Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.
Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.
Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.
Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.
Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.
Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.
1. Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
2. Thân bài
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
- TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
+ Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
+ Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. ⇒ Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí ⇒ Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được.
Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
Cứ khi nhìn vào đời ta lại tưởng chừng như nhìn vào văn học và cứ khi nhắc đến nhà văn Nam Cao, ta lại nhớ đến nhận định: ".....". Nếu vậy, truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan" có được định nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật hay?. Chúng ta cùng phân tích tác phẩm để có được câu trả lời.
Trước hết, ta tìm hiểu về giá trị nội dung cốt lõi của câu truyện. Đó là tình cảm bà cháu dịu dàng, là tình cảm đôi lứa trong sáng đẹp đẽ và hơn hết là tả lại những giây phút quý báu bình lặng bênh người thân gia đình, quê hương thân thiết. Về giá trị nghệ thuật, câu truyện gợi ra những dòng suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách tự nhiên không gò bó. Ta có thể thấy điều đó qua nỗi xúc động của nhân vật Thanh khi được bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu âu yếm và xua đuổi muỗi rồi đưa gió quạt nhẹ lên tóc chàng; thậm chí, chàng còn xúc động gần ứa mắt. Hay cảm giác sự yên tĩnh của ngôi nhà bà khi Thanh vừa bước qua bậc thêm, rồi thêm vào đó là một mùi lá tươi non phảng phất. Đến đó chưa hết, tác giả tài tình dẫn vào tình huống đầu tiên của câu truyện, đó là lúc mà Thanh gặp lại cô Nga. Vẫn duyên dáng, xinh đẹp, tươi cười như ngày nào; cô cất lên những lời nói quan tâm như "Anh về rồi đấy à",.. Ta càng rõ hơn, tính cách của nhân vật cô Nga: một người hòa đồng, dễ thương, hoạt bát. Đến đây, tác giả đã chịu bày ra cho người đọc một ngọn gió tình cảm rằng đôi lúc Thanh coi cô Nga như em gái ruột của mình. Như để làm rõ hơn tình cảm đôi lứa, Thạch Lam còn cho những câu nói vào nhân vật Thanh một cách hết sức tự nhiên ý tỏ Nga không phải làm khách mà cứ ngồi vào ăn cơm đi. Lúc này đây, đọc giả sẽ ngờ ngợ đoán ra được làn sóng tình cảm được gợi nhẹ nên trong lòng Thanh. Rồi sau đó là biết bao sự tình tứ: Thanh như cô Nga còn cô nhìn lại Thanh một cách âu yếm. Sau đó là chi tiết cả hai cùng ra vườn có cây hoàng lan, bao kỉ niệm đôi bên ùa về từ ngày còn trẻ hỏn. Hai người lại tiếp tục ôn chuyện cũ, Nga vuốt nhẹ mái tóc mình làm cho Thanh lúc này thấy trái tim mình có gì đó là rung động. Sau cùng, đôi bên tỏ bày tấm lòng mình, đã nắm tay thế nhưng cuối cùng Thanh vẫn phải đi tỉnh để cô Nga ở lại chờ đợi. Thật xót xa, thật đáng thương biết bao!. Đó có phải chăng là những tiếng đau khổ mà Nam Cao đã nói?, đó có phải là tình cảm làm con người ta nghẹn ngào?. Và đó có phải là những cơn bão táp thời đại dẫm lên những kiếp lầm than?. Có đấy. Có bởi vì cuộc sống mưu sinh vất vả nghèo khổ của Thanh chính là cơn bão táp, cuốn đi một mối tình đẹp đẽ bởi sau cùng Thanh cũng chẳng quay về. Ta xót thương biết bao, nghĩ về số phận cô Nga mà xem; có phải cô phải đợi cả thanh xuân của mình để rồi chẳng nhận lại được gì từ Thanh?. Có lẽ thế, một người con gái xinh đẹp duyên dáng biết bao.
Qua những gì đã phân tích ở trên, ta đã có thể trả lời câu hỏi nêu ra ở đề và ở câu mở bài. "Dưới bóng hoàng lan" chính là một tác phẩm nghệ thuật hay, không chỉ thế nó luôn còn để lại dư âm xót xa cho người đọc về một mối tình đôi lứa đẹp đẽ và tình cảm bà cháu của cả một câu truyện.