Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường nước ngoài.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp:
+ Vùng trung du, miền núi -> phát triển các mô hình nông + Lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đồng bằng -> trồng cây lương thực, thực phẩm, nuôi gia cầm, gia súc nhỏ (lợn), thuỷ sản.
* Tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta nằm ở khu vực có vị trí địa lý rất thuận lợi và phát triển công nghiệp trước hết thể hiện là:
. Nước ta nằm gần trung tâm Đông Nam á nên dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu tiếp thu công nghệ hiện đại của Thế giới.
. Nước ta nằm ở vùng bản lề của 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên thiên nhiên nước ta rất
giầu về tài nguyên khoáng sản tạo ra nguồn nguyên liệu rất phong phú và đa dạng như than đá, than mầu, dầu mỏ, khí đốt.
. Nước ta lại nằm gần các nước NIC châu á và cũng nằm rất gần Trung Quốc, Nhật Bản. Vì thế nước ta hầu như được các
nước này quan tâm đầu tư, phát triển mà lại dễ dàng học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ hiện đại của những nước này.
+ Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng đó là T/nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên 1 hệ thống các nguồn tài nguyên và
nguyên liệu đa dạng từ khoáng sản đến nông lâm thuỷ hải sản cung cấp nguyên liệu phát triển nhiều ngành công nghiệp từ nhóm A
- B mà điển hình là.
. Về nguyên liệu khoáng chất đặc biệt có than đá Quảng Ninh 3,5 tỉ tấn, than nâu đồng bằng hàng trăm triệu tấn, dầu mỏ 10
tỉ tấn, khí đốt 3000 tỉ m3 . ĐB rất phong phú bởi vật liệu xây dựng như cát, thuỷ tinh, đá vôi, gần như vô tận.
. Các nguyên liệu nông sản để phát triển công nghiệp chế biến thì ngày càng tăng dần cả về năng suất và sản lượng. Điển
hình là sản lượng lương thực nay đã đạt 30 triệu tấn/năm. Sản lượng các loại cây công nghiệp như chè búp, cà phê, cao su thì được
hàng trăm ngàn tấn.
. Nguyên liệu lâm sản khá lớn đó là trữ lượng gỗ 586 tr m3 gỗ/năm với sản lượng gỗ khai thác hơn 3tr m3 gỗ/năm và hàng
trăm tr cây tre, nứa, luồng.
. Nguyên liệu T/sản: nhờ có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản lớn từ 3-3,5tr tấn/năm với SL đánh bắt được từ 1,2-1,5
tấn/năm cho phép đánh bắt SL cá biển 700000 tấn/năm với 50000®60000 tấn tôm /năm.
Chính đó là các nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp đa dạng lâu dài nếu biết khai thác hợp lý và bảo vệ.
- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, khắc nghiệt nhiều thiên tai dẫn đến việc sản xuất các nguồn nguyên liệu đặc biệt là nông
lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh vì năng suất và sản lượng phụ thuộc nhiều vào thiên tai.
+ Cũng vì thiên tai khắc nghiệt, hệ sinh thái cấu trúc mỏng manh dễ bị suy thoái nên việc khai thác các nguồn tài nguyên hải
sản sinh vật dễ gây ra đảo lộn sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.
+ Nước ta có nhiều tài nguyên hải sản có trữ lượng khá lớn chất lượng quí như dầu mỏ, khí đốt, bô xít rất cần với sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện nay là rất khó khai thác yêu cầu đầu tư lớn và phải có kinh tế hiện đại mới khai thác được mà ta lại chưa có
nên phải nhờ vào nước ngoài do đó rất tốn kém hiệu quả thấp đồng thời khi khai thác các nguồn tài nguyên đó dễ làm cạn kiệt các
nguồn tài nguyên khác.
* Kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm công nghiệp nên kích thích công nghiệp phát triển.
Đồng thời nguồn lao động nước ta có khả năng tiếp nhanh khoa học - kỹ thuật công nghệ mới nên trình độ chuyên môn khoa học
liên tục được nâng cao chính đó là động lực thực hiện công nghiệp hóa. Đặc biệt nguồn lao động phía Nam đã sẵn quen với tác
phong công nghiệp và cách làm ăn theo cơ chế thị trường.
+ Cơ sở hạ tầng: ta đã xây dựng được một hệ thống xí nghiệp công nghiệp với 2268 xí nghiệp Quốc doanh và 374837 xí
nghiệp ngoài Quốc doanh, trong đó có nhà máy hiện đại như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Thuỷ điện Hòa Bình, Yaly... và nhiều
ngành công nghiệp mới hấp dẫn như điện tử, dầu khí đó là cơ sở để ta tiến hành đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa cả nước.
+ Đường lối chính sách: nhờ công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách rất phù hợp với
sự công nghiệp hóa điển hình là đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, với mở rộng hợp tác, đầu tư
quốc tế cùng với luật đầu tư nước ngoài ra đời...
- Khó khăn:
+ Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào nhưng thực chất trình độ chuyên môn tay nghề chưa cao thiếu đội ngũ thợ bậc giỏi,
bậc cao, vẫn chưa thật quen với tác phong công nghiệp và nhạy bén với cơ chế thị trường.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn 1 khâu yếu trừ 1 vài ngành ngoài Xí nghiệp được xây dựng khá hiện đại còn lại hầu hết rất
lạc hậu, già cỗi cũ kỹ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.
+ Nhà nước đổi mới chậm và duy trì cơ chế bao cấp quá lâu đặc biệt là thực hiện chính sách mở cửa chậm nên đã làm giảm
tốc độ tăng trưởng của sự nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta.
- Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp.
- Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố.
+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.
b. Nguyên nhân sự phân hóa đó
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
+ Thị trường rộng lớn
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.
cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ :
+ Ở Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :
– Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
– Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
– Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
– Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
– Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.
– Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
+ Ở Nam Bộ (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL): hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, Tây Bắc), hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.
Nguyên nhân của sự phân hóa:
Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố
+Về Kinh tế-Xã hội : Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch giữa các vùng. Bao gồm các nhân tố :
– Dân cư và nguồn lao động (nhất là lao động có kỹ thuật).
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật.
– Thị trường (đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm).
– Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp.
– Có lịch sử khai thác lâu đời.
+Về Tự nhiên: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch trong nội bộ vùng. Bao gồm :
– Vị trí địa lí : gần đầu mối giao thông vận tải, gần nơi tiêu thụ, thu hút nguồn nguyên liệu của các vùng khác.
– Tài nguyên thiên nhiên giàu có : đất, khí hậu, nước, tài nguyên biển, nhất là khoáng sản…
=> Những khu vực hoạt động CN ở mức độ thấp, chưa tập trung là những khu vực có các điều kiện không đồng bộ trên.
a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.
Ví dụ:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.