Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1:Về buổi học cuối cùng trước khi nghỉ hè
MB:Thời gian trôi qua thật nhanh thế là kết thúc một năm học bao đầy hứa hẹn,chúng em phải chia tay thầy cô giáo...............(nêu cảm xúc)
TB:
-Cảm xúc của các bạn trong lớp
-Nhớ lại kỉ niệm vui buồn trong mái trường
-Nêu cảm nghĩ của thầy cô đối với học sinh và những lời dặn dò bổ ích của cô sẽ không thể thiếu
-Tả bao quát:
+Không khí lớp học
+Sắp xếp trang trí lại mọi thứ xung quanh
-->Đột nhien tiếng trống:''Tùng...tùng''vang dài lòng chúng em như thốt lên không muốn chia xa mái trường
KB:
-Nêu cảm nghĩ của em về buổi học cuối cùng(trong đó có cảm xúc của các bạn
Tôi thấy mình đã khôn lớn
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
- Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?
- Qua những hoạt động, kỉ niệm nào mà em có thể rút ra được suy nghĩ rằng mình đã khôn lớn?
- Sự khôn lớn ấy được thể hiện ra sao?
Mọi người xung quanh nhìn nhận sự khôn lớn ấy như thế nào?
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
II.THÂN BÀI
1. Miêu tả bản thân khi đã lớn
Đối với các bạn nam
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều + Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
+ Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
Đối với các bạn nữ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
- Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
3. Cảm nhận về bản thân mình
- Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
III. KẾT BÀI
- Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
ủa nhầm :(" , mình không đọc kĩ đề.. thông cảm cho mình nhe
a, Truyện dân gian gồm:
Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười
b, Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
- Gió đưa cây cải về trời
Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.
c, Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
+ Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.
+ Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.
+ Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.
Chọn đáp án đúng
A. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
B.Một từ không thể thuộc nhiều truờng từ vựng khác nhau
C. Từ thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau chỉ có duy nhất một nghĩa
D. Từ có nhiều nghĩa chỉ thuộc một trường từ vựng
Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.
Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.
Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.
Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.
Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.
Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.
Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.
- Các luận điểm được lựa chọn phải giải quyết được vấn đề giáo dục là chìa khóa của tương lai. Những luận điểm không liên quan tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần gạt bỏ.
- Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau:
+ Giáo dục luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Giáo dục càng có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
+ Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân của xã hội tương lai.
+ Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái… đem lại công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Giáo dục là chìa khóa của tương lai.
Banj ơi,bạn làm được bài này chưa bạn? trong vở bài tập đúng ko. baì này khó quá