Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,...Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!...
bạn tham khảo nha!
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,…Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!…
Mỗi khoảnh khắc, hình ảnh trôi qua trước mắt ta đều mang một thông điệp sâu sắc của cuộc sống. Bất chợt, một cơn mưa mùa thu gợi cho ta bao mộng ước, một chiếc lá khẽ rơi đem đến cho con người những suy ngẫm về cuộc đời. Và một cánh diều bay lưng trời cũng đủ đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm của tuổi thơ.
Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng 10, tháng 11 là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà, có đứa vội đến mức không kịp thay quần áo và ăn cơm mà ngay lập tức mang diều ra những cánh đồng đã gặt ở gần nhà để chơi. Chúng tôi mê thả diều đến tối mịt mà vẫn chưa về, đợi đến khi ba mẹ xách roi ra gọi mới chịu về.
Rặng tre, bờ ruộng thường là nơi bọn trẻ con xóm tôi tụ tập để làm diều. Khung diều thường được làm từ tre. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy.
Sau khi uốn khung xong, người ta dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ta buộc dây vào diều và mang ra đồng.
Làm diều phải tỉ mỉ là vậy nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, rất đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, người thả phải “chạy mồi” một quãng.
Khi diều bay lên không trung, ta sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì ta cố định dây lại. Những đứa trẻ trong xóm tôi thường hay tụ tập với nhau để thi thả diều. Con diều nào bay cao nhất thì chủ nhân của nó sẽ được tôn làm đại ca
Tôi nhớ mãi hình ảnh thằng An năm nào. Nó thắng cuộc trong một lần thi thả diều nhưng rồi diều của nó lại bị đứt dây và bay đi mất hút. Nhìn nó tiếc đứt ruột mà bọn tôi không sao nhịn được cười.
Sau cuộc thi, tôi hay nằm nghỉ bên những đám rạ người ta vừa mới gặt. Không có cái cảm giác nào thú vị bằng việc nằm ngửa bên rạ, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Đó dường như đã trở thành một cái thú vui của trẻ con thôn quê như chúng tôi mà trẻ em ở thành thị ít có được.
Bây giờ, trẻ con, dù ở nông thôn hay thành thị cũng không phải vất vả làm diều như chúng tôi ngày xưa vì ở chợ, người ta bán cả diều đã được làm sẵn. Những con diều này đẹp, to hơn, nhiều màu sắc và cũng đa dạng hơn về hình dáng các con vật. Không gian thả diều cũng không còn được rộng rãi, thoáng đãng như trước bởi những cánh đồng giờ đã biến thành vuông tôm, khu dân cư đông đúc.
Những đứa trẻ cùng nhau thả diều năm nào giờ đã khôn lớn, mỗi đứa mỗi nơi. Không biết có còn ai nhớ đến những kỉ niệm của ngày xưa không nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu – cái thời “tuổi thơ con thả trên đồng".
thay đổi một số câu cũng được kick nha
câu 3
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
TK
Chúng ta có thể đã nghe được bài văn này ở lớp 4. nhà văn đã viết :" Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao".Quả thật là như vậy, mỗi khi trời trăng sao lưỡi liềm đều là một niềm sâu sắc mãnh liệt của các nhà văn. Có người nói trăng đẹp nhất là vào những ngày rằm, trăng tròn soi sáng đến trần gian. Nhưng đối với em, trăng đẹp nhất là trăng lưỡi liềm.
.Trăng lưỡi liềm như Chú Cuội đang ngồi trên nó, Chị Hằng vui hát múa ca. Những ngôi sao như những đúa con đang quây quần cùng mẹ nó là trăng. ánh trăng xuyên qua kẽ lá , chiếu rọi vào dòng sông như một tấm bạc chói lóa.
Những đứa trẻ xóm em chạy xe đạp, vui chơi cùng bạn bè, hàng xóm sau những ngày học mệt mỏi. Còn đối với em, mỗi buổi đêm trăng rằm là những bài đàn trong đêm trăng lưỡi liềm.
Em rất yêu quý những đêm trăng tuyệt đẹp như thế này. Những điều giản dị của mọi người xung quanh đã giúp em có một tuổi thơ tuyệt đẹp. Đó chính là những kỉ niệm đẹp trong trái tim em.
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,…Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!…
trả lời:
<==> So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
(+ ) So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
- Cảm nhận về con người cao bằng qua bài thơ:
Trong bài thơ "Trúc Thông," tác giả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về con người cao bằng thông qua việc sử dụng nhiều kỹ thuật nghệ thuật:
-
So sánh: Tác giả sử dụng các so sánh như "ông lành như hạt gạo" và "bà hiền như suối trong" để tạo ra hình ảnh về lòng tốt và tính hiền lành của người cao bằng. So sánh giúp độc giả dễ dàng liên tưởng và cảm nhận sâu sắc hơn.
-
Sử dụng đại từ: Việc sử dụng các đại từ như "chị," "em," "ông," và "bà" làm cho bài thơ trở nên thân thiện và gần gũi. Điều này thể hiện sự gần gũi và tôn trọng giữa các thành viên trong xã hội cao bằng.
-
Các từ ngữ gợi tả: Tác giả sử dụng các từ ngữ như "thương," "thảo," "lành," và "hiền" để gợi lên hình ảnh về tấm lòng tốt và tính hiếu thảo của con người cao bằng.
Nội dung của bài thơ thể hiện rõ ràng tình cảm của tác giả đối với con người cao bằng. Tác giả tỏ ra rất ấm áp và kính trọng khi miêu tả sự đoàn kết, tình thương, và tính hiền lành của họ. Cảm nhận này thể hiện sự yêu mến và tôn trọng đối với người dân cao bằng và cuộc sống của họ.
- Đoạn mở bài mở rộng về tả cảnh đẹp hai bên bờ sông:
Bên bờ dòng sông, hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trải dài mênh mông. Ánh nắng mặt trời bắt đầu nở rộ từ đỉnh cây cao, chiếu sáng xuống bề mặt nước trong xanh, làm cho sông trở nên lung linh. Cây cối ven sông nở hoa rực rỡ, tạo nên một bức tranh màu sắc tuyệt đẹp. Tiếng hòa nhạc của các loài chim vang lên, tạo ra bản nhạc tự nhiên đầy hòa quyện.
Hai bên bờ sông, các ngôi nhà truyền thống được xây dựng bằng gỗ và nằm xen kẽ với vườn cây xanh tươi. Những đám lúa và hoa thơm ngát nở rộ, tạo nên hương thơm quyến rũ trong không khí. Sông nước trong veo chảy qua cánh đồng, thủy triều êm đềm mang theo hơi mát dịu dàng.
Cảnh sắc này tạo nên một bầu không gian yên bình và tĩnh lặng, là nơi mà tâm hồn ta được thả lỏng và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống đồng quê.
1.Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất của bài thơ :
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”
Chị, em, ông, bà... đại diện cho con người Cao Bằng. Các tính từ: “rất thương”, “rất thảo”, các so sánh: “lành như hạt gạo”, “hiền như suối trong” đã nói lên thật hay bao đức tính tốt đẹp, bao phẩm chất quý báu của đồng bào Cao Bằng: giàu tình thương, mộc mạc, giản dị, hiền lành, trung hậu, trong sáng... Nghệ thuật so sánh rất sáng tạo và độc đáo. Vần thơ của Trúc Thông làm ta nhớ đến hang Pác Bó, (nơi Bác Hồ sống và hoạt động bí mật 1941 ) nhớ đến anh Kim Đồng, nhớ đến khu rừng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ xuất phát.
2.Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.Và tôi yêu nhất là 2 bên bờ của con sông ấy-nơi đã gắn bó với tôi biết bao kỉ niệm.
qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.
Bạn ơi,bài của mình không có bố vượt Trường Sơn đâu nha bạn Phạm Thị Mai Anh.