Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. So sánh cấu tạo của bánh xe ô tô và bánh xe máy:
Bánh xe máy cũng có cấu tạo tương tự như bánh xe ô tô. Tuy nhiên, bánh xe máy sử dụng lóp có săm thường dùng nan hoa để nối vành bánh xe với moay-ơ bánh xe.
Tỉ số truyền của hộp số nhỏ hơn khi bánh răng số 7 bên trái được nối vào với trục thứ cấp.
Giải pháp để giảm xóc cho người và hàng hoá khi ô tô chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng:
Lắp lò xo giảm xóc ô tô, chiếc xe sẽ được hỗ trợ giảm xóc hấp thụ và phân tán lực tác động, giúp chiếc xe vận hành êm ái, thoải mái nhất.
- Hệ thống phanh trên xe đạp và hệ thống phanh ô tô đều dùng để giảm tốc độ phương tiện khi đang di chuyển.
- Hệ thống phanh trên xe đạp và hệ thống phanh ô tô khác nhau là trên xe đạp hệ thống phanh đơn giản còn trên ô tô hệ thống phanh phức tạp, phân thành hệ thống phanh chính và phụ.
Lời giải:
- Hệ thống lái giúp cho xe có thể quay vòng hoặc chuyển làn đường.
- Các bộ phận chính trên hệ thống lái:
+ Vành tay lái
+ Trục lái
+ Cơ cấu lái
+ Đòn quay đứng
+ Đòn kéo dọc
+ Đòn quay ngang
+ Chốt khớp chuyển hướng
+ Đòn bên
+ Đòn ngang
+ Dầm cầu
+ Bánh xe.
2. So sánh hệ thống treo của xe máy và hệ thống treo của ô tô:
Hệ thống treo của xe máy cũng gồm 3 bộ phận (đàn hồi, giảm chấn, liên kết) giống như trên ô tô. Tuy nhiên, bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn được chế tạo chung thành một cụm. Hệ thống treo trước của xe máy, cả ba bộ phận được chế tạo liên thành 1 cụm.
Vị trí lắp đặt các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực trên ô tô phụ thuộc vào cách bố trí động cơ.
- Khi ô tô chạy trên đường thẳng và bẳng phẳng, sức cản mặt đường lên 2 bánh xe giống nhau, hai bánh xe chủ động quay cùng vận tốc.
- Khi ô tô quay vòng, bánh xe phía trong có bán kính quay vòng nhỏ hơn bánh xe ngoài nên nó quay chậm hơn.