Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo!
Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm
bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay”
Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là “đuôi”, còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá.Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừng nào. Tuy rằng em chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc, nhưng điều cơ bản mà mỗi học sinh chúng em đều biết: Màu đỏ khăn quàng chính là hình tượng, tượng trưng máu đào của các chiến sỹ, những người con đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam. Còn gì thiêng liêng hơn thế nữa, khi chúng em, những người học sinh dưới mái trường này được quàng nó trên vai để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ như câu nói: “Ăn quả nhớ người trồng cây” sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã đổ máu hy sinh anh dũng.
Chúng em còn tự hào bởi nó còn tượng trưng cho Đảng cho một phần lá cờ tổ quốc, đồng thời nó cũng là hình ảnh người học sinh tuổi thanh thiếu niên mà ai ai cũng từng trải qua.
Chiếc khăn quàng đỏ như một người bạn thân luôn luôn tiến bước cùng chúng ta, luôn học tập, vui chơi cùng chúng ta. Em nhớ mỗi khi gặp bài khó, nhìn thấy nó là em lại cố gắng không chịu khuất phục, khăn quàng đỏ làm em can đảm và tự tin hơn trong học tập. Nó luôn khích kệ trong từng bước đi của em. Nó giản dị bé nhỏ nhưng lại thể hiện một vai trò to lớn. Nó là món quà mà lớp cha anh đi trước để lại cho chúng ta. Nó cũng chính là nhiệm vụ mà đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giao cho mỗi đội viên chúng ta phải nâng niu, giữ gìn đó là trách nhiệm của chúng em. Em nguyện sẽ giữ gìn nó. Dù sau này em lên cấp 3. Trở thành một người đoàn viên thanh niên em sẽ phải rời xa nó để đeo trên ngực chiếc huy hiệu đoàn viên.
Song em sẽ vẫn nâng niu, vẫn cảm ơn và nhớ về chiếc khăn quàng đỏ xinh xắn, nó đã cho em niềm vinh dự. Cái khăn mà em cảm thấy mình lớn lên hiểu được ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, hiểu được trách nhiệm của chính bản thân mình với mái trường, tổ quốc hình chữ S thân yêu.
Nhắc đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là nhắc đến chiếc khăn quàng màu đỏ thắm. Khăn quàng đỏ là biểu tượng, là sức mạnh và là niềm tự hào lớn của thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản. Nó thường là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ là một khăn quàng màu đỏ. Thiếu niên đeo khăn quàng đỏ là biểu trưng cho việc mình đã gia nhập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong. Khăn quàng đỏ là một hình tam giác cân, chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy. Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m. Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.3 m, cạnh đáy: 1,2 m. Ba đỉnh của khăn quàng đỏ là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Đây là điều mà trước đây các gia đình có 3 thế hệ đều theo lý tưởng của và phục vụ cho Đảng Cộng Sản rất tự hào. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc. Màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động Đội. Thiếu nhi đến độ 8 tuổi đều háo hức được đứng vào hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của chiếc khăn quàng đỏ lớn mạnh như thế nào. Khăn quàng đỏ sẽ là điểm nhấn và là dấu son đáng nhớ trong quãng thời gian cắp sách tới trường của mỗi người học sinh. 73 năm ra đời và phát triển, Đội TNTP HCM đã bồi dưỡng, rèn luyện và đóng góp cho đất nước những thế hệ thanh thiếu niên đáng tự hào, đóng góp lớn cho công cuộc chiến đấu, bảo vệ, phát triển Tổ quốc Việt Nam văn minh, hòa bình và giàu đẹp.
Tham khảo
Tôi chính là biểu tượng cho đồng phục Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.Chiếc khăn quàng chính là 1 phần 4 của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam.Nhưng bên cạnh sự tự hào đó,tôi còn có rất nhiều nỗi buồn.Nỗi buồn đầu tiên là bị các bạn học sinh không tôn trọng như: vò nát, bôi bẩn và nhất là khi các bạn không chịu chú ý tới việc thắt khăn quàng nên khi tháo ra ,các bạn đã là tôi rất đau, thậm chí các bạn còn lấy kéo cắt và quăng vào sọt rác.Nỗi buồn thứ hai là các bạn không biết giữ gìn tôi,khi đeo xong thì ném tôi vào một góc nào đó và không bao giờ tắm cho tôi nên diện mạo của tôi đã chuyển từ đỏ sang đen; từ thơm tho,sạch sẽ sang dơ bẩn.Những điều đó đã làm cho tôi cảm thấy không tự tin khi khoát lên chiếc áo sơ-mi trắng tinh của các bạn và chỉ muốn mình không xuất hiện trước mặt các bạn.Mặc dù vậy nhưng tôi không trách các bạn bởi đó là các trò nghịch của trẻ em nhưng tôi cũng hi vọng rằng các bạn có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ tài sản
Cô bé quàng khăn dở
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet. Cô định vào quán net để chơi Liên quân thì nhớ lời mẹ dặn : khi về mẹ con mình solo game sau.
Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.
Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:
- Bà ơi, sao tai bà to thế?
- Để bà nghe ngóng được nhiều.
- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?
- Do bà hay cúi trước người khác đấy.
Cô bé vẫn còn thắc mắc:
- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?
- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.
Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.
- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?
- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.
Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:
- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?
- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít "nhất dạ cửu giao".
Cô bé lại hỏi:
- Bà ơi, sao mồm bà to thế?
- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.
Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:
- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?
Lão sói thong thả:
- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.
- Thế sao bụng bà to thế?
- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.
Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.
Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.
Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
Cô bé quàng khăn đỏ về nhà thủ thỉ nói : đáng lẽ ra mình nên ở trong bụng con sói vì ở đó ko phải đi học nhỉ.
Tôi clà bà ngoại cô bé quàng khăn đỏ.Đến 1 hôm nọ, mẹ cô dặn cô đem bánh mà mẹ cô vừa làm xong sang biếu tôi. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ cô có đặn cô rất kĩ:
– Đường vòng qua rừng rất nhiều chó sói, nên con đi thì hãy đi đường thẳng để tránh bị chó sói ăn thịt.
Cô bé dạ dạ vâng vâng mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà tôii. Trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, nhiều con bướm với đôi cánh thật đẹp với đủ mọi sắc màu, quên lời mẹ đã dặn cô bé tung tăng đi theo đường rừng. Cô bé đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:'mẹ cô bảo ko được đi đường vòng cơ mà?''
Không nghe, cô bé không trả lời Sóc. Cô nhất quyết không nghe lời mẹ dặn và lời khuyên của Sóc nên vẫn cứ đi đường vòng qua rừng. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Con chó Sói rất to lớn tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ầm ầm hỏi cô:
– Này, cô bé quàng khăn đỏ, cô đang tung tăng đi đâu thế?
Thấy chó Sói đang ở trước mặt mình và hỏi, cô bé cũng rất sợ hãi, nhưng mà cô cũng đành phải mạnh dạn trả lời câu hỏi của chó Sói :
– Tôi đang đi sang nhà bà ngoại tôi để tặng bà ngoại giỏ bánh mà mẹ tôi mới làm xong.
Chó sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: À, hóa ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu mới được. Mưu tính trong bụng vậy cho nên chó Sói lại hỏi cô bé:
– Nhà bà ngoại cô ở nơi đâu, có còn xa không cô bé?
Cô bé quàng khăn đỏ đáp:
– Nhà bà ngoại tôi ở tại bên kia khu rừng này. Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.
Nghe xong, chó Sói thôi chưa ăn thịt cô bé mà nó chạy thẳng 1 mạch tới nhà tôi. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy tôi nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong tôi nó lên giường đắp kín chăn giả vờ tôi đang ốm.
Vì chó sói chưa ăn thịt cô bé ngay lúc còn ở trong rừng nên cô bé đã đến được nhà tôi. Khi đến cô bé thấy chó Sói đắp chăn kín người nằm ở trên giường, cô bé quàng khăn đỏ tưởng là tôi đang bị ốm thật, cô cất tiếng hỏi:
– Bà của cháu ơi! Bà ốm lâu chưa bà?
Sói không đáp lại cô bé, nó vẫn chùm chăn kín mít giả vờ rên hừ…hừ
– Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang chút bánh mới làm sang biếu bà.
– Vậy à, thế cho bà cảm ơn hai mẹ cháu. Cháu ngoan của bà lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đó chạy tới bên cạnh giường, thấy lạ cô bé hỏi:
– Bà ơi, sao cháu thấy tai bà hôm nay dài thế?
– Tai bà dài để có thể nghe được cháu nói rõ hơn, con sói đáp lại cô bé
– Bà ơi, hôm nay mắt bà nhìn to và đen thế ?
– Mắt bà to để bà có thể nhìn ngắm cô cháu gái xinh đẹp của bà được rõ hơn,
Cô bé thấy lạ lẫm nên hỏi tiếp:
– Bà ơi, vậy sao hôm nay cháu thấy mồm bà to thế ?
– Mồm bà to để bà có thể ăn thịt cháu ngon lành
Nói xong, con sói tung chăn chồm dậy lao vào vồ lấy cô bé ăn thịt. May đúng lúc đó, có bác thợ săn đi ngang qua, sẵn có chiếc búa trong tay bác phang ngay một cú trời giáng vào đầu con sói. Bị trúng đòn con sói gian ác lăn quay ra chết. Biết con sói vừa ăn thịt tôi, bác nhanh tay lấy con dao trong bếp mổ bụng con sói kịp thời cứu được tôi. May mắn, cả hai bà cháu thoát khỏi nạn này.thật may cho chúng tôi.
Từ ấy trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.
TK MK NHA. ~HỌC TỐT~
Nhân vật sọ dừ kể về nhân vật mồ có hình dạng xấu xí , qua đó em thấy được ngay từ đầu sọ dừa sinh ra đã khác thường , mang lốt xấu xí nhưng sự ra đời khác thường ấy đã nảy sinh những tình huống để sau này sọ dừa thể hiện được sự tài giỏi của mình
"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích đặc sắc và độc đáo trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đặc sắc và độc đáo về cốt truyện, hấp dẫn về các tình tiết, yếu tố li kì mà lại rất đời, đan xen vào nhau tạo nên nhiều tình huống đã tô đậm cảm hứng nhân văn. ước mơ và niềm tin về một sự đổi đời, về hạnh phúc tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta khi nghĩ về số phận, thân phận, về những nhân vật "bé nhỏ" như chàng Sọ Dừa trong cổ tích.
Yếu tố thần kì, tính chất thần kì trong truyện "Sọ Dừa " không phải do một lực lượng siêu nhiên như Phật trong "Tấm Cám", như Tiên ông trong "Cây tre trăm đốt", như Ngọc Hoàng… trong truyện "Thạch Sanh", v.v… mà là ở tự thân nhân vật Sọ Dừa, là ở những khả năng tiềm tàng, tiềm ẩn trong tâm hồn và tính cách nhân vật. Hai con gà biết gáy và biết truyền tin từ hai quả trứng do quan Trạng trao lại cho vợ trước khi đi sứ, cũng không giống con chim phượng hoàng biết nói trong truyện "Cây khế". Yếu tố thần kì là sức mạnh vươn lên, là khát vọng được làm người, được sống trong hạnh phúc và sự toàn thiện toàn mĩ của nhân vật Sọ Dừa
Hai mẹ con Sọ Dừa để lại trong lòng ta nhiều ấn tượng tuyệt đẹp. Sọ Dừa, một tuổi thơ đầy bất hạnh. Mồ côi bố, gia đình nghèo khổ, mang dị hình dị dạng rất đáng thương: "không chân không tay, tròn như một quả dừa…Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lãn lông lốc trong nhà, chăng làm được việc gì!". Đứa con là hột máu cắt đôi của mẹ, là sự kết tụ bao tình thương của mẹ hiền. Thế nhưng có lúc bà mẹ Sọ Dừa lại "toan vứt" Sọ Dừa đi, vì bà "buồn lắm". Nỗi khổ tâm ấy, bi kịch ấy kể làm sao cho xiết được? Câu nói đầu tiên của một em bé dị dạng là một câu nói kêu thương, muốn được làm người, muốn được sống mãi bên cạnh mẹ hiền: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp". Câu nói thứ hai của Sọ Dừa là câu nói khẳng định chất người của mình, khả năng lao động của mình, mặc dù không có chân, không có tay: "Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được…". Và thật sự Sọ Dừa đã chăn bò giỏi. Chú chẳng quản nắng mưa. Đàn bò của phú ông ngày một trở nên béo tốt. Phú ông "mừng lắm". Mẹ già chắc là vui mừng nhiều hơn.
Còn chúng ta, ai mà chẳng ngạc nhiên thú vị? Kì diệu thay, từ một mục đồng, Sọ Dừa có lúc biến thành "một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ". Sọ Dừa đã biến thành một Tiên đồng vừa chăn bò vừa thổi sáo, thổi khúc nhạc Thiên thai. Hình dáng thì "khôi ngô ", tâm hồn thì yêu đời, tính cách thì phi phàm. Thiên hạ không thể biết. Mẹ hiền cũng chẳng hay. Chỉ có người đẹp – cô gái út của phú ông là nghe được tiếng sáo véo von và biết được hình ảnh chàng trai khôi ngô đang ngồi trên võng đào thổi sáo "không phải là người phàm trần". Tình tiết này là mộng hay thực? Tính độc đáo của truyện "Sụ Dừa" trước hết là ở tình tiết ấy. Câu nói thứ ba của Sọ Dừa là "giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ" vào cuối mùa ở. Sính lễ mà phú ông nói ra là một thách thức vô cùng to lớn đối với mẹ con Sọ Dừa. Thế mà đúng ngày hẹn, túp lều của hai mẹ con đã biến thành một tòa nhà ngói năm gian to đẹp, có hàng chục gia nhân ăn mặc lộng lẫy đủ màu sắc cùng hai mẹ con Sọ Dừa đem sính lễ sang nhà phú ông. Một lễ ăn hỏi hiếm có xưa nay: "một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vồ rượu tăm". Chẳng do Tiên, Phật ban cho. Lễ vật ấy là do phép lạ của Sọ Dừa mà có. Sọ Dừa đã cưới được con gái phú ông, cô út xinh đẹp. Trong lễ cưới, Sọ Dừa đã cởi lốt "sọ dừa" mà trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Cả hai họ đều "sửng sốt, mừng rỡ".
Từ một kẻ dị dạng, không có chân tay, chỉ biết lăn…, Sọ Dừa dần dần biến đổi thành mục đồng, biết thổi sáo, biết yêu rồi lấy được vợ đẹp, thay hình đổi dạng, trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Đó là một sự đổi đời, đổi kiếp rất kì lạ, kì diệu của Sọ Dừa. Hầu như tình tiết nào cũng bao phủ yếu tố hoang đường, mộng ảo. Cảnh lấy vợ của Sọ Dừa đã thể hiện ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay: muôn được làm người, muôn được sống trong hạnh phức.
Sọ Dừa không chỉ có phép lạ, có chất người mà còn có nhiều tài năng. Sau ngày cưới vợ, tài năng của chàng ngày một phát lộ và phát triển. Ca dao cổ có câu nói lên mơ ước của các cô gái ngày xưa về đường tình duyên:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ".
Đó cũng là ước mơ của cô út. Sọ Dừa là một người chồng lí tưởng của cô út. Rất thông minh, ngày đêm miệt mài đèn sách. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên. Sọ Dừa còn có tài làm quan nên được nhà vua cử đi sứ. Sọ Dừa là nhà tiên tri. Con dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà mà quan trạng đưa cho vợ, kèm theo lời dặn "phải giắt luôn trong người… " đã thể hiện tài năng đó. Nhờ những thứ bình thường ấy mà khi cô út bị hai người chị độc ác, tàn nhẫn đẩy xuống biển, cô đã có đủ phương tiện để tự cứu, được sống sót, được gặp lại chồng. Quan trạng Sọ Dừa sau khi đi sứ về, tuy biết rõ "tim đen" và hành vi tội lỗi của hai người chị vợ, vẫn ứng xử một cách tế nhị và độ lượng. Một mặt, quan trạng giấu kín vợ trong buồng, mặt khác vẫn gặp gỡ hai người chị vợ, nhưng "không nói gì". Sau đó quan trạng mới cho vợ xuất hiện, chào hai chị và mọi người đang dự tiệc… Không mắng chửi. Không trả thù. Thế mà hai người chị vợ cảm thấy xấu hổ, bỏ nhà trôn đi biệt xứ. Cái kết có hậu của truyện "Sọ Dừa" vừa ca ngợi sự bao dung độ lượng của quan trạng, đồng thời thể hiện tấm lòng đức độ, hồn hậu của nhân dân.
Truyện cổ tích "Sọ Dừa" có bao yếu tố hoang đường, có bao tình huống hấp dẫn. Mạch truyện và cốt truyện phát triển hợp lí, tự nhiên. Sọ Dừa – đứa ở chăn bò – tiên đồng thổi sáo – có chĩnh vàng cốm… để hỏi vợ, rồi cưới vợ, trở thành chàng trai tuấn tú – đỗ trạng nguyên, vua cử đi sứ… Người mẹ, người vợ được nói đến rất giàu tình thương, nhân hậu và vị tha, nhẫn nhục và dũng cảm tháo vát. Uống nước đựng trong cái sọ dừa mà người đàn bà ngoài 50 tuổi thụ thai rồi đẻ ra một đứa bé không chân không tay… mà biết chăn bò. Sọ Dừa hóa thành một tiên đồng ngồi trên võng đào thổi sáo, đã hóa phép để có một sính lễ sang trọng gồm một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm… Sọ Dừa trở thành một chàng trai tuấn tú khi cưới vợ… và con gà gáy tiếng người trên hoang đảo… Đó là những yếu tố hoang đường tạo nên sự hấp dẫn, cảm hứng nhân văn, và ước mơ đổi kiếp, đổi đời được sông trong hạnh phúc – là mơ ước của nhân dân ta bao đời nay.
"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích thần kì, một giấc mơ đẹp.
Thuộc kiểu câu ghép
Một vài giọt mưa: CN1
loáng thoáng......của Thủy:VN1
những sợi cỏ đẫm nước: CN2
lùa vào dép Thủy:VN2
còn lại là TN
thuộc kiểu câu ghép.Chủ ngữ 1là một vài giọt mưa, vn1 là loáng thoáng ...của Thủy .cn2 những sợi cỏ đẫm nc, vn2 là lùa vào ...ướt lạnh.
cảm nhận của em về truyện Thánh Gióng
Bài làm
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
(Tố Hữu)
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
hắc ai trong chúng ta cũng từng được cầm trên tay cuốn truyện về chú mèo máy tròn trĩnh đáng yêu, những bảo bối kỳ lạ, những câu chuyện cười có khi rơi nước mắt.(Ghét nhất là mấy đứa mở miệng ra là : Mày lớn rồi còn đọc truyện tranh à!, Ờ thì tao con nít đó chứ mày chưa chắc lớn bằng tao đâu !) Hãy cùng so sánh giá trị của tác phẩm Doraemon ở Nhật và ở VN)!
-Ở VN: Trẻ em đọc để thư giãn, lũ choai choai cóc thích đọc, người lớn gọi nó là "vô bổ", chỉ 1 số ít fan hâm mộ, mà điển hình là tớ.
-Ở Nhật: Trẻ em đọc để học làm người, để thoải mái sau giờ học, để ước mơ; người lớn đọc để ngẫm nghĩ, để nhớ lại tuổi thơ, để cười và để khóc.
Sự tài tình của tác giả Fujiko F. Fujio và tác giả Fujiko A. Fujio là ở chỗ, mỗi đứa trẻ, mỗi gia đình đại diện cho 1 tầng lớp, 1 giai cấp, 1 loại người:
-Cậu bé Nobita là tuýp ngươi hậu đậu, vụng về, mặt mũi trung bình, lười, học kém; nhưng lại là 1 người hết lòng vì bạn bè. Đây có thể xem là 1 hình ảnh người sinh viên Nhật thời đó, họ cũng có những ước ao, những khát khao nhưng đa số bất lực nhìn thực trạng xã hội.
-Xeko: Ai nói gì thì nói, theo tớ Xeko là nv. thông mình nhất truyện. Cái thông mình của Xeko ko phải kiểu thông minh bác học như Dekhi, mà đó là sự mưu mô, tính toán, trải đời, nhưng thỉnh thoảng lại hèn nhát, luồn cuối Chaien. Xeko đại diện cho tầng lớp quý tộc, thương gia, có thể là 1 người bạn rất tốt nhưng cũng có khi là 1 kẻ thù đáng sợ
Xuka: Xuka đại diện cho tuýp phụ nữ thông minh, xinh đẹp và bản lĩnh, nhưng lại ko kiêu kỳ. Đó là ước mơ của người Nhật vào những năm đầu của Hậu thế chiến. Đại diện cho những minh tinh, nữ giàm đốc trẻ vừa có sắc vừa có tài.
Dekisugi(Dekhi): Dekhi luôn đạt điểm cao, đẹp trai, khiêm tốn. Dekhi là cái đích mà những anh sinh viên Nhật(Nobita) lúc bấy giờ luôn ao ước, thậm chí là ganh tị. Đại diện cho tầng lớp tri thức ưu tú.
Chaien: Chaien mạnh mẽ, thô lỗ, hay bắt nạt bạn bè,nhưng thực ra nhà rất nghèo, khi cần thì là 1 người bạn nghĩa hiệp. Có lẽ Chaien đại diện cho tầng lớp dân anh chị, những người lầm do hoàn cảnh đưa đẩy, nhưng luôn đề cao danh dự và tình anh em. Quả thật, các tầng lớp khác đều dè chừng tầng lớp này, nhưng khi cần lại có thể giúp đỡ qua lại, cũng như những đứa trẻ khác với Chaien.
Doraemon: Doraemon ko đại diện cho tầng lớp nào cả, mà đại diện cho 1 thứ mà ng` Nhật say mê nhất : công nghệ. Hình ảnh Nobita luôn vòi bảo bối của Doraemon thể hiện những khát vọng ngông cuồng, niềm khao khát về khoa học của người Nhật. Vì sao Doraemon lại tới với Nobita? Vì đa số dân Nhật lúc bấy giờ đều giống như Nobita,và quả thật, khi Doraemon làm bạn với Nobita, tương lai của cậu đã thay đổi. 2 bảo bối mà Doraemon thường sử dụng là gì? "Máy thời gian" và "Cửa thần kỳ".Tai sao? Có lẽ vì đó là hai điều mà Nhật Bản luôn tâm niệm: Sửa chửa sai lầm quá khứ, hướng tới tương lại và hội nhập với toàn thế giới. Tất nhiên, 1 đứa trẻ sẽ ko hiểu hết ý nghĩa cũa truyện Doraemon (có khi tớ cũng chưa hiểu hết), nhưng ít nhất, cái mà nó học đc sau mổi câu chuyện là tình bạn bè, ý chí, nghị lực, dám ước mơ, dám theo đuổi, để rồi 1 ngày chàng sinh viên có thể sánh vai cùng cô minh tinh, có thể nói chuyện cười đùa vui vẻ, ngang hàng với anh giang hồ, anh thương gia và anh tri thức.
Bài viết gửi bởi Alasca không vừa nha trong mục Truyền cảm hứngspiderum.comTrở lại nội dung bộ truyện, bối cảnh trong Doremon phản ánh hiện thực xã hội Nhật Bản những năm của nửa sau thế kỷ 20 khi mà Nhật Bản là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới với nền khoa học kỹ thuật hiện đại vượt trội sánh ngang với các nước phương tây, nhưng bắt đầu đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến toàn cầu hoá, cụ thể là sự suy thoái kinh tế và môi trường. Trong Doremon, tác giả dường như không giấu giếm niềm tự hào về nền khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc của nước nhà, song hành cùng giấc mơ khám phá thế giới của cả nhân loại; bên cạnh đó là sự khắc hoạ một thế hệ con người Nhật Bản trẻ tuổi giàu tính nhân văn, được thoát ly hoàn toàn khỏi hình bóng của chủ nghĩa phát xít bạo tàn của Đế Quốc Nhật Bản những năm trước 1945.Về mặt khoa học kỹ thuật, khoảng chừng một đến hai thập kỷ sau thế chiến thứ 2, tận dụng những công trình nghiên cứu trong hầu hết các lĩnh vực mà vốn dĩ để phục vụ cho chiến tranh, các nước phát triển đã có những bước tiến kinh ngạc trong việc áp dụng những tiến bộ công nghệ vào thực tiễn, đặc biệt nhờ vào sự thay đổi vượt bậc của khoa học máy tính và công nghệ thông tin truyền thông. Những cuộc đua vào vũ trụ của các cường quốc là một ví dụ không thể tốt hơn khi mà lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/07/1969. Sự kiện này được ví như một cột mốc mở ra thời kỳ cực thịnh, được minh chứng bằng dấu ấn của sự hiện diện của loài người trong vũ trụ này. Thực vậy, khi đặt bước chân đầu tiên xuống mặt trăng, Neil Armstrong đã có một câu nói để đời: “một bước nhỏ của một con người, một cú nhảy vọt của cả nhân loại.” Cho nên cũng có thể lý giải được tại sao các món bảo bối của Doremon lại vượt xa thời đại đến như vậy. Có thể kể một số công cụ nổi bật đã và đang được sắp sắp sửa trở thành hiện thực như là công nghệ mô phỏng đa chiều, thực tế ảo, thực tế tăng cường, máy in 3D, và các thiết bị liên lạc, định vị không dây… Chưa hết, giai đoạn này cũng là thời điểm thai nghén các thành tựu trong lĩnh vực tự động hoá, robot, và trí thông minh nhân tạo (AI). Các nguồn kinh phí rót vào các lĩnh vực này nhiều đến mức các nhà khoa học hàng đầu vào thời điểm đó ước tính chỉ cần khoảng 20 năm để tạo ra một cỗ máy tính thông minh, hoàn toàn tự động, và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Vậy nên, rõ ràng chú mèo máy Doremon mang trong mình kho bảo bối kỳ diệu chính là sự hiện thân của ước mơ muốn chinh phục thế giới của loài người, hay cụ thể hơn là của người dân đất nước Nhật Bản.Mặt khác, tác giả cũng đồng thời nhấn mạnh mặt trái của việc lạm dụng công nghệ. Hầu như trong mỗi câu chuyện đều có các tình huống trớ trêu vì sử dụng các bảo bối sai cách. Đây cũng chính là điểm đặc trưng của bộ truyện được yêu thích khắp thế giới. Thêm vào đó, tác giả cũng khéo léo đan xen những nỗi âu lo tại ngưỡng cửa hiện đại hoá của toàn thế giới về mối quan hệ giữa con người và robot trong nhiều tập truyện ngắn hoặc chuyện dài. Đó là một khi mà robot có được nhận thức, chúng cảm thấy bị lợi dụng và đối xử bất công và bắt đầu nổi loạn. Dù vấn đề về nhận thức của robot hay còn gọi là “chén thánh” trong ngành khoa học robot ở thời điểm hiện tại vẫn đang được tranh cãi gay gắt, chúng được dự đoán sẽ xuất hiện trong 1 đến 2 thế kỷ nữa. Bên cạnh đó, cái giá phải trả cho môi trường cũng được tác giả đề cập không ít lần, và những vấn đề đều được xử lý ổn thoả tạm thời bởi sự cam kết của Nobita và nhóm bạn - những người đại diện cho thế hệ loài người tương lai. Cho nên có thể xem bộ truyện tranh như một bức tâm thư gởi đến các thế hệ tương lai của tác giả.Có nhiều ý kiến cho rằng đơn giản chỉ cần thiết lập một hệ thống an toàn bên trong robot để phòng ngừa khi chúng có suy nghĩ nổi loạn. Nhưng liệu đây có phải là việc khả thi cho loài người khi chúng ta nghĩ rằng có thể tạo ra được những thuật toán đủ phức tạp để có thể giải quyết mọi mối nguy hại tiềm tàng phát sinh. Bản thân trong bộ não của chính loài người chúng ta hàng ngày xuất hiện hàng trăm hàng ngàn suy nghĩ, mà có ai dám cam đoan mình chưa bao giờ có một ý nghĩ đen tối!? Hẳn nhiên, đây không chỉ chứa đựng những thách thức về công nghệ mà còn có cả những rào cản khác như giá trị kinh tế.Đọc thêm:Chaien - Người đàn ông chân chính
Bài viết gửi bởi noname112 trong mục Chuyện trò - Tâm sựspiderum.comTiến sĩ Michio Kaku đã đề cập trong cuốn sách của ông (Future of Humanity - Tương lai của nhân loại) rằng robot không thể nào tự nhận thức được trừ khi chúng ta cho phép chúng. Trên lý thuyết, chúng ta có thể kiểm soát robot bằng cách giữ sự nhận thức của chúng ở cấp độ gần thấp nhất để chúng có thể phục vụ chúng ta vô điều kiện. Tuy nhiên, trong thực tế, những con robot như vậy gần như là để trưng bày - chúng vô dụng. Bằng chứng rõ ràng nhất nằm ở “Thử thách DARPA”, khi mà các nhà khoa học có thể được trao giải thưởng lên đến 3.5 triệu mỹ kim cho việc tạo ra một con robot có thể thực hiện 8 nhiệm vụ cơ bản (ví dụ như mở cửa, đóng mở van, di dời chướng ngại vật…) nhằm để hỗ trợ xử lý thảm hoạ rò rỉ phóng xạ ở Fukushima 2011 khi mà chi phí xử lý ước tính có thể lên đến 180 tỷ đô la mỹ. Kết quả thu được thật sự thảm hại, nhiều con robot còn gục ngã ngay trước khi bắt đầu.Bỏ qua khía cạnh kỹ thuật, thế giới tương lai của con người và robot có khá nhiều điều để nói. Điều này bắt nguồn từ mối quan hệ và cảm xúc phức tạp của con người chúng ta với mọi thứ xung quanh. Có không thiếu những bộ phim điện ảnh khắc hoạ tình cảm của con người và robot ví như tình cha con, hay bạn bè hoặc tình cảm đôi lứa mà những thứ cảm xúc này nằm ngoài sự điều khiển của chúng ta. Rõ ràng, Doremon là chú robot có nhận thức được tạo ra để phục vụ cho con người. Dù có nhiều lần hỏng hóc và mất kiểm soát, nhưng chú mèo máy vẫn là chỗ dựa vững chắc cho Nobita và các bạn của mình. Đó là bởi vì Doremon được lập trình như vậy, được thiết lập để giúp đỡ cho cậu bé Nobita yếu đuối. Nhưng giữa Doremon và Nobita không có khoảng cách của người chủ và con robot phục vụ. Họ có một tình bạn đẹp và bền bỉ bởi vì Nobita có một tâm hồn trong sáng và một trái tim nhân hậu, mà đây dường như là điểm sáng nhất cũng như là điểm tựa duy nhất của loài người trong suốt những thời kỳ đen tối. Những giá trị đạo đức và nhân văn từ Nobita và nhóm bạn đã biến Doremon trở thành một con người thực thụ. Từ đó, chú mèo máy đã hỗ trợ và giúp đỡ con người chống lại những điều xấu xa và nhiều tai hoạ. Ngược lại, Nobita cũng đã thay đổi rất nhiều qua những điều cậu học được khi đồng hành cùng Doremon. Chắc chắn rằng Nobita rất yêu quý Doremon, hẳn các bạn vẫn còn nhớ không biết bao nhiêu lần Nobita quyết tâm thay đổi để cứu lấy Doremon khiến chú ấy cảm động đến phát khóc.Cá nhân tôi nghĩ vấn đề hoà hợp giữa con người và robot nên được tiếp cận trên cơ sở các giá trị đạo đức. Không phải con người chúng ta đều được dạy dỗ bằng những chuẩn mực đạo đức để kiểm soát hành vi từ những ngày thơ bé hay sao!? Đối với robot cũng có thể áp dụng phương sách tương tự. Tất nhiên sẽ có người tốt, kẻ xấu, nhưng chí ít chúng ta vẫn còn có thể trông cậy vào những chú “người” máy tốt bụng như Doremon. Trên tất cả, điểm quan trọng nhất ở đây không phải là việc cải thiện robot, mà là sự tu tập bồi dưỡng đạo đức của con người. Nói một cách đơn giản, robot phản chiếu nhân cách của chính chúng ta - những đấng sáng tạo. Tôi cho rằng đây cũng là thông điệp của tác giả muốn truyền đạt cho người đọc.Trở lại với cuộc sống đời thường của Nobita, khi đọc truyện tôi quan sát được một vài điều thú vị. Có lẽ những anh chị em 8x 9x đời đầu không ngờ rằng có một ngày mình sẽ được nhìn thấy cuộc sống xung quanh Nobita ở đời thực, cụ thể ở đây chính là thế hệ con cháu tương lai của mình. Trừ những bảo bối đã được hiện thực hoá, có thể thấy ở hiện tại phần lớn người dân tập trung vào các thành phố lớn, sống trong những căn nhà phố nhỏ, cha làm công sở với mức lương bèo bọt, mẹ thì nội trợ và chăm lo gia đình. Biết đâu các anh chị em có thể nhìn thấy hình bóng Nobita, Chaien, Xeko, Xuka, và Dekhi ngay trong chính những đứa con của mình. Trong truyện, ngoại trừ hai anh em Chaien và Chaiko, những đứa trẻ khác đều là con một trong gia đình. Chi tiết này phản ánh thực tế về tình trạng lão hoá dân số và hạn chế sanh sản ở Nhật dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động và sự lên ngôi của máy móc. Thêm nữa, những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ những năm 80 đến nay cũng phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ dân trong khu phố nhà Nobita. Bà Nobi cũng không ít lần nhắc nhở các con phải tiết kiệm vì kinh tế gia đình khó khăn. Khách quan mà nói, những nước phát triển như Nhật Bản đã đi trước đất nước ta một chặng đường dài, có khi hơn cả thế kỷ. Dù cuộc sống ở đất nước chúng ta đã cải thiện rất nhiều sau đổi mới, nhưng những bài học từ các nước lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vẫn còn nguyên giá trị. Ở thời kỳ mà chúng ta xây dựng kinh tế thị trường, theo đuổi chủ nghĩa vật chất, việc quan sát và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước thực sự là việc cần thiết để tránh những vết xe đổ của việc suy đồi đạo đức và các giá trị sống dẫn đến một công cuộc phát triển thiếu bền vững. Trong trường hợp này, thế hệ con cháu Nobita sẽ là những người lãnh đủ.Từ việc học hành của Nobita, tôi thấy có nhiều sự tương đồng với nhiều gia đình người Việt chúng ta. Chuyện ông bà Nobi bắt cậu bé ngồi vào bàn học hầu như xảy ra như cơm bữa trong các tập truyện. Đây cũng ko phải điều gì xa lạ khi mà các bậc cha mẹ người Việt cũng thường hay la mắng con cháu (tất nhiên ko phải tất cả): “sao con không học bài đi!?” “sao không thấy mày học hành gì, suốt ngày chơi bời lêu lổng!”, hay “ngồi vào bàn học ngay!”. Tôi xin hỏi quý vị rằng: ngồi vào bàn học cái gì? học như thế nào? Ý kiến chủ quan của tôi là trường học không thể rèn được cho trẻ kỹ năng tự học, tự tư duy và khám phá. Chính người thân như cha mẹ, anh chị mới có thể là tấm gương cho trẻ, giúp đỡ và đôn đốc trẻ xây dựng thói quen học tập khoa học hàng ngày. Còn nếu chỉ quăng trẻ vào trường học và ỷ lại vào thầy cô thì việc mê chơi, chán học như Nobita là việc hết sức bình thường. Con người cũng như robot cần phải có mục đích sống. Để làm gì? Chí ít là để không huỷ hoại bản thân mình. Xây dựng thói quen tốt cho trẻ chính là đã mở một cánh cửa thiên đường cho chúng. Trước khi giáo dục trẻ nhỏ, việc cần làm hơn hết chính là thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh.Ở thời điểm hiện tại, tôi không rõ bộ truyện đã được tái bản đến lần thứ mấy, nhưng chắc chắn cuộc sống của Nobita vẫn vậy, vẫn là câu chuyện của cậu bé hậu đậu vụng về nhưng đầy nhân ái và luôn mơ mộng về những điều không tưởng. Doremon đã đến bên Nobita, giúp cậu bé trưởng thành (hay đơn giản là đổi vợ - từ Chaiko thành Xuka) =)) Tác giả Fujiko F. Fujio đã sáng tạo ra chú mèo máy Doremon để giúp đỡ không chỉ cho Nobita mà còn cho tất cả chúng ta cùng với nhiều bài học sâu sắc. Dù là dành cho trẻ em, nhưng Doremon, nói ko ngoa, là một tác phẩm truyện tranh kinh điển của thế kỷ 20, chất chứa nhiều thông điệp mà người lớn nên đọc và suy ngẫm.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
Mùa xuân đã về với tuổi thơ rồi đó, mùa xuân về khiến mỗi chúng ta lại nhớ một thời thơ ấu tươi đẹp. Tôi cũng vậy nhớ lại khi tôi vinh dự được cô tổng phụ trách đeo lên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm thật vui biết mấy.
Chiếc khăn là một hình tam giác to dài và rộng. Qua những bàn tay khéo léo, chiếc khăn đã được dệt nên bởi vải thun mềm. Nhưng có một điều tôi đã thắc mắc khi còn là một cô bé thơ ngây mới bước vào đội mà đến bây giờ tôi mới hiểu ra. Tại sao chiếc khăn ấy không phải là những màu sắc mà tôi yêu như : vàng, hồng, cam... mà chiếc khăn quàng lại có màu đỏ thắm. Màu đỏ thắm tượng trưng cho màu máu của những anh chiến sĩ đã không tiếc máu xương đổ xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Để mỗi thiếu nhi trên toàn quốc, những chủ nhân tương lai của đất nước luôn biết phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là một đội viên thiếu niên tiền phong. Luôn biết ơn những thế hệ cha ông.
Chiếc khăn quàng ấy như một người bạn mỗi khi tôi đeo lên, người bạn tri kỷ ấy lại nhắc nhở tôi phải chăm ngoan, học tập tốt để xứng đáng là một đội viên gương mẫu. Mỗi khi đeo chiếc khăn ấy lên, gương mặt của những cô bé, cậu bé đội viên như tươi tắn, rạng rỡ hơn.
thank