K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Chùa Phật tích nằm trên sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được xem là một trong những trung tâm Phật giáo sớm của Việt Nam. Theo truyền thuyết, nhân dân địa phương truyền tụng lại thì ngày xưa ở dưới chân núi nơi chùa Phật Tích tọa lạc có tòa tháp cổ rất to lớn, khi tháp bị đổ nát còn để lại vết tích là pho tượng Phật bằng đá. Trong bài minh văn khắc trên tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền tự bi” niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687) hiện dựng trước Nhà tổ của chùa, có đoạn viết “Vua thứ ba triều Lý, năm Long Thụy Thái Bình 4 (tức năm 1057) cất lên cây tháp quí cao nghìn trượng, lại dựng lập pho tượng mình vàng cao sáu xích…” Pho tượng mình vàng này chính là tác phẩm điêu khắc Adiđà cổ nhất và hoàn thiện nhất của thời Lý mà chúng ta còn lưu giữ được cho đến ngày nay.

Tuy nhiên trải qua những sự thăng trầm của lịch sử cũng như những biến cố khác nhau của chính pho tượng, nên hình ảnh nguyên tác của tượng Adiđà thời Lý cho đến nay không hẳn đã toàn vẹn. Do vậy xung quanh pho tượng này các nhà nghiên cứu đã đặt ra không ít những giả thiết về diện mạo thực của nó. Trong bài viết này, cùng với những chi tiết tượng được khai quật gần đây, chúng tôi cũng xin mạo muội dựng lại và lý giải cho hình ảnh ban đầu của kiệt tác tượng Phật thời Lý này.

Pho tượng Adiđà chùa Phật Tích được tạc bằng đá xanh nguyên khối, kích thước hiện tại kể cả bệ cao 2m77 thể hiện Đức Phật Adiđà ngồi tọa thiền trên tòa sen theo lối Kiết Già toàn phần ([1]), dáng ngồi thanh thản tự tại. Khuôn mặt người mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hoá với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo. Những quí tướng của Phật được thể hiện rất rõ như tóc xoắn ốc, đỉnh đầu có nhục kháo nổi cao, cổ cao ba ngấn, dái tai dài chạm xuống vai (nay đã bị sứt mẻ hết). Thân hình cân đối thanh thoát, mình mặc pháp y với hai lớp áo, các nếp được gợi tả rất khéo bằng lối chạm mỏng, mượt mà, mềm mại kiểu áo dính ướt mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc thời Đường. Chỉ khác là tượng Phật thời Đường Trung Quốc, ít nhiều nở nang hơn. Chính những nếp áo chảy mượt này đã khiến cho pho tượng mang ít nhiều chất nữ tính. Chất nữ tính này còn được tôn thêm bởi lớp áo vân kiên phủ vai hình lá sen. Lớp áo, cách tạc vừa có tác dụng để lộ ra thân hình thon dài của tượng nhưng đồng thời cũng tạo ra những điểm nhấn, độ dừng của mắt trên một tỷ lệ khá dài từ vai đến khuỷ tay. Đặc biệt vết hõm giữa tay và mình tượng khiến cho tượng tuy có vẻ đồ sộ nhưng vẫn thanh thoát mềm mại. Điểm nhấn cuối cùng là đôi bàn tay kết ấn tam muội được chạm khắc rất công phu. Tay trái đặt trên lòng bàn tay phải, hai ngón cái chạm khít nhau đặt giữa lòng đùi khiến cho pho tượng được khép lại trong một khối tĩnh. Đứng về mặt tạo hình mà nói thì đôi tay này cũng là điểm vừa chặn vừa buông những nếp áo tạo nên những sự chuyển động vừa lan toả vừa hướng tâm.

Nếu quan sát pho tượng từ phía bên cạnh thì thấy rằng toàn bộ pho tượng được tạc hơi nghiêng về phía trước tạo ra một thế ngồi tự nhiên nhất. Đồng thời ở tư thế này, ta cũng lập tức nhận thấy sự bất hợp lý của phần cổ và đầu tượng, nơi đã được gắn lại sau khi tượng Adiđà bị bắn gãy cổ vào thời kháng chiến chống Pháp. Điều này sẽ liên quan đến sự lý giải dáng thế và bệ tượng ở phần sau của bài viết.

Quan sát tượng từ phía sau lưng, có lẽ điểm độc đáo nhất của pho tượng này so với đa phần các tượng Phật giai đoạn muộn, thì việc quan tâm đến không gian bốn chiều dường như ít được để tâm. Cái nút áo được tạc khá tỷ mỉ được kết lệch về bên phải của pho tượng đầy tính cách điệu này chứng tỏ vị thế của pho tượng chắc chắn không chỉ để người đời chiêm ngưỡng chỉ từ ba phía, và phần lưng tượng Phật thường được dựa sát vào tường như điêu khắc Phật giáo các thế kỷ sau. Nó giúp cho việc khẳng định vị trí đặt tượng ở trung tâm ngôi tháp thời Lý là có căn cứ. Không chỉ vậy, ngôi tháp cao ngàn trượng như thư tịch ghi lại này còn phải có cửa mở ra 4 hướng khiến cho pho tượng nhìn ở bất cứ hướng nào cũng có cái nhìn toàn diện.

Ngoài ra, đứng về mặt tạo hình mà nói, cái nút xoáy sau lưng này còn cho thấy tính chất giả tưởng trong điêu khắc Phật giáo Việt Nam . Nó là sự khái quát hình ảnh của chiếc áo cà sa, mặc dù được mô tả như một chiếc áo được dính ướt vào thân Phật nhưng nhìn từ phía đàng sau với vẻ to bè tạo độ vững chắc của thế ngồi, dường như người ta không còn nhìn thấy khối thân mà chỉ cảm thấy sự chuyển động của chiếc áo. Cách mô tả chi tiết này đối lập hoàn toàn với chi tiết nút áo trước bụng. Cái nút áo trước bụng nhằm tạo cho ta cảm giác về độ thắt nhỏ của eo tượng. Nó kết hợp với sự mô tả những đường chạy song song thu lại mềm mại của lớp áo ngoài đã khiến cho thân tượng được lộ ra hết sức tự nhiên. Những đường gân nhỏ này đã được điệp lại bởi những gờ nhỏ của tấm áo phủ trùm qua đôi chân ngồi xếp bằng theo tư thế kiết già dấu đi việc phải mô tả đôi bàn chân đặt trên lòng đùi mà vẫn hết sức hợp lý, mềm mại.

9 tháng 11 2018
Tượng tạc bằng đá, theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư) vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng lưu truyền tới nay với biệt danh là "pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại" của Việt Nam.

Tượng xưa thếp vàng; thời gian trôi qua, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng đã tróc lớp vàng, lộ lõi bằng đá. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi tên Phật Tích.

Vào thập niên 1940 trong thời kỳ kháng Pháp vì áp dụng tiêu thổ kháng chiến, chùa Phật Tích bị đốt, toàn cảnh bị tàn phá nặng và pho tượng cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ, nhưng sau tượng được phục chế lại tuy không được hoàn hảo. Pho tượng này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích. Có hai phiên bản đúc lại vào thập niên 1950 và 60: một được trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một được lưu trữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Phiên bản thứ nhất phổ biến hơn nhưng tiếc là có sai sót, không được sao lại y nguyên thủy.

Xét tới nay thì tượng A-di-đà chùa Phật Tích là pho tượng lớn nhất và nguyên vẹn nhất còn lưu lại từ thời Lý.

Miêu tả

Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, taidài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ

So với tượng Phật đương đại thời nhà Đường bên Trung Hoa thì tượng Phật Trung Hoa có nét vạm vỡ trong khi tượng Phật thời Lý dáng thanh thoát, thon gọn.

Tính theo mét hệ thì pho tượng này cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m. Tuy nhiên có nơi ghi là 2,77 m chiều cao cả tượng lẫn bệ.

Giá trị văn hóa

Vì là tác phẩm tiêu biểu của triều nhà Lý, một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam, tượng A-di-đà Phật Tích đã được dùng làm mẫu trong việc dựng Đại Phật tượng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phật đài Đại Phật tượng được dựng trên núi Phật Tích, tức núi Lạn Kha xưa, một ngọn núi cao 108 m, cũng là điểm cao nhất tỉnh Bắc Ninh. Toàn thể Phật đài cao 27 m, đã được khánh thành ngày 26 Tháng Chín, 2010. Công trình này làm bằng đá và khi hoàn tất, đạt kỷ lục là "pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông nam Á"

26 tháng 10 2017

1.Thuyết minh về lịch sử của chùa Phật Tích:

- Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phậtbằng đá xanh nguyên khối được dát vàng bên ngoài.Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.

- Vào thời Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này.

- Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Chùa đã bị quân đội Phápđốt cháy hoàn toàn vào năm 1947. Khi hòa bình lập lại, chùa đã khôi phục dần dần.

2. Kiến trúc từng phần của ngôi chùa:

Chùa Vạn Phúc được xây dựng trên núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, núi Tiên Du, núi Nguyệt Hằng), cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống. Tính từ cổng chùa lên đến vườn tháp, khu vực chùa có 3 lớp.

+ Vườn chùa: Vườn chùa là khu đất cao hơn khu vực cổng chùa 3,7 mét và được kè đá chắc chắn, chế tác từ thời Lý. Dãy tường đá dài 58 mét, dưới chân có một cấp nữa, được kè vuông góc với bờ tường cấp thứ hai rộng một mét, cao 0,75 mét. Chính giữa chiều dài bức tường có một con đường đá rộng 5 mét được cấu tạo thành 30 bậc. Bậc nền thứ nhất này nổi tiếng với vườn hoa mẫu đơn tuyệt đẹp, theo truyền thuyết là nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên. Trong thơ ca còn truyền lại nhưng câu ca ngợi vẻ đẹp của vườn hoa:

"Mẫu đơn rực rỡ giữa vườn chùa
Đỏ thắm, xinh tươi thật mặn mà.
Thiếu nữ hái hoa chùa bắt vạ !
Chàng trai cởi áo chuộc nàng ra"

+Bậc nền thứ hai: là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, đã tìm thấy nhiều di vậtthời Lý và nền móng của một ngôi tháp gạchhình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.

+Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì là một cái ao hình chữ nhật, nay đã cạn nước. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất 1,9m, ở mỗi nửa thềm đá chạm nổi một con rồng khá lớn, giữa thềm đá chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thủy ba)

3. Vị trí, giá trị của ngôi chùa trong đời sống

- Chùa Phật Tích đóng góp quan trọng trong vẻ đẹp kiến trúc tiêu biếu trong lịch sử Việt Nam.

- Hội tụ những danh lam, di tích nổi tiếng, hấp dẫn: pho tượng A di đà cao 4,7m, tượng đầu người mình chim vỗ trống, mười linh thú gồm 5 đôisấu, ngựa, trâu, voi, sư tử, 32 ngọn bảo tháp,...

- Là tài sản quý giá về cả vât chất và tinh thần của đất nước, chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa. -Trong tương lai, núi Lạn Kha - chùa Phật Tích sẽ trở thành một đại danh lam của đất nước. Một quy hoạch tổng thể quy mô, với 10 ha sắp được khởi công xây dựng. Tâm điểm của thắng tích sẽ là một Đại Phật Thành cao 27m, quay mặt hướng Tây Nam, phục dựng theo nguyên mẫu Bảo tượng A Di Đà của chùa

Chúc bạn làm bài thật tốt nha !!! ^ ^

28 tháng 10 2017

Dài dễ sợ.Hiz batngo

3 tháng 11 2019

1Chùa một cột xây vào thời gian và năm 1028-1054

2 Tượng Phật A- di- đà xây dựng vào năm 1057

3 tháng 11 2019

1.

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.

Chúc bạn học tốt!

Tượng trưng cho Phật pháp, dùng thần lực của nhà Phật để cứu độ chúng sinh muôn loài. ... Đây là ý nghĩa rất tế nhị của Phật giáo.

16 tháng 3 2023

Câu 5. Đâu không phải là công trình kiến trúc và điêu khắc thời Lý?

A. Chuông Quy Điền.                           B. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

C. Tháp chùa Phổ Minh.                      D. Liên Hoa Đài - chùa Một Cột.

=>  Tháp chùa Phổ Minh được xây dưới thời vua Trần Anh Tông (1350)

16 tháng 3 2023

Câu 5. Đâu không phải là công trình kiến trúc và điêu khắc thời Lý?

A. Chuông Quy Điền.                           B. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

C. Tháp chùa Phổ Minh.                      D. Liên Hoa Đài - chùa Một Cột.

17 tháng 11 2021

Tham khảo 

 

- Đạo Phật thời Lý được coi trọng:

+ Hầu hết các vua nhà Lý như: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều sùng đạo Phật.

+ Các vua sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật,…

=> Vì thế ở kinh đô cũng như các địa phương, chùa chiền được xây dựng ngày càng nhiều. Các vua nhà Lý đều trọng dụng nhà sư tham gia cào việc nước. Lý Công Uẩn vừa lên ngôi đã cho xây dựng 8 ngôi chùa ở quê mình (Bắc Ninh), xây dựng và sửa sang nhiều chùa ở kinh đô và các địa phương, cho phép hơn 1000 người ở Thăng Long làm sư.

 

17 tháng 11 2021

Tham khảo :

Vì : + Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt. + Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật.