu biểu: Thơ Nguyên Sa (1958), các tập biên khảo Quan Điểm Văn Học và Triết Học, Một Bông Hồng cho Văn Nghệ..., truyện Gõ Đầu Trẻ, tập truyện Mây Bay Đi.

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

hok tốt!!

11 tháng 3 2020

Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-viet-thu-cho-ban-o-mien-xa-ta-lai-khu-pho-hay-thon-xom-ban-lang-noi-minh-o-vao-mot-ngay-mua-dong-gia-lanh-40085n.aspx

Sơn Tây ngày 20 tháng 06 năm 2014

Ngọc Dung thân mến!

Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.

Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.

Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.

Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.

Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.

Dung có nhớ bé Trung - em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.

Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!

Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn - xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.

Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!

Thân ái!

Thu Nga

31 tháng 3 2021

tham khảo

Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa
Mở bài

Người xưa có câu:

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Thân bài

Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục

- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.

- Góp phần thể hiện nhân cách con người.

- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Nhận định về trang phục đẹp

- Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp.

- Trang phục thể hiện tính cách:

+ Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Quan điểm về đồng phục học sinh

- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.

- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.


 
- Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường

Về đồng phục áo dài của nữ sinh

- Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh

- Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường

- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.

Khẳng định về trang phục đẹp

- Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.

- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.

- Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.


 
Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

Kết bài

Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp, đẹp là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa mẫu 2
Mở bài

Trang phục không chỉ là thứ để che chắn cơ thể mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hoá.

Chính vì vậy mà mặc trang phục như thế nào cho hợp là một điều rất quan trọng nhưng thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.

Thân bài

Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiên nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hoá.

Chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ.


 
Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hoá.


 
Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình.

Chạy theo mốt có nhiều tác hại: Vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc thuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại:

* Dẫn chứng: Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ, ngôn từ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là “mốt” để khoe bạn bè… Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những chiếc quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì “mốt”.

Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc.

Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.

* Dẫn chứng: Các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khắt khe với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cố hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi… con trai. Các bậc phụ huynh và thầy cô nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.

Không vì thế mà muốn “diện” trang phục như thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay.

Liên hệ bản thân và rút ra bài học:

+ Cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

+ Không đua đòi, chạy theo mốt.

Kết bài

Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.

Rút ra bài học cho bản thân.