Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn hóa Cam-pu-chia
+ Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết phát triển
+ Kiến trúc nổi tiếng với quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom
- Văn hóa Lào
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma
+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên
+ Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
- Tình hình kinh tế:
+ Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Tình hình văn hóa
+ Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn
+ Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín
+ Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
- Tình hình xã hội
Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.
Những đóng góp tiêu biểu:
-Kinh tế-chính trị:
+Kinh tế phát triển toàn diện(nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp).
+Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
+Năm 1042,ban hành bộ luật Hình thư bộ luật hình văn đầu tiên.
+Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
-Văn hóa-giáo dục:
+Năm 1070, nhà Lý lập văn miếu.
+Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên và xây dựng chùa Diên Hựu.
-Chống ngoại xâm:nhà Lý tiến hành kháng chiến chống quân Tống lần 2 (từ 1075-1077).
- Đến thời Đường, thơ ca Trung Quốc có bước nhảy vọt. Về văn học, thời Đường thịnh nhất là thơ. Thơ Đường có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là những thi nhân ưu tú mà tên tuổi còn sáng mãi đến ngày nay.
- Phật giáo ngày một hình thành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ học và các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều.
- Nho giáo phát triển thêm về lý luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng các nhà Nho.
- Thời Tống là giai đoạn phát triển nhất của từ. Từ là lời của điệu nhạc có sẵn do thơ Đường biến thể mà thành. Đây là một hình thức văn học nghệ thuật phục vụ cho giai cấp phong kiến và cũng là món ăn tinh thần của tầng lớp thị dân.
1. Vai trò của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).
- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
2. Vai trò của Vương triều Mô-gôn:
- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.
Những nét tiêu biểu của văn hoá Cam-pu-chia và văn hoá Lào :
- Văn hoá Cam-pu-chia :
+ Sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
+ Kiến trúc nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co.
- Văn hoá Lào :
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú, hồn nhiên. Người Lào có rất nhiều lễ hội.
+ Kiến trúc : xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
—> Nén văn hoá truyền thống Cam-pu-chia vào Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trẽn các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Mỗi nước đều lồng vào đó nội dung của mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bán sắc dân tộc.
Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Thời tiền sử, trên đất Cam-pu-chia ngày nay đã có một bộ phận cư dân cổ Đông Nam Á sinh sống. Tiếp đó, trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành. Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ đã tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn. Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là Chân Lạp.
Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược vào năm 1863.
Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Thời tiền sử, trên đất Cam-pu-chia ngày nay đã có một bộ phận cư dân cổ Đông Nam Á sinh sống. Tiếp đó, trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành. Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ đã tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn. Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là Chân Lạp.
Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược vào năm 1863.
Lào
Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, con người đã sinh sống từ lâu trên đất Lào, mà chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng. Chính người Lào Thơng đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ hiện nay còn nằm rải rác trên cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
Mãi đến thế kỉ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là
người Lào Lùm. Lúc đầu, các bộ tộc người Lào sống trong các mường cổ, chủ yếu bằng trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Năm 1353, một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng, gọi tên là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV - XVII.
Sang thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc. Vương quốc Xiêm nhân cơ hội này đã xâm chiếm và cai trị nước Lào. Tình trạng đó kéo dài đến khi thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa (cuối thế kỉ XIX).