Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác nhân gây hại : các vi sinh vật gây bệnh , các chất độc hại trong thức ăn đồ uống , ăn không đúng cách.
- Vệ sinh : cần hình thành các thòi quen ăn uống hợp vệ sinh , ăn khẩu phần ăn hợp lý , ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn đễ bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hoá có hiệu quả
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
- Phổi là bộ phận quan trọngnhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màngngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng
- Số lượng phế nang lớn có tới 700 –800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhần có hại là:
+ Tích cực trồng nhiều cây xanh
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khí độc.
+ Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.
+ Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi.
+ Đảm bảo nơi làm việc và nơi có đủ nắng, gió tránh nơi ẩm thấp.
+ Thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa. không khạc nhổ bừa bãi.
- Loài sâu bọ có ích: bọ ngựa, ong, bướm, bọ rùa, ...
* Biện pháp bảo vệ:
+ Dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại
+ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại
- Loài sâu bọ có hại: châu chấu, mọt, ...
* Biện pháp hạn chế:
- Nuôi ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại lúa.
- Dùng kiến để diệt sâu hại cam, chanh.
- Dùng bọ rùa để diệt rệp cây.
- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
* Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa :
- Trong thức ăn, đồ uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi và uo, hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại.
- Thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan bị xơ do viêm gan tiến triển, do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu & các chất độc khác.
- Do có giun sán sống kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể
- Ăn vội vàng, nhai không kĩ ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
- Tinh thần lúc ăn căng thẳng, không được vui vẻ thoải mái.
- Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Ăn khẩu phần ăn không hợp lí : quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
- Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).
* Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả :
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn.
- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn chậm nhai kĩ ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị ; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 1.
* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa và có cơ quan di chuyển đơn giản.
* Vai trò của ngành thân mềm:
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
- Tác hại:
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
+ Ăn hại cây trồng.
Câu 2 :
Các đặc điểm chứng minh giun đốt có tổ chức cao hơn giun tròn: - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt- Cơ thể có thể khoang chính thức, trong khoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.Câu 3 :
a.Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :
- Giun đũa kí sinh ở ruột non của người chúng lấy chất dinh dưỡng của cơ thể. Đôi khi làm tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tiết độc tố gây hại cho cơ thể. Người mắc bệnh giun đũa là 1 ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.
b.Các biện pháp hạn chế những tác hại này :
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.
- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn …
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng...
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Tẩy giun sán định kỳ 1-2 lần/năm.
Câu 4 :
Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
Ví dụ:
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng
- Nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân
- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả
ăn uống đầy đủ , khoa học , sạch sẽ
đi khám và kiểm tra định kì