K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2018

câu tục ngữ chỉ việc người ta thường nhìn việc người ngoài thì thấy rõ ràng sáng suốt lắm, mà đến việc mình thì lại thường tính toán không ra, nhận xét lầm lẫn.
Câu này vừa tả một trạng thái tâm lý thông thường, vừa có ý khuyên người ta nên chú ý việc mình hơn là việc người.
- Sáng là sáng suốt, tính đâu ra đấy, không nhầm lẫn.
- Quáng là nhìn không rõ ràng, sáng suốt, như bị quáng gà (cứ lúc nhá nhem tối, gà lên chuồng thì không trông rõ một tí gì, gọi là quáng gà).

31 tháng 5 2018

Việc người thì sáng, việc mình thì quáng là câu tục ngữ chỉ việc người ta thường nhìn việc người ngoài thì thấy rõ ràng sáng suốt lắm, mà đến việc mình thì lại thường tính toán không ra, nhận xét lầm lẫn.

13 tháng 2 2019

Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.

28 tháng 9 2021

tham khảo

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

1 tháng 9 2021

câu in đậm là câu:mặt biển mặt biển sáng trong như Tấm Thảm khổng lồ bằng Ngọc Thạch

ĐỀ 1PHẦN I. ĐỌC HIỂU: Cho đoạn văn sau:       Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẻ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Biển học mênh mông, vai trò của người thầy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người bạn đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.Câu...
Đọc tiếp

ĐỀ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU:

Cho đoạn văn sau:

       Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẻ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Biển học mênh mông, vai trò của người thầy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người bạn đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?hc thầy,hc bạn Tác giả là ai? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. Tìm 2 từ Hán Việt trong đoạn văn và giải thích nghĩa của những từ đó?  

Câu 4. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn? 

Câu 5. Theo em làm thế nào để việc “ học thầy học bạn” được hiểu quả? Câu 5: 

Câu 6. Đoạn văn trên nhắc đến 2 câu tục ngữ nào? Kể them một số câu tục ngữ nói về việc học?

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 8. Chỉ ra một từ láy có sử dụng trong đoạn trích?

PHẦN II. VIẾT (5 điểm)

Câu 9 (5 điểm): Hãy kể lại một chuyến đi hoặc một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Đa-ni đứng dậy, bước nhanh ra cổng công viên. Mọi người đều liếc nhìn cô. Có lẽ một số thính giả đoán ra cô gái kia chính là Đa-ni Pơ-đơ-xơn, người được E-đơ-va Gờ ríc tặng món quà bất hủ đó.

     “Bác ấy mất rồi! – Đa-ni nghĩ – Tại sao nhỉ?” Nếu như có thể gặp lại được bác ấy. Nếu như bác ấy hiện ra ở đây! Cô sẽ ôm trái tim đập rộn rã, chạy như bay tới, sẽ ôm chặt lấy cổ ông, sẽ áp chiếc má đẫm nước mắt vào má ông và sẽ nói hai chữ thôi: “ Cảm ơn!” Chắc ông sẽ hỏi: “ Vì chuyện gì?” và Đa-ni sẽ trả lời “ Cháu không biết…Vì bác đã không quên cháu. Vì bác thật là hào hiệp. Vì bác đã mở ra trước mắt cháu cái tuyệt mĩ, mà con người ta phải lấy cái đó….mà sống.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?

Nêu phương thức biểu đạt và thể loại của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 4. Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

Câu 5.   Em hiểu từ “hào hiệp” nghĩa là gì?

Câu 6.   “ Bác ấy mất rồi!” “ Tại sao nhỉ?” thể hiện thaí độ gì của Đa-ni?

Câu 7.   Cảm ơn” Cháu không biết… Vì bác đã không quên cháu. Vì bác thật là hào hiệp. Vì Bác đã mở ra trước mắt cháu cái tuyệt mĩ, mà con người ta phải lấy cái đó mà sống”. Em nhận xét gì về Đa-ni qua chi tiết này? PHẦN II. VIẾT (5 điểm)

Câu 8. (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

0
21 tháng 3 2022

Mình nghĩ là thức khuya dậy sớm

21 tháng 3 2022

"đầu tắt mặt tối"," một nắng hai sương",..

25 tháng 10 2017

Nao núng là bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa

Còn ca dao thì mình ko biết

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: “Không thầy đố mày làm nên". Nhưng lại cũngcó câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: “Không thầy đố mày làm nên". Nhưng lại cũng

có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: “Học thầy không tày học bạn”. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?

(Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Cho biết thể loại của văn bản ấy?

b. Tìm trong đoạn trích 1 câu được đặt trong dấu ngoặc kép. Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép đó? (1,0 điểm)

c. Xác định nội dung của đoạn trích trên.

d. Theo em làm thế nào để việc “học thầy, học bạn” được hiệu quả? Trình bày câu trả lời bằng vài câu văn ( 3 - 5 câu)

1
18 tháng 3 2022

a, Trích trong văn bản ''Học thầy học bạn''. Thể loại: Văn xuôi.

b, Câu chứa dấu ngoặc kép: “Không thầy đố mày làm nên", “Học thầy không tày học bạn”

Tác dụng: Dùng để dẫn lời nói, câu nói từ bên ngoài.

c, ND: Nói về mối liên hệ giữa 2 câu tục ngữ 

d, Cái này em có thể viết như là: 

Học hỏi những điều hay, điều tốt của thầy, bạn

Hỏi những điều mà mình chưa biết với thầy và bạn

...

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: “Không thầy đố mày làm nên". Nhưng lại cũng có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: “Không thầy đố mày làm nên". Nhưng lại cũng có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: “Học thầy không tày học bạn”. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?
(Trích Ngữ văn 6, tập 2)
a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Cho biết thể loại của văn bản ấy?
b. Tìm trong đoạn trích 1 câu được đặt trong dấu ngoặc kép. Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép đó? (1,0 điểm)
c. Xác định nội dung của đoạn trích trên.
d. Theo em làm thế nào để việc “học thầy, học bạn” được hiệu quả? Trình bày câu trả lời bằng vài câu văn ( 3 - 5 câu)

0
17 tháng 5 2021

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

==> Ẩn dụ cách thức: Lời khuyên về chọn hoàn cảnh môi trường ảnh hưởng lớn đến phẩm chất con người.

Học tốt !!!!!!!!!!!!

Ẩn dụ là : mực ; đèn