Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn. (băng tuyết)
– Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.
– Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người.
Tham khảo:
- Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn.
- Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.
- Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật ,gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người.
Xao Pao-lô là thành phố lớn nhất của Brazil với diện tích lên đến 1 523 km2 và khu vực đông dân nhất Nam Mỹ, đứng thứ 13 trong danh sách các thành phố đông dân nhất trên thế giới với 12 triệu người (2019).
Là một trong những thành phố năng động và phồn hoa nhất trên thế giới, Xao Pao-lô là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Thành phố hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp của sự đa dạng, thể hiện qua phong cách kiến trúc độc đáo, nghệ thuật ẩm thực phong phú, các lễ hội sôi động... Bên cạnh đó, Xao Pao-lô còn nổi tiếng với hình ảnh những tòa cao ốc chọc trời, những đại lộ tắc nghẽn giao thông và thói quen sử dụng trực thăng để đi lại hàng ngày của giới thượng lưu...
- Một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực: Rêu, địa y, tảo, nấm, chim cánh cụt, thú chân vịt, chim biển, cá voi xanh.
- Các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực: Thực vật bậc thấp, chịu được giá lạnh. Động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày không thấm nước giúp giữ ấm cơ thể.
Khu di tích Mỹ Sơn mang kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ
- Chính thức nằm trong số những Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, là thành tích đáng kể mà khu di tích Mỹ Sơn có được.
- Đây chính là khu đền tháp đặc trưng của điêu khắc Chăm cổ, được phát hiện vào năm 1898 bởi học giả người Pháp là M.C.Paris. Toàn bộ khu di tích nằm trong khu vực thung lũng Mỹ Sơn thuộc địa phận của xã Duy Phú, Duy Xuyên của Quảng Nam.
- Quay về lịch sử từ thế kỷ thứ 4 thì khu vực này được xây dựng là quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp, sở hữu nhiều kiến thức đầy độc đáo. Nó là nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm. Được biết tới là đền đài chính, nổi bật của đại Hindu – Ấn Độ giáo nằm tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là di sản duy nhất của người Việt ở thể loại này nên vô cùng quý giá.
Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Khai thác: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.
- Sử dụng:
+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Để dự trữ nguồn nước vào mùa khô, Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước:
+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,..
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.
Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực:
– Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất).
– Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.
Tham khảo:
Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực: - Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60%lượng nước ngọt trên Trái Đất). - Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.
* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam:
- Trồng mới rừng.
- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
- Phục hồi rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.
- Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tự phục hồi.
- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
- Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh.
* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
- Tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới.
- Quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản.
- Tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khẩu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…
- Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.
- Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Thông tin:
Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. 7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất. Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi. Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.
Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường. Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30m, rộng 20m và cao 200m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.