K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

THAM KHẢO SƠ QUA :

1.MB :

- Từ bao đời nay , cây lúc đã gắn bó và là 1 phần ko thể thiếu của con người VN .

- Cây lúa đồng thời cx trở thành tên gọi của nên văn minh - nên văn minh lúa nc .

2.TB :

a . Khái quát :

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngủ cốc .

- Là cây lương thực chính của người dân VN ns chung và chấu Á ns riêng .

b . Chi tiết :

*Đặc điểm , hình dạng , kích thước .

- Lúa là cây có 1 rễ chùm .

- Lá bao quanh thân , có phiến là dài và mỏng .

- có 2 vụ lúa : lúa chiêm , lúa mùa .

* Cách trồng lúa :

- Từ hạt thóc nảy mầm thanh cây mạ .

- Rồi nhổ cây mạ xuống ruoojgg

- Ruộng phải cày bừa , làm đất , bón phân .

- Ruộng phải sâm sấp nước .

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ , bón phân diệt sâu bọ .

- Người nong dân cắt lúa về tuốt hạt , phơi khô , xay xát thành hạt gạo .

* Vai trò của cây lúa :

- Ván đề chính của trồng lúa là làm cho hạt lúa , hạt gạo .

- Có nhiều loại gạo : gạo tẻ , gạo nếp ( dùng làm bánh chưng , bánh dày ...)

+ Gạo nếp dùng để làm bánh chưng , bánh dày hay đồ các loại xôi .

+ Lúa nếp non dùng để làm cốm .

- Lúa gạo làm đk rất nhiều các loại bánh như : bánh đa , bánh đúc , bánh giò , bánh tẻ ... Nếu ko có cây lúc thì rất khó khăn trong vc tạo nên nền vhoa ẩm thực độc đáo của VN .

* Tác dụng :

- Ngày nay , nc ta đã lai tạo đk hơn 30 giống lúa đk công nhận giống lúa quốc gia .

- VN từ 1 nc đói nghèo đã trở thành 1 nc đứng thứ 2 trên TG sau TL về sản xuất lúa gạo .

- Cây lúa đã đi vào thơ ca , nhạc họa và đời sống tâm hồn người VN .

3. KB :

- cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt .

- Cây lúa ko chỉ mang lại đời sóng no đủ mà còn trở thành 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt .

28 tháng 2 2019

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.

II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?

  • Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
  • Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp

2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.

  • Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
  • Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
  • Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới

=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học

  • Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
  • Phê phán những con người lười học
  • Phê phán những người học tủ, học vẹt

4. Đánh giá việc tự học

  • Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
  • Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
  • Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
  • Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác


III. Kết bài

  • Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
  • Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
  • Cần tạo cho mình một thói quen tự học
28 tháng 2 2019

Tham khảo:

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (tích cực, cần học tập,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

  • Tự học là gì? Tự tìm tòi, học tập những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết nhằm làm rõ vấn đề, thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người khác.
  • Tinh thần tự học là tinh thần khát khao tri thức, chủ động học tập và rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.

Vai trò của việc tự học:

  • Rèn luyện và phát triển tư duy.
  • Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng.
  • Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
  • Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức.
  • Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
  • ...

Lời khuyên:

  • Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.
  • Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.
  • Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
  • Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức.
  • ...

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

24 tháng 11 2016

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”. Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa”
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương” và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”. Hai chữ “nắng mưa” ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
“Lên 4 tuổi….
…còn cay !”
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm “đói mòn đói mỏi”, “bố đi đánh xe khô rạc ngưạ gầy”. Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. “Mùi khói” rồi lại” khói hun nhèm”, có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. “Hình ảnh “khói hun nhèm mắt” cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ “nghĩ lại …. cay” tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói … mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
“Tám năm ròng….
…trên những cánh đồng xa.”
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét nhất của đứa cháu là “mùi khói”, thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là “tiếng tu hú”. Lúc mơ hồ, vắng lặng “trên những cánh đồng xa”., lúc gần gũi, nghẹn ngào “sao mà tha thiết thế”, tiếng tu hú như than thở, sẽ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ “bà” đc lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc “bà-cháu” són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến.
“Năm giặc …
…. bình yên!”.
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. “Bố ở chiến khu bố còn việc bố – Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ .” Gian khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao.
“Rồi sớm rồi chiều….
…dai dẳng.”
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh “bếp lửa” đã chuyển thành “ngọn lửa” trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. “Bếp lửa” với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.
“Lận đận ….
….bếp lửa!”
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen “thói quen dậy sớm”, bếp lửa của bà vẫn “ấp iu nồng đượm” nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét “kỳ lạ”, thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy “nhóm dậy”, thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
“Giờ cháu đã ….
….bếp lửa lên chưa?…”
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu” , “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.

“Bếp lủa ấp iu nồng đượm” đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong “Bếp lửa” đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.

9 tháng 12 2017
I. MỞ BÀI
– Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
– Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ. II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu chung:
Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời.
2. Cảm nhận bài thơ:
KHỔ 1: “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
– “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”:
+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).
+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.
+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
( Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
– “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”:
+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện.Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.
+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi…hót chi mà…
+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
– “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.
+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.
KHỔ 2: “Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
– Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
– Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của màu xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.
– Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
+ “Lộc” không nằm trên những cành non
+ “lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.
“Lộc giắt đầy quanh lưng
………………………………….
Lộc trải dài nương lúa”
+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển……
( Phải chăng hình ảnh mùa xuân) III. KẾT BÀI Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sáng tạo thể hiện tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành của nhà thơ là muốn giúp mọi người một mùa xuân nho nhỏ của mìnhvào mùa xuân lớn của đát nước.
9 tháng 12 2017

Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống, Thanh Hải đã dâng cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Ngòi bút của ông đã góp phần xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tươi đẹp, về với đất trời đang bước vào mùa xuân mới:

Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Động từ hứng đã diễn tả được tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có ai ngờ tiếng chim hót vang trời lại đọng thành giọt long lanh rơi xuống? Phải chăng đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim mà là âm thanh của mùa xuân, âm thanh của cuộc sống đang khơi dậy trong lòng tác giả? Tâm hồn nhà thơ đang chan hòa cùng cuộc sống, cùng mùa xuân tươi đẹp một cách bất ngờ.
Từ mùa xuân của đất trời, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trài dài nương mạ.

Đây là hình ảnh của đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sản xuất. Mùa xuân của đất nước hòa cung niềm vui trong chiến đấu và niềm vui trong lao động sản xuất. Lộc là hình ảnh của mùa xuân. Đó là chồi non, cành biếc mơn mởn. Lộc là sự sinh sôi, nảy nở, là sức sống mãnh liệt đang vươn lên. Trong chiến đấu, lộc giắt đầy quanh lưng là hình ảnh người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc để che mắt quân thù và còn là biểu tượng của sức sống mùa xuân, là sức mạnh của dân tộc. Trong sản xuất, lộc trải dài nương mạ là hình ảnh của sự lao động cần cù đã làm nên một màu xanh bát ngát ruộng đồng. Người nông dân đã góp phần tô điểm cho mùa xuân đất nước. Hậu phương và tiền tuyến luôn song hành. Người cầm súng và người nông dân lao động, đều đem đến mùa xuân cho đất nước giữa mùa xuân của đất trời. Cả dân tộc đang bước vào mùa xuân với tâm thế khẩn trương và hào hứng:

Tất cả như hổi hả
Tất cả như xôn xao.

Hối hả, xôn xao là những từ láy diễn tả sự gấp gáp, khẩn trương, náo nhiệt. Cặp từ láy ấy cùng với điệp ngữ tất cả như… làm cho câu thơ vang lên nhịp diệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh đất nước và dân tộc đang bước vào mùa xuân của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong mùa xuân tươi đẹp ấy tác giả không quên suy ngẫm về quá khứ của đất nước và cội nguồi dân tộc:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Tác giả đã bộc lộ niềm cảm thụ và tự hào về đất nước. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.

Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.

Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xưởng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.

Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát vọng về cuộc sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể hệ qua khúc hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca. Hình ảnh xin hát diễn tả tình yêu thương, gắn bó với quê hương, sự khao khát về cuộc sống mùa xuân. Tiếng hát ở đây cũng là tiếng lòng của tác giả, nó ngọt ngào sâu lắng và gây được sự đồng cảm với tất cả mọi người.

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muôn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa.

25 tháng 8 2018

Giúp mình với mình cần gấp mình cảm ơn

27 tháng 8 2019

Gợi ý

. Đặc điểm:

  • Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
  • Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
  • Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
  • Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
  • Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
27 tháng 8 2019

Tham khaỏ:

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù.Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

28 tháng 10 2017

Qua hai tác phẩm trên ta thấy Thúy Kiều và Vũ Nương đều có vẻ đẹp hoàn mỹ và những phẩm chất tốt đẹp. Với Vũ Nương nàng là một người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa, nàng là người vợ thủy chung, là con dâu hiếu thảo, người mẹ hết sức thương con. Khi bị nghi oan cố gắng hàn gắng hạnh phúc gia đình và chọn cái chết để bảo toàn danh dự. Còn với Thúy Kiều nàng là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, có đủ các tài năng cầm, kì, thi, họa đều đạt đến mức tuyệt đỉnh. Nhưng chính những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên hạnh phúc lại bị các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. bất hạnh. Vũ Nương bị chồng ruồng bỏ, đánh đập, khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng chưa được hưởng hạnh phúc lại phải chết oan ức. Còn với Thúy Kiều chưa được hưởng hạnh phúc với Kim Trọng thì đã phải bán thân để chuộc cha và lưu lạc suốt 15 năm trời. Đáng lẻ ra những người phụ nữ đức hạnh này phải được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn :))

19 tháng 9 2016

Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam vốn được biết đến với việc sản xuất lúa gạo rất phát triển. Nhưng bên cạnh đó, ít ai biết được rằng, không những là đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới thì Việt Nam còn là nước rất mạnh về trồng trọt cây hồ tiêu trong những năm gần đây. Hạt tiêu – tuy nhỏ bé nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn, cũng như ý chí và bản lĩnh của những con người đang sống và lao động trên mảnh đất hình chữ S này.Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu,trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Rễ cây tiêu có 3 loại: rễ cái, rễ phụ và rễ bám giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như bám chặt vào mặt đất. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Vì là loài cây leo nên cây tiêu có thể cao đến 10m. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Loại hoa tự hình gié, dài từ 7 – 12 cm, 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa thụ phấn nhờ vào ẩm độ cao của môi trường. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì cây có thể chết. Quả chỉ có một hạt duy nhất, dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm. Trái non có màu xanh và chuyển sang đỏ lúc chín. Từ khi ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng.Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê ( Gia Lai ) và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen.Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ thời xa xưa và là loại gia vị đưa đến châu Âu trong thời Hi Lap và Rome cổ. Những nhà triết học phương Tây thời bấy giờ thỉnh thoảng còn gọi nó là “cha của những loài thực vật

 

9 tháng 10 2016

thank