K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hung Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói xáo rỗng, giả dối, lố bịch.

- Trong truyện, nhân vật chính "tôi" vốn chẳng bị sao, nhưng vì muốn giả vờ mình là người có tri thức, anh ta đã đi khám mắt và kết quả bác sĩ lại đưa cho anh ta một cặp kính sai

- Câu chuyện đã tạo nên những yếu tố gây cười, đặc biệt là ông bác sĩ dường như khám không ra bệnh nhưng lại mắng nhau trước mặt bệnh nhân. Cuối cùng, kết quả là bệnh nhân không có bệnh gì cả.

- Tác giả đã áp dụng những phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại để tăng tính hài hước cho câu chuyện.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì, vì muốn giả tri thức mà đi khám mắt kết quả bị bác sĩ cho đeo kính sai.

Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Các ông bác sĩ dù khám không ra bệnh nhưng người sau mắng người trước và đều khám không ra bệnh. Kết quả bệnh nhân vốn chẳng bị gì.

Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này:

+ Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.

+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.

16 tháng 9 2023

Đặc điểm chính của hài kịch

Khái niệm

Là một thể loại dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người

Nhân vật

Là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội

Hành động

Là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch

Xung đột kịch

Thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực

Lời thoại

Là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại)

Lời chỉ dẫn sân khấu

Là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ…

Thủ pháp trào phúng

Thường sử dụng các thủ pháp như phóng đại tính phi lô-gic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật; các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí…

Ví dụ

Ông Giuốc-đanh:  - Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Phó may:               - Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh:  - Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì

  sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may:                - Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh:   - Đâu có là thế nào.

Phó may:                - Ngài tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh:   - Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

Phó may:                - Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm được đấy.

13 tháng 9 2023

- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.

14 tháng 9 2023

- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.

- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.

- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.

- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.

- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.

- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...

14 tháng 9 2023

Nhân vật

Phân tích

Nguyễn Huệ

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long, “giận lắm”, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, “giữ lấy lòng người”, chiêu mộ nhân tài ra giúp nước…

- Đi đến đâu, ông chiêu mộ binh sĩ đến đó. Chính sách cũng hết sức hài hòa, lấy dân làm gốc, không bao giờ cưỡng bách dân chúng.

- Nguyễn Huệ rất sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.

- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.

- Ông có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.

- Nguyễn Huệ là người có tài dụng binh như thần.

Lê Chiêu Thống

- Chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.

- Vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài.

- Là một ông vua bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất nước, cấu kết với nhà Thanh để đất nước rơi vào tay của kẻ thù phương Bắc

15 tháng 9 2023

Gợi ý:

MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.

TB:

Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?

+ Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.

+ Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.

- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?

+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.

+ ...

- Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?

+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

- Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?

+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.

+ ....

- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?

+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

+ Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.

KB:

+ Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.

+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.

- Một số chi tiết gây cười là:

+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy.

+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.

+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái.

+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

- Biện pháp phóng đại ở chi tiết ông Giuốc-đanh được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ông ta thưởng tiền cho người nào gọi ông như vậy.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Chi tiết gây cười trong văn bản:

+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.

+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.

+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.

- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.