K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2020

Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường?

A.Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư,Ngô Thừa Ân

B.La Quán Trung,Tào Tuyết ,Bạch Cư Dị

C.Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

D.Đỗ Phủ , Lý Bạch ,Bạch Cư Dị

Câu 10: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường?A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa ÂnB. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư DịC. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa ÂnD. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư DịCâu 11: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.B. Đóng đô ở Cổ Loa.C. Xưng vươngD. Lập...
Đọc tiếp

Câu 10: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường?

A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị

C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị

Câu 11: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.

B. Đóng đô ở Cổ Loa.

C. Xưng vương

D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 12: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 13: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?

A.Đinh Bộ Lĩnh

B. Ngô Quyền

C. Thục Phán

D. Khúc Thừa Dụ

Câu 14: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu?

A. Thăng Long

B. Phú Xuân

C. Hoa Lư

D. Đại La

Câu 15: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô?

A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.

B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.

C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.

D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.

Câu 16: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

B. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

D. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

Câu 17.  Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

A. Năm 980.Niên hiệu Thái Bình    

B.  Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống  

C. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.

D. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên

Câu 18: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?

A. Ở sông Như Nguyệt

B. Ở Chi Lăng-Xương Giang

C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút

D. Ở sông Bạch Đằng

Câu 19: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

Câu 20: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

Câu 21: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.

D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 22: Quân địa phương gồm những loại quân nào?

A. Lộ quân, sương quân, dân binh.

B. Lộ quân, trung quân, dân binh.

C. Sương quân, dân binh.

D. Lộ quân, sương quân, trung quân.

Câu 23: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là:

A. Hoàng Việt luật lệ

B. Hình thư

C. Hình luật

D. Luật Hồng Đức

Câu 24: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam

B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước

C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới

D. Tất cả các ý trên

Câu 25: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

A. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

D. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

Câu 26: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long 

B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước

D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 27: Người chỉ huy thủy binh của quân ta là

A.Tông Đản              

B. Lí Thường Kiệt          

C. Lí Kế Nguyên          

D. Lí Thánh Tông

Câu 28: Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì

A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.

B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.

C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế, chính trị rất lớn.

D. nho giáo và Đạo giáo bị hạn chế phát triển trong xã hội.

Câu 29. Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là

A. Chùa Tây Phương – Hà Nội.            

 B. Chùa Dâu – Bắc Ninh.

C. Tháp Phổ Minh – Hà Nội.                  

D. Chùa Một Cột – Hà Nội.

Câu 30: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

C. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 31: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?

A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.

C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.

D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

 

3
16 tháng 11 2021

10d

16 tháng 11 2021

11a, 12b, 13a, 14c, 15c, 16c, 17a,18a, 20b, 21d, 22b, 23b, 24d, 25b, 26a, 27b, 28b, 29d, 30b, 31d
hihimik ko chắc là dúng hết u nhe

10 tháng 12 2017

- Điểm giống là cắm cọc

- Điểm khác là:

+ Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là dụ địch đánh từ ngoài đánh vào

+ Trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần là dụ địch từ ngoài đánh vào

Câu 11.Tây du kí là của tác giả nào? A. Tào Tuyết Cần.B. Thi Nại Am.C. La Quán Trung.D. Ngô Thừa Ân.Câu 12. Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.Câu 13. Nhà Ngô tồn tại trong...
Đọc tiếp

Câu 11.Tây du kí là của tác giả nào?

A. Tào Tuyết Cần.

B. Thi Nại Am.

C. La Quán Trung.

D. Ngô Thừa Ân.

Câu 12. Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 13. Nhà Ngô tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 938 – 965 B. Năm 939 – 965

C. Năm 939 – 950 D. Năm 938 - 967

Câu 14. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?

A. Kết thân với các tù trưởng.

B. Kéo các tù trưởng về phía mình.

C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

D. Dễ quản lí các vùng dân tộc ít người.

Câu 15. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống bằng biện pháp nào?

A. Chớp lấy thời cơ, tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa.

C. Tạm thời ngưng chiến để quân Tống tự rút về nước.

D. Thừa thắng xong lên, tiến đánh quân Tống ở bên kia biên giới.

Câu 16. Quốc hiệu Đại Việt có từ thời:

A. Tiền Lê. B. Đinh.

C. Lý. D. Trần.

Câu 17. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám để làm gì?

A. Vui chơi giải trí

B. Hội họp các quan lại

C. Đón các sứ giả nước ngoài

D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi.

Câu 18. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt để làm gì?

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Giải quyết khó khăn trong và ngoài nước.

C. Trả thù sau thất bại năm 981.

D. Bị nước Cham-pa xúi giục.

Câu 19.Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Lý Thường Kiệt muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Câu 20. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa

Câu 21. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?

A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.

D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh.

Câu 22. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?

A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán.

B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.

C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư.

Câu 23. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt.

C. Đại Ngu. D. Đại Nam.

Câu 24. Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?

A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê.

C. Nhà Trần. D. Nhà Hậu Lê.

Câu 25. Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?

A. Lý Anh Tông B. Lý Nhân Tông

C. Lý Công Uẩn D. Lý Thánh Tông

Câu 26. Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt.

C. Đại Ngu. D. Đại Nam.

Câu 27. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là

A. Hoàng Việt luật lệ. B. Luật Hồng Đức.

C. Hình luật. D. Hình thư.

Câu 28. Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. dân binh, công binh. B. cấm quân, quân địa phương.

C. cấm quân, công binh. D. dân binh, ngoại binh.

Câu 29. Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là

A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 30. Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường làm gì?

A. Lễ tế trời đất. B. Lễ cày tịch điền.

C. Lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân. D. Lễ đại triều.

0
Câu 11.Tây du kí là của tác giả nào? A. Tào Tuyết Cần.B. Thi Nại Am.C. La Quán Trung.D. Ngô Thừa Ân.Câu 12. Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.Câu 13. Nhà Ngô tồn tại trong...
Đọc tiếp

Câu 11.Tây du kí là của tác giả nào?

A. Tào Tuyết Cần.

B. Thi Nại Am.

C. La Quán Trung.

D. Ngô Thừa Ân.

Câu 12. Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 13. Nhà Ngô tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 938 – 965 B. Năm 939 – 965

C. Năm 939 – 950 D. Năm 938 - 967

Câu 14. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?

A. Kết thân với các tù trưởng.

B. Kéo các tù trưởng về phía mình.

C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

D. Dễ quản lí các vùng dân tộc ít người.

Câu 15. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống bằng biện pháp nào?

A. Chớp lấy thời cơ, tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa.

C. Tạm thời ngưng chiến để quân Tống tự rút về nước.

D. Thừa thắng xong lên, tiến đánh quân Tống ở bên kia biên giới.

Câu 16. Quốc hiệu Đại Việt có từ thời:

A. Tiền Lê. B. Đinh.

C. Lý. D. Trần.

Câu 17. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám để làm gì?

A. Vui chơi giải trí

B. Hội họp các quan lại

C. Đón các sứ giả nước ngoài

D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi.

Câu 18. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt để làm gì?

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Giải quyết khó khăn trong và ngoài nước.

C. Trả thù sau thất bại năm 981.

D. Bị nước Cham-pa xúi giục.

Câu 19.Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Lý Thường Kiệt muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Câu 20. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa

Câu 21. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?

A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.

D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh.

Câu 22. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?

A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán.

B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.

C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư.

Câu 23. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt.

C. Đại Ngu. D. Đại Nam.

Câu 24. Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?

A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê.

C. Nhà Trần. D. Nhà Hậu Lê.

Câu 25. Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?

A. Lý Anh Tông B. Lý Nhân Tông

C. Lý Công Uẩn D. Lý Thánh Tông

Câu 26. Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt.

C. Đại Ngu. D. Đại Nam.

Câu 27. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là

A. Hoàng Việt luật lệ. B. Luật Hồng Đức.

C. Hình luật. D. Hình thư.

Câu 28. Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. dân binh, công binh. B. cấm quân, quân địa phương.

C. cấm quân, công binh. D. dân binh, ngoại binh.

Câu 29. Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là

A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 30. Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường làm gì?

A. Lễ tế trời đất. B. Lễ cày tịch điền.

C. Lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân. D. Lễ đại triều

0
15 tháng 10 2021

Sau khi giành độc lập, Ngô Quyền chỉ xưng Vương, bởi vì Vướng cũng có nghĩa là vua (tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác) nhưng ở đây không phải Ngô Quyền chịu thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mô'i quan hệ bang giao 'giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng Vương, chưa lên ngôi Đế để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.

15 tháng 10 2021

vì đế là từ dành cho những nước lớn như trung quốc...

28 tháng 1 2017

Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội là Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thay thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Đây là cơ hội rất thuận lợi để nhà Nam Hán thực hiện ý đồ xâm lược nước ta.

Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh nước ta. Lưu Cung còn đổi phong Vạn Vương ra Giao Vương với mưu đồ khi cướp được nước ta sẽ lấy Châu Giao làm nơi phong ấp cho Hoằng Tháo. Thận trọng hơn, chính Lưu Cung còn tự mình chỉ huy một cánh quân đến đóng ở trấn Hải Môn để yểm trợ và sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho con khi cần thiết. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.

Nền độc lập của dân tộc vừa mới được phục hồi lại bị đe dọa nghiêm trọng cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Đất nước bước vào thử thách mới hết sức gay go ác liệt. Trước yêu cầu của lịch sử, Ngô Quyền, người đại diện chân chính của dân tộc ta lúc đó đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, quy tụ mọi nguồn sức mạnh của dân tộc.

Ngô Quyền người làng Đường Lâm, một làng quê tiêu biểu trong lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc của dân tộc ta, ông sinh năm 898 trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc bắc thuộc của nhân dân ta. Theo thần tích đền Gia Viên (quận Hồng Bàng, Hải Phòng), ông tổ 4 đời của Ngô Quyền là Ngô Xuân là người đã từng chiêu mộ được hơn 100 người theo Triệu Quang Phục tiếp tục sự nghiệp anh hùng của Lý Bí chống quân Lương. Ông lập được nhiều chiến công, được phong làm Thổ tù và được cha truyền con nối chức tước. Cha Ngô Quyền là Ngô Mân làm Châu mục châu Đường Lâm và mẹ là bà họ Phạm, người cùng châu.

Ngay từ nhỏ, Ngô Quyền đã tỏ ra là một người trí dũng song toàn. Tuổi nhỏ, ông sống ở quê với cha mẹ và được cha dạy cho các thuật bắn cung nỏ, sử dụng gươm giáo, các điều bí mật về binh pháp. Chẳng may, cha mẹ Ngô Quyền đều mất sớm, vì thế Ngô Quyền phải sớm sống một cuộc sống tự lập vất vả. Lớn lên trong lúc đất nước ta vừa mới giành được quyền tự chủ, Ngô Quyền đã tiếp nối chí của cha ông, đứng ra vận động tập hợp lực lượng giành và giữ quyền tự chủ. Dần dần, ông trở thành người có thế lực lớn ở vùng Đường Lâm.

Lúc này, họ Khúc đã giành được quyền tự chủ và đang thi hành nhiều cải cách, cố gắng vươn xuống các địa phương để tăng cường quyền lực cho nhà nước trung ương, những quyền hành thực tế ở các địa phương vẫn nằm trong tay các hào trưởng. Chính quyền trung ương phải dựa vào các hào trưởng để củng cố chính quyền ở cơ sở. Năm 923, Ngô Quyền đã nhận lời mời về làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ và Dương Đình Nghệ đã gửi gắm nhiều hy vọng ở người hào trưởng trẻ tuổi này. Ông gả con gái cho Ngô Quyền và giao cho Ngô Quyền cùng hơn 3.000 quân ngày đêm tập luyện võ nghệ, xây dựng lực lượng. Năm 931, Dương Đình Nghệ cử Ngô Quyền làm tướng tiên phong cùng ông tiến ra Giao Châu đánh đuổi quân Nam Hán và tổ chức phòng thủ thành Đại La. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ lên nắm chính quyền, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ vùng Châu Ái.

Ngô Quyền trưởng thành trong những năm đất nước vươn lên mạnh mẽ khẳng định quyền tự chủ, giành và giữ nền độc lập dân tộc, ông sớm bộc lộ tài năng kiệt xuất và trở thành một vị tướng trẻ nổi tiếng được nhân dân quý mến, quân sĩ khâm phục. Tài năng và uy tín của Ngô Quyền không chỉ lẫy lừng khắp trong nước, mà đến cả triều đình Nam Hán cũng phải thừa nhận ông là ''người kiệt hiệt, không thể khính suất được''. Ông thực sự trở thành con người kết tinh của lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc, có đầy đủ tinh thần và lực lượng, tài năng và uy tín để đứng ra lãnh đạo quân dân ta kiên quyết và khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến cứu nước.

Được tin quân Nam Hán chuẩn bị kéo quân sang xâm lược, Ngô Quyền thấy cần phải nhanh chóng diệt trừ bọn phản bội ở trong nước, chặt đứt mọi thế lực nội ứng của kẻ thù, ông nắm vững và phán đoán đúng tình hình quân xâm lược và đặt ra kế hoạch kháng chiến. Ông nói: "Hoằng Tháo là một đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi .Quân ta lấy sức còn khoẻ địch với quân mỏi mệt tất phá được . Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền , ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọc đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát'' .

Kế hoạch của Ngô Quyền là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Tất cả các nguồn thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc đều chép thống nhất với Đại Việt sử ký toàn thư là Ngô Quyền "Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển".

Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng (gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng lên sức mạnh chiến đấu của quân dân ta và dồn quân địch vào thế bất ngờ, bị động. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận phối hợp chiến đấu chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phục vụ của đông đảo nhân dân yêu nước. Thế trận của Ngô Quyền nhằm chặn đường, bao vây và tiêu diệt triệt để quân địch ở địa đầu Tổ quốc. Đây cũng là thế trận tiêu diệt chiến quy mô lớn, chặt chẽ, tiêu biểu cho ý chí của cả dân tộc, không chỉ đánh bại kẻ địch mà còn chặn đường rút lui, tiêu diệt và phá tan mưu đồ xâm lược của chúng. Sức mạnh của cả nước vừa được giải phóng, của cả dân tộc đang vùng lên được tập trung về cửa biển Bạch Đằng và dồn cả lại trong một trận quyết chiến chiến lược.

Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Hoằng Tháo là viên tướng trẻ hung hăng và rất chủ quan đã kéo đoàn binh thuyền tiến thẳng về phía cửa biển Bạch Đằng. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng áp sát biên giới nước ta và đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Theo Đại Việt sử ký toàn thư khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu" . Quân Nam Hán ở trước mặt, sau lưng, dưới nước, trên bờ đều bị đánh quyết liệt. Số lớn thuyền chiến của địch đã bị cọc bịt sắt đâm thủng, bị va vào nhau mà chìm đắm. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc chỉ trong vòng một con nước triều, nghĩa là chỉ trong 1 ngày, hoàn toàn đúng như dự kiến của Ngô Quyền. Toàn bộ đạo quân xâm lựợc với đoàn thuyền chiến lớn vừa mới tiến vào địa đầu sống nước của Tổ quốc đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là trận đánh thần tốc với hiệu quả cao vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đoàn quân do chính vua Nam Hán chỉ huy vừa mới kéo đến biên giới nước ta, chưa kịp gây thanh thế, cũng chưa kịp tiếp ứng cho Hoằng Tháo đã lập tức bị tan vỡ trước thắng lợi oanh liệt và vang dội của quân dân ta ở cửa biển Bạch Đằng. Cuộc chiến tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán đã hoàn toàn thất bại. Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi rực rỡ.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1 .000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.

Trong khí thế chiến thắng, đầu mùa xuân năm sau, năm 939. Ngô Quyền kéo đại quân trở về Cổ Loa. Ông quyết định đóng đô ở Cổ Loa để tỏ ý tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước đời Hùng Vương - An Dương Vương, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc vừa giành lại được sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh chống Bắc thuộc. Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đặt ra các chức quan văn võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc đồ mặc của quan lại các cấp. Như vậy, Ngô Quyền đã kiên quyết cắt đứt mọi quan hệ lệ thuộc đối với nước ngoài, xây dựng một vương quốc độc lập. Đây là một bước tiến dài, rất căn bản của lịch sử Việt Nam.

2. Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng 981

Trận Bạch Đằng thứ nhất[sửa]

Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Việt Nam sử lược có chép về một trận Bạch Đằng. Tại đó, quân Đại Cồ Việt chịu thất bại vì quân Tống đông quá.[3] Đại cương lịch sử Việt Nam tập I thì lại chép rằng ngay trận đầu này, quân Đại Cồ Việt đã thắng, đạo thủy quân của Tống bị đánh tan.[21]

Theo các nghiên cứu lịch sử hiện đại, thì ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việtđã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt.[22] Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh (Hải Dương)) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.[23]

Trận Bạch Đằng thứ hai[sửa]

Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy viện binh Tống do Lưu Trừng chỉ huy đã kéo sang từ tháng 4 năm 981, nhưng "Giao Châu hành doanh" vẫn không sao thực hiện được kế hoạch hợp điểm, hội sư để cùng tiến chiếm Hoa Lư. Liên quân Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đa Ngư nhưng không gặp chủ quân Đại Cồ Việt để giao chiến, lại vội vã rút quân về Hoa Bộ. Cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt. Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung. Ý đồ tiêu diệt quân chủ lực của Đại Cồ Việt hoàn toàn thất bại.

Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.

Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra.

Có nghiên cứu cho rằng Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ vềsông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.[19]

Tuy nhiên, Trần Bá Chí (2003) dẫn một số sử liệu của Trung Quốc và Việt Nam cho rằng Lê Đại Hành đã gửi thư trá hàng và lập đài tuyên thệ. Hầu Nhân Bảo tưởng thật, đi thuyền tới đài tuyên thệ thì bất ngờ bị thủy quân Đại Cồ Việt chia cắt khỏi lực lượng bảo vệ và bị lính tinh nhuệ của Đại Cồ Việt giết chết. Những người có công giết Hầu Nhân Bảo có thể là các tướng Đào Công Mỹ, người làng Dịch Sứ (Hà Bắc) và Phạm Công Quang, người trang Hoa Chương huyện Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Các mũi quân Đại Cồ Việt cũng đồng thời tấn công thủy quân Tống và tiêu diệt một bộ phận lớn.[24]

18 tháng 11 2016

Huhuhu mk đang cần gấp , mọi người giúp mk đi mà nha !!!

28 tháng 11 2021

D

28 tháng 11 2021

D vì kết thúc Thời Kì Bắc Thuộc :D

30 tháng 7 2021

THAM KHẢO:

Nguyên nhân
+Vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía Nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta
+Lấy cớ kiều công tiễn cầu cứu vua Nam Hán sai con hoằng tháo cho quân xâm lược nước ta

Diễn biến: 
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi