Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1- Đoạn 1: Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
2- Đoạn 2: Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?
3- Đoạn 3: Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
4- Đoạn 4: Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em.
Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
5- Đoạn 5: Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
6- Đoạn 6: Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.
Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.
Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.
Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.
Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.
Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-toan-bo-cau-chuyen-pa-xto-va-em-be-c117a19630.html#ixzz50Hoy1uVv
Ngày 6-7-1885, một chú bé chín tuổi là Gio-dep bị chó dại cắn đã hai ngày, được mẹ đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xto cứu chữa.
TB:
Cuộc sống của Gio-dep chỉ được tính bằng ngày. Em sẽ chết như tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.
Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt muốn khóc của người mẹ, lòng Pa-xto se lại. Ông nghĩ đến cái chết của em bé.
Pa-xto luôn suy nghĩ phải làm cách gì để cứu em bé.
– Vắc-xin chữa bệnh dại Pa-xto chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người.
Pa-xto muốn cứu em bé nhưng lại không muốn lấy em bé làm vật thí nghiệm cho Vắc-xin của mình.
Hôm sau, Pa-xto quyết định tiêm vắc-xin cho em bé. Ban đầu là liều nhẹ, sau đó nặng dần.
Mũi tiêm thứ mười có tính chất quyết định. Cuối cùng, ông quyết định phải tiêm mũi cuối cùng.
Pa-xto chăm chú theo dõi người ta tiêm cho em bé mũi vắc-xin cuối cùng, tự tay dắt em lên giường, an ủi em.
Thêm bảy ngày chờ đợi dài dằng dẵng, từng phút li sợ một cơn dại ghê gớm bất thần xảy ra.
Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên. Tai họa đã qua.
Sau thành công vang dội đó, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xto những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa.
Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xto chống dại đầu tiên trên thế giới.
KB:
Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của bác sĩ Pa-xto, một nhà khoa học tài năng của thế giới.
rong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
k nha <3
Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.
Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.
Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.
Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.
Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.
Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cay-khe-c117a21471.html#ixzz5FNug45ba
+ Câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Câu chuyện cổ tích Sọ dừa
k mình nhé
Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi nó:
– Tại sao cậu lại khóc vậy?
– Hu hu….Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi….đâu lắm bạn à.
Em tức giận:
– Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách. Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.
Cây non xúc động:
– Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy…Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.
Em tươi cười bảo:
– Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.
– Cảm ơn cậu nhiều lắm.
– Thôi…Tạm biệt cậu…Tớ phải vào lớp học rồi…Hẹn gặp lại sau…
Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.
Tham khảo :
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
#H
Link : Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - 8 bài văn mẫu Kể chuyện lớp 5 đạt điểm cao - VnDoc.com
Một buổi tối mùa đông lạnh giá, cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vọng lại một tiếng rao yếu ớt của một cô bé. Em nhìn ra cửa sổ thì thấy đó là một cô bé đang bán bánh bao đêm.
Trông cô bé thật tội nghiệp. Quần áo rách rưới. Cô bé đi chân trần, vừa đi vừa xuýt xoa vì lạnh. Cô bé vừa đi vừa rao:"Ai bánh bao không! Ai bánh bao không!". Tiếng rao yếu ớt, bé nhỏ không thể xuyên qua những bức tường dày. Những ngôi nhà gần đó đều đóng cửa vì trời quá lạnh. Không ai ở trên đường hay ra ngoài để mua bánh cho cô bé.
Tuyết rơi càng lúc càng dày và thời tiết càng lúc càng lạnh. Cô bé dừng lại, ngồi cạnh bức tường bên cạnh nhà em và xoa tay. Bỗng cô bé ngã dần xuống. Em vội vã gọi mẹ rồi kéo mẹ ra chỗ cô bé. Mẹ đưa cô bé vào nhà và chăm sóc.
Một lúc sau, cô bé tỉnh dậy. Sau khi hỏi vài câu, mẹ mới biết cô bé là trẻ mồ côi, đang làm thuê cho tiệm bánh bao đầu phố. Cô bé phải bán hết chỗ bánh bao trong giỏ rồi mới được nghỉ nhưng hôm nay vì lạnh nên không ai mua bánh cả. Thương tình, mẹ em nói:
- Cháu cứ nghỉ đi, mai cô nói với chủ quán cho cháu nghỉ làm. Từ nay cháu sẽ ở lại đây với nhà cô nhé!
- Vâng ạ!-Cô bé đáp lại mẹ em trong niềm vui sướng.
Trên đất nước này còn rất nhiều hoàn cảnh như cô bé đó. Chúng ta phải giúp đỡ họ để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đề bài: Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh họa, em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
Bài làm
1- Đoạn 1: Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
2- Đoạn 2: Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?
3- Đoạn 3: Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
4- Đoạn 4: Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
5- Đoạn 5: Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
6- Đoạn 6: Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
Nguồn Kể chuyện Pa-xtơ và em bé
Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.
Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.
Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.
Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.
Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.
Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.