Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sắc thái biểu cảm của những từ Hán Việt trong bài thơ là sắc thái trang trọng, tao nhã, tinh tế khiến bài thơ mang sắc thái cổ phù hợp với xã hội xưa và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ trữ tình với nhiều từ Hán Việt được sử dụng. Những từ Hán Việt này góp phần tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ, giúp thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả khi xa quê hương.
- "Bảng lảng" là từ Hán Việt có nghĩa là mờ nhạt, không rõ ràng. Từ này được sử dụng để miêu tả ánh hoàng hôn lúc chiều tà, một thời điểm gợi lên nhiều nỗi buồn và hoài niệm.
- "Vẳng" là từ Hán Việt có nghĩa là nghe thấy nhưng không rõ ràng. Từ này được sử dụng để miêu tả tiếng ốc xa đưa, một âm thanh nhỏ bé, xa xôi nhưng lại gợi lên nhiều nỗi buồn.
- "Viễn phố" là từ Hán Việt có nghĩa là phố xa. Từ này được sử dụng để miêu tả nơi mà người ngư ông đang trở về, một nơi xa lạ và xa cách.
- "Cô thôn" là từ Hán Việt có nghĩa là làng quê vắng vẻ. Từ này được sử dụng để miêu tả nơi mà người mục tử đang trở về, một nơi yên bình nhưng cũng rất cô đơn.
- "Hàn ôn" là từ Hán Việt có nghĩa là nỗi buồn lạnh lẽo. Từ này được sử dụng để miêu tả tâm trạng của tác giả khi xa quê hương, một nỗi buồn cô đơn và lạnh lẽo.
Những từ Hán Việt trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" góp phần tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ, giúp thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả khi xa quê hương. Những từ ngữ này cũng giúp bài thơ trở nên giàu nhạc tính và hình ảnh hơn, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc hơn tâm trạng của tác giả.
Từ Hán Việt :hoàng hôn,xa, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, mai, liễu, sương, khách, Chương Đài, lữ thứ, hàn ôn.
Từ Hán Việt đem lại : sắc thái trang trọng , sắc thái tao nhã, sắc thái khái quát và trừu tượng , sắc thái cổ .
Chúc bn học tốt !!!
Các từ Hán Việt có trong bài thơ :
_ hoàng hôn : time mặt trời sắp lặn
_ ngư ông : ông đánh cá
_ viễn phố : phố xa
_mục tử : đứa trẻ chăn trâu
_cô thôn : làng vắng vẻ ( lẻ loi )
lữ thứ : chỉ ng đi xa và đg ở trên đg
hàn ôn : nỗi niềm tâm sự vui buồn .
-hoàng hôn:khoảng thời gian mặt trời mới lặn,ánh sáng yếu ớt và mờ dần
-ngư ông:người đàn ông làm nghề đánh cá
-viễn phố:bến xa
-mục tử:cùng nghĩa với mục đồng(trẻ chăn trâu)
-cô thôn:làng quê hẻo lánh
-lữ thứ:xa quê
-hàn ôn:rét và ấm(chuyện hàn ôn là chuyện lúc gặp nhau kể lể tin tức thân mật)
=>tạo sắc thái trang trọng
“ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
( Qua đèo Ngang)
“ Nhớ nước” – “ Thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “ Nhớ nước”, bà có bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ”, “ Thương nhà”, bà có bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “ lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “ Chương Đài”. Tâm sự thương nhà của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”:
“ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn,
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức:
“ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”
Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”
( Qua đèo Ngang )
“ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
( Thăng Long thành hoài cổ )
“ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn”
Từ “ bảng lảng ” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “ Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên . Điệu nhạc trầm buồn của “ tiếng ốc” từ xa đưa lại , tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức. Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh . Cái gì nữ sĩ nhìn thấy , gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm thanh vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân.
Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động:
“ Gác mái , ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn”
Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ ngư , tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển . Nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “ chiều hôm” là “ ngư ông” và “ mục tử”. Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng . “ Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “ mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người , ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giống nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chốn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”.
Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi “ chiều hôm”:
“ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
Hình ảnh thật đẹp , thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng , vừa sôi động. Rừng mơ bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân , hình ảnh “ gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ . Hình ảnh cánh chim chiều “ bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân.Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “ chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “ dặm liễu” thì thơ mộng mà “ dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “ khách bước dồn”. Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề “ Chiều hôm nhớ nhà” cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “ dồn” trong câu luận đã lặp lại từ “ dồn” trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút.
Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn:
“ Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “ kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “ phi ngã” thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân , tha thiết nhưng không ủy mị, nồng nàn nhưng vẫn e ấp. “ Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi : “ Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “ Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương . “ Kẻ chốn Chương Đài , người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ xa xôi cách trở. Nữ sĩ dùng chữ “ lữ thứ “ thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn?. Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ. Tác giả dùng từ Hán Việt “ lữ thứ ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”.
Bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng hình ảnh , từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản. Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sống với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “ một mảnh tình riêng ta với ta “ ( Qua Đèo Ngang ) nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình , cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những mối quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình.
Câu 2:
a, Từ Hán Việt: viễn phố, cô thôn
b, Viễn phố: phố xa
Cô thôn: thôn xóm hẻo lánh
Đặt câu:
Nhà hát ở 1 viễn phố
Bà anh ấy sống 1 mình tại cô thôn
Tham khảo:
Câu 1:
Trình bày dựa theo những gợi ý sau:
Khái quát ý nghĩa câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Lời thơ giàu chất trí tuệ và triết lí. Một triết lí của trái tim con người: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ vẫn phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù con đi tới nơi đâu và đứng ở vị trí nào, thành công hay thất bại, cao sang hay thấp hèn thì con vẫn mãi cần vòng tay mẹ nâng đỡ, yêu thương và che chở. Chân lí ấy muôn đời vẫn sẽ vĩnh hằng và bất biến.
Từ ý nghĩa ấy, nêu suy nghĩa của mình về tình mẫu tử trong cuộc sống:
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung, vị tha đối với con cái.
- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
- Tình mẫu tử đối với mỗi người:
- Được sống trong tình mẫu tử là một may mắn và hạnh phúc không gì sánh bằng, không gì có thể đánh đổi.
- Thật thiệt thòi và bất hạnh đối với ai phải sống thiếu vắng đi tình mẫu tử.
- Vai trò của tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử như chiếc kim chỉ nam dẫn đường, nhưu ngọn đèn hải đăng soi sáng đường chúng ta đi
- Giúp thức tỉnh ta trước những cám dỗ trong cuộc sống.
- Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi không biết quý trọng tình mẫu tử, bất hiếu với người mẹ của mình.
- Bài học rút ra:
- Cần biết quý trọng tình mẫu tử. Đòng thời cố gắng rèn luyện, học tập để đền đáp lại công ơn của mẹ.
Câu 3:
Dàn ý1. Mở bài
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2. Thân bài
a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".
- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
- Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?
"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
hoàng hôn:khoảng thời gian mặt trời mới lặn,ánh sáng yếu ớt và mờ dần
-ngư ông:người đàn ông làm nghề đánh cá
lữ thứ:xa quê
-hàn ôn:rét và ấm(chuyện hàn ôn là chuyện lúc gặp nhau kể lể tin tức thân mật)