K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2023

Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam : Tranh vẽ lợn gà , chuột , ếch , cây dừa , tranh tố nữ .

12 tháng 3 2022

Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt NamTranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ,...

12 tháng 3 2022

tranh gà 

lợn

vịt

cây dừa

...........

12 tháng 3 2022
c
12 tháng 3 2022

C

6 tháng 3 2023

câu hỏi này chắc ko ai trả lời đc

 

 

28 tháng 5 2021

hàng râm bụt thắp lên lửa hồng 

Con bướm trắng lượn vòng 

chùm vải chín vàng ong sắc trời 

3 tháng 6 2021

Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...

Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.

Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.

Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?

Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...

Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.

Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.

Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.

Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.

Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.

Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.

Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.

Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.

Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.

Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.

 

12 tháng 4 2022

B

12 tháng 4 2022

D

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

1. Mở bài:

+ Giới thiệu về tranh của làng Hồ ,lòng biết ơn của tác giả đối với những nghệ sĩ tạo hình cho tranh ( mở bài gián tiếp).

2. Thân bài:

+ Tả về nội dung tranh và cách để những người nghệ sĩ hình dung ra nội dung đó.

3. Kết bài:

+ Nêu cảm nghĩ của em về màu sắc trong tranh, cách làm màu của những người nghệ sĩ, những nét đẹp khi ngắm những màu sắc ấy (kết bài mở rộng).

- Đoạn 1: cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao?

- Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ

- Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao?

Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó?

Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên" và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.

Tham khảo

1. Mở bài:

+ Giới thiệu về tranh của làng Hồ ,lòng biết ơn của tác giả đối với những nghệ sĩ tạo hình cho tranh ( mở bài gián tiếp).

2. Thân bài:

+ Tả về nội dung tranh và cách để những người nghệ sĩ hình dung ra nội dung đó.

3. Kết bài:

+ Nêu cảm nghĩ của em về màu sắc trong tranh, cách làm màu của những người nghệ sĩ, những nét đẹp khi ngắm những màu sắc ấy (kết bài mở rộng).

- Đoạn 1: cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao?

- Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ

- Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao?

Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó?

Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên" và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.

Vai diễn cuối cùng         Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.          Mỗi buổi  chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra...
Đọc tiếp

Vai diễn cuối cùng

         Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.

          Mỗi buổi  chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra vẫy vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

          Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng nhìn thấy chú bé ra vẫy và vẫn không thấy một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

           Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo véc – tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và đi lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ : " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình - một hành khách giữa bao hành khách đi tàu".

          Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

         Con tàu xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.   

           ( Theo Truyện khuyết danh)  

Ghi lại 1 câu ghép trong câu chuyện trên. Nêu rõ các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

0