Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay, đã là ba mươi Tết. Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa, bánh xe thời gian chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Khắp phố phường, không khí như sôi nổi hẳn lên.
Mới sáng sớm, mọi người đã ra chợ mua sắm một vài thứ chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trên đường, ai ai cũng mặc những bộ quần áo đủ màu rực rỡ, trông giống như cả một vưòn hoa khổng lồ đang di chuyển. Đâu đâu cũng thấy không khí đón xuân.
Các quầy hàng buôn bán tấp nập. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Phía cuối góc phố, người ta xúm đông lại xem những cành đào, cành mai hay những cây hoa đủ màu sắc, chủng loại và ai cũng trầm trồ không ngớt. Những bông hồng nhung đang nở hoa như muốn phô bày sắc đẹp. Các loài hoa khác như cúc, lay ơn, hướng dương, thược dược,… chen nhau khoe nụ, khoe hoa. Rồi cây đào, hoa phô màu hồng tí xíu như đang chúm chím cười. Tất cả, tất cả như muốn phô sắc với mọi ngưòi về vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Quả là một rừng hoa dưới trời xuân.
Những quầy hàng bán đồ tết chật cứng người, vẻ mặt ai cũng vui tươi hào hứng, ở đây bán đủ các thứ hàng, dường như tất cả của ngon vật lạ ỏ trên đời đều tụ hội về đây. Dọc khu phố, có hai chiếc xe bán tranh tết cứ chào mời hết người này đến người kia ở một bãi đất trống, những cô cậu bé diện những bộ quần áo mới cứ chạy lăng xăng bên nồi bánh chưng của gia đình. Ngọn lửa bùng to, ấm áp. Tất cả mọi người đang quây quần bên nồi bánh chưng. Chốc chốc lại khều cho lửa cháy to hơn…
Không khí đón Tết ỏ nơi đây thật rộn rã và náo nhiệt, cảnh vật như đang đổi khác. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của năm mới. Con người cũng xích lại gần nhau hơn, tình làng nghĩa xóm thêm đậm đà hơn.
Em tham khảo nhé !
Tham khảo:
Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người ai cũng không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi lẽ vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là chuẩn bị được gia đình và cả xóm đón một mùa xuân sang, mấy ngày giáp tết này, nhà nhà nào cũng tươi vui, đường lối nhỏ qua lại của người người trong xóm tấp nập hơn.
Gần Tết đến xuân về, xóm quê em vui như trẩy hội. Không khí ở đây vẫn thanh bình, khác hẳn với cái vui, cái ồn ào, nào nhiệt, sầm uất kiểu thành phố. Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của các bà, các mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân sắp tràn ngập mang theo bao niềm vui đến dân làng trong xóm quê nhỏ nhưng đầm ấm của em.
Công tác chuẩn bị Tết trong xóm em rất nhanh nhẹn, khẩn trương. Đến ngày 30 Tết, xóm em đã hoàn thành và biến xóm quê từ một nơi tối tăm, lạnh lẽo thành khu vườn tuyệt diệu như trong truyện cổ tích vậy. Sáng sáng, các bà, các mẹ, các cô trong xóm dậy từ sớm tinh mơ ra chợ xem những hộp bánh, kẹo ngon, những trái chín quả căng mọng mua mang về gia đình. Họ ăn mặc tà áo dài thướt tha, mỗi bước đi, tà áo ấy bay bay trông thật giống chuẩn mực một thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam. Các bác, các chú, bố em diện bộ vest có vẻ rất lịch sự mỗi chiều lại phóng xe xuống những vườn đào, quất cảnh xem có cây, cành nào đẹp sắm sửa. Bọn chúng em trang trí bằng những câu đối đỏ, cây quất, cành đào trước cửa nhà. Mọi người luân phiên nhau dọn dẹp chào đón một năm mới ấm no, căng tràn hạnh phúc.
Năm nào cũng như vậy, những ngày giáp Tết luôn là tất bật, tươi vui nhất. Mặc dù hiện đại đã gần như bao trùm mọi nơi nhưng nét cổ truyền của dân tộc - ngày Tết vẫn luôn được gìn giữ, làm nền tảng giúp chúng ta sống tốt đẹp. Ngày Tết Âm lịch ( Tết Nguyên Đán ) theo phong tục là Tết Cổ Truyền dân tộc mình. Em luôn thấy được ở mọi người, những ngày chuẩn bị luôn vui nhất.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca. Trong bài đọc, ta cảm nhận đc sự tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng. Tôi yêu quê hương, yêu đất nước, bài thơ gợi lên những tình cảm thắm đậm của người Việt.
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.
Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.
Tả đường phố ngày giáp Tết – văn lớp 6
Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.
Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.
Tụi trẻ con như chúng em chỉ mong Tết nhanh về để được mặc quần áo mới, được ăn nhiều bánh kẹo, tha hồ đi chơi thoải mái mà không sợ bố mẹ la mắng, quan trọng hơn là không phải đi học, không phải học bài. Người lớn thì mong một năm mới với thật nhiều may mắn, sức khỏe, hạnh phúc. Còn những con đường quanh làng xóm em thì Tết đến dường như nó được đánh thức dậy để cùng chia sẻ niềm vui hân hoan với mọi người.
P/S : ĐÂY CHỈ LÀ 1 BÀI VĂN THAM KHẢO , BN DỰA VÀO NHÉ ^^
MÌNH CHÚC BN HỌC TỐT ^^
tham khảo thui nha!
Bài làm
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.
ngày 30 tết là ngayyf vui
hihi
xong rồi đó
ko chép mạng mô
đừng lo
viết vô đi
kham khảo
Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
vào thống kê
hc tốt
Những ngày cuối năm trời vẫn lạnh, như thể mùa đông chưa đủ dài để cái lạnh kịp thấm vào da thịt, như thể mùa xuân vẫn cần lạnh se sắt để người ta chẳng chần chừ, ái ngại mà gần nhau. Bất giác lại giật mình, nhẩm tính tới lui chỉ còn vài ngày nữa là Tết.
Những ngày giáp Tết bỗng trở nên tấp nập xôn xao từ đường quê ra ngõ phố. Mai vàng đã bắt đầu hé nụ. Những cây đào từ miền Bắc dần dà cũng quen với khí hậu miền Trung nên sắp nở bung. Những chậu quất, những nụ tầm xuân đầy màu sắc trải dải từ mọi con đường. Phố bỗng rực rỡ khi khoác màu áo đủ đầy hương sắc mùa xuân.
Bỗng dưng, thấy ấm áp vì năm nay mình thôi làm người xa xứ, đỡ phải chộn rộn, nao lòng mà khấp khởi ngày về. Cũng chẳng lấn cấn để tiếc nuối khi nghĩ ngày trở lại. Thành phố lộng lẫy tươi vui đó nhưng mãi mãi là chốn xa lạ chẳng dành cho mình. Bình yên biết bao khi được đứng ở quê nhà nhìn mùa xuân đủng đỉnh ghé qua.
Bạn bảo đón Tết nghèo nghèo, thiếu thiếu ở quê vẫn vui hơn Tết đủ đầy, đông vui ở thành phố. Thành phố chật chội nên người ta cũng tiếc với nhau cả một lời thăm hỏi. Ở quê, ra đường đã nghe tiếng hỏi han, xách cái giỏ biết đi chợ vẫn đon đả hỏi thăm đi đâu. Người ta hỏi không phải để biết mà hỏi để kéo nhau lại gần. Thế nên, dầu đi đâu, ai cũng muốn quay về quê nhà trước đêm giao thừa là vậy. Ở đó có những người ta thương, có kỷ niệm, có máu mủ ruột rà.
Cuối năm, bao cơ quan đoàn thể tổ chức liên hoan tổng kết, rượu bia và hát hò rôm rả. Người vui kẻ buồn vì thưởng Tết, những lời hoan ca chúc tụng làm xôm tụ cả một góc phố. Sự no đủ, thiếu thốn, giàu sang, thấp hèn bắt đầu thể hiện qua mấy ngày này.
Bác làm công việc chở hàng cho tiệm nội thất. Cuối năm, người ta mua sắm nhiều lắm nên bác mừng vui vì kiếm thêm thu nhập. Người bác nhỏ thó, lọt thỏm sau khối hàng lớn. Mỗi ngày, bác gò lưng chở không biết bao nhiêu bộ bàn ghế đẹp đẽ mà cứ nhớ đến cái ghế khập khiễng ở nhà mình. Mới hay, Tết đâu hẳn công bằng với hết thảy mọi người, còn đó bao nhiêu gương mặt nhàu nhĩ, lo toan chất chồng bởi mưu sinh.
Đi chợ, gặp đúng buổi liên hoan của các tiểu thương, mấy cô bán cá, bán rau hàng ngày lên ca hát, nhảy múa vui như hội. Chợ chia làm đôi, nửa ăn tất niên trước, nửa ăn tất niên sau để còn buôn bán phục vụ mọi người. Thường ngày, chợ lam lũ, chật chội là thế, nay cũng khoác áo mới, sạch sẽ đẹp đẽ hơn nhiều.
Xóm lục đục cúng tất niên. Nghe ba và mấy chú trong xóm rủ rỉ bao chuyện vui buồn năm qua. Ờ thì hàng xóm láng giềng, những xích mích tủn mủn bỏ qua hết, lại bắt tay nhau, mỉm cười thân ái mà đón Tết. Tết đến, ai cũng cần bao dung và rộng lượng hơn.
Anh họ mua cho dì một chiếc máy giặt để những ngày lạnh đỡ vất vả, cũng là sắm sửa Tết. Nghe cái máy ấy đáng giá mấy tạ thóc mà dì hốt hoảng, xót xa vì tiếc của. Người quê là thế, mua cái gì cũng quy ra thành lúa, thành ruộng khoai, ruộng cải, thành đàn heo trong chuồng.
Giáp Tết năm nay, cánh đồng chỉ vừa gieo sạ. Mỗi lần ngang qua, lại thấy lòng nao nao khó tả khi bắt gặp những đôi chân lấm bùn dầm mình trong lạnh buốt, những bàn tay vàng sậm vì nước phèn đặc quánh. Có người du xuân về, vội vã thay bộ áo quần đẹp đẽ để lặn lội ra thăm ruộng lúa. Vất vả theo chân suốt cả năm trời.
Những ngày giáp Tết, mấy mẹ con tỉ mẩn ngồi cắt gọt đủ thứ củ quả để làm mứt. Ngồi bên bếp lửa canh nồi mứt, khói làm mắt cay xè nhưng lại vui vì thấy có không khí Tết hơn hẳn. Mấy cô em gái chờ nắng, thấy nắng yếu ớt mà reo vui. Lục đục đem mấy bộ bàn ghế ra sân, chùi rửa rồi đánh véc ni thơm láng. Nghe người này người kia vào chỉ trỏ khen ngợi, đứa nào đứa nấy vui hẳn, cắm cúi hăm hở làm.
Đưa ông táo về trời xong, mẹ bắt đầu lúi húi trong bếp làm mâm cỗ cúng tất niên. Độ này, nhà nào cũng cúng tất niên, quay qua nhà cậu đến nhà dì, sáng nhà chú chiều nhà bác. Cứ lần lượt ghé thăm nhau như thế, thì Tết về là để những cuộc sum vầy thêm vui.
Ngẩn ngơ, lại thấy mình chông chênh với những cảm xúc cũ mới. Thật thà tổng kết những thành quả một năm qua và lên kế hoạch cho năm tới. Khép lại đủ đầy những nỗi niềm cũ kỹ cần buông bỏ và trọn vẹn đón những cảm xúc bình an. Vừa hay, Tết đã về ngang ngõ.