Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Em là người con trong bài thơ "Những cánh buồm". Trong cuộc sống, mỗi người đều có cuộc hành trình riêng của chính bản thân mình, để đi đến những chân trời mới và em cũng vậy. Đối với em, cánh buồm trắng chính là những tri thức mà em tích lũy ngay từ trên ghế nhà trường, còn bến bờ mà em muốn đi đến đó chính là những vùng đất mới trên thế giới, để gặp gỡ những người bạn mới, khám phá những điều mới mẻ, dựng xây tương lai và mở mang tri thức hơn nữa. Thế nhưng, em biết rằng để đi được đến chân trời đó thì ai cũng phải trải qua những sóng gió, giống như con thuyền đi trên biển cũng có lúc gặp phải bão. Em sẽ luôn luôn cố gắng bằng tất cả sức mạnh nội tại của mình để có thể giành được những mục tiêu của chính bản thân mình. Bằng tất cả những gì trong khả năng, em sẽ không ngừng trau dồi và tăng cường vốn tri thức, năng lực và kỹ năng của bản thân mình. Em sẽ cố gắng để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính bản thân, hội tụ đầy đủ mọi kỹ năng và phẩm chất cần có để có thể thành công trong cuộc sống. Và đó, chính là cách mà cánh buồm trắng của em sẽ đi đến những vùng đất mới- vùng đất của ước mơ và tri thức.
Trong một lần dạo chơi trên bờ biển sau cơn mưa đêm rả rích, em chợt nhận ra rằng thế giới còn rộng lớn hơn những gì mình đang thấy. Ở ngoài khơi xa kia, không chỉ là nước, là mây trời, mà ở đó cũng có nhà, có cây, có những người đang sinh sống. Đó là một chân trời xa lạ mà cả bố cũng chưa từng đặt chân đến. Sự hấp dẫn của những thứ ta chưa biết thật to lớn biết bao. Trong em bùng lên khát vọng được đặt chân đến miền đất xa lạ ấy. Có lẽ ở đó, em sẽ thực hiện được ước mơ của mình, và cả của bố nữa. Vậy nên em sẽ mượn từ cha một cánh buồm trắng - đó chính là giấc mơ, là hi vọng của cha. Bằng đôi chân này, em sẽ thay cha chinh phục tất cả. Bởi rồi em sẽ trưởng thành, sẽ đứng trên chính đôi chân của mình, sẽ rời đi xa nhà để chinh phục những khát khao, vọng tưởng. Trên đôi vai trưởng thành ấy, có cả những giấc mơ còn dang dở của cha thân yêu. Vậy nên, hãy chờ con, cha nhé!
Từ đa nghĩa: đôi vai trưởng thành
Malaysia - 1 trong những nước mà em thích nhất ở khu vực Đông Nam Á. Là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế giới, văn hóa Malaysia vừa chịu ảnh hưởng của Tây phương sau chiến tranh thế giới thứ II, vừa giữ được những nét văn hóa phương Đông thuần túy. Những luồng văn hóa Đông Tây thổi vào đất nước này, kết hợp với những nét đẹp của văn hóa bản địa đã tạo nên một bản nhạc văn hóa đa âm điệu. Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi nên văn hóa chung của nước này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Theo đó, người Malaysia đa số không ăn thịt lợn, chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi, được gọi là Halal.
Ngoài ra, những nền văn hóa khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng phát triển mạnh mẽ tại Malaysia. Vì thế, nền văn hóa Malaysia giống như một bức tranh với nhiều mảng màu lớn đan xen lẫn nhau. Không dừng lại ở đó, Malaysia vốn vẫn mang phong cách của văn hóa phương đông. Nhưng sau thế chiến thứ 2, dưới sự đô hộ của người Anh, văn hóa Malaysia được thổi hồn thêm một màu sắc mới mang hơi hướng phương Tây. Theo đó mà văn hóa Malaysia có những nét đặc trưng nổi bật, không thể lẫn tạp với bất cứ quốc gia nào. Tựu chung lại, Malaysia là nước đa văn hóa và chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Hồi giáo.
Giống như những người theo đạo Hồi ở các quốc gia khác trên thế giới, người dân Malaysia cùng sinh sống theo hình thức đại gia đình. Họ luôn tuân thủ tất cả những luật Hồi giáo từ trong giao tiếp, ăn mặc.
Việc ăn mặc của người dân Malaysia cũng ảnh hưởng nhiều từ Hồi giáo. Trang phục hàng ngày được thể hiện rõ nhất, luôn giản dị, kín đáo. Tuy nhiên phần khác vẫn có ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ nên màu sắc trang phục của người Malaysia những dịp lễ, Tết khá màu sắc và sử dụng nhiều phụ kiện, trang sức.
Không những vậy, mặc dù vẫn có những sự đa dạng món ăn nhất định nhưng ẩm thực Malaysia vẫn luôn tuân thủ theo quy tắc Hồi giáo. Điển hình như họ có tháng Ramadan, người dân sẽ nhịn ăn khi có ánh mặt trời. Kiêng khem những món ăn được cấm kỵ trong đạo Hồi như thịt lợn, thịt chó,…Nét đặc sắc thể hiện nổi bật đạo Hồi trong văn hóa ẩm thực Malaysia là người Malaysia dùng tay trong bữa ăn.Nói đến văn hoá nơi đây thì chẳng thể không kể đến di sản văn hóa thế giới như nhiều địa danh hay công trình kiến trúc được công nhận.
Philippines - Có tên chính thức là Cộng Hòa Philippines, đảo quốc với hơn 7000 đảo lớn nhỏ có chủ quyền tại Đông Nam Á . Do có vị trí nằm gần xích đạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học cao. Đây là quốc gia lớn thứ 64 trên thế giới, có 36.289 kilômét bờ biển. Dân số của Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy ở châu Á và đứng thứ 12 trên toàn thế giới. Thủ đô của Philippines là Manila.
Philippines là một đất nước đa số người dân theo đạo Kitô giáo vì vậy ngày lễ giáng sinh ở đây cũng rất được đầu tư, lễ giáng sinh vào năm 2002, chiếc đèn Giáng sinh lớn nhất thế giới đã được thắp sáng tại San Fernando, Pampanga. Chiếc đèn có đường kính khoảng 25 m và có chi phí khoảng 5 triệu tiền Philippines.
Chúng ta có thể nói những hòn đảo và bờ biển ở Phillippines kỳ ảo huyền bí. Thật khó có bờ biển nào khác trên thế giới mà đẹp hơn những bờ biển tại Phillippines, bờ biển White Beach của Boracay được mệnh danh là Nữ hoàng vì vẻ đẹp thơ mộng đầm thắm thanh tao của nó.
Nơi đây có đến 3/10 trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. Chúng ta có thể thoải mái tham quan, mua sắm cho mình những món đồ như ý vì nơi đây không thiếu thứ gì cả.
Văn hóa tại đất nước Philippines là một sự hòa hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Với chỉ một di sản Mã Lai, quốc gia này đã có những diện mạo tương đồng cùng với các quốc gia châu Á khác, tuy nhiên nền văn hóa này cũng thể hiện rõ rệt những ảnh hưởng rất lớn của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Đây là một quốc gia rất tuyệt vời và đáng ghé thăm.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác
*Ryeo*
Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.
Ô lẹ đi
Bị sao vậy có bị sốt không !