Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguồn thông tin từ thông báo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương đáng tin cậy hơn vì:
- Thông tin tuyển sinh vào lớp 10 là thông tin quan trọng đối với học sinh, yêu cầu độ chính xác cao.
- Thông báo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương là nguồn thông tin chính thống, cập nhật thường xuyên và có sự kiểm định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tin trên Internet có thể đúng hoặc sai, chưa có sự đánh giá, kiểm định rõ ràng.
Thông tin từ nguồn 2) Thông báo chính thức của Sở giáo dục và Đào tạo địa phương đáng tin cậy hơn. Vì Sở giáo dục và Đào tạo địa phương là nơi quản lý và thông báo các thông tin chính thống đến các trường học trong địa phương, chính vì vậy những thông tin tuyển sinh vào lớp 10 do Sở giáo dục và Đào tạo thông báo đều được kiểm duyệt chính xác nên khi nhận thông tin từ các trang của Sở giáo dục và đào tạo hoặc các công văn do Sở gửi về các trường đều là thông tin đáng tin cậy. Còn những thông tin trên Internet có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng và tốc độ lan truyền rất nhanh có thể thông tin này chưa sự thật nên độ tin cậy ở nguồn Internet chưa hoàn toàn tuyệt đối.
Để có được thông tin đáng tin cậy:
- Theo dõi các trang báo chính thống để cập nhật các thông tin chính xác (như Báo Thanh Niên, báo Tiền Phong, cổng thông tin điện tử chính phủ, ...)
- Để có được thông tin đáng tin cậy cần có sự hiểu biết và đã được xác nhận bởi các cá nhân, tổ chức có liên quan kiểm duyệt thông tin này.
Lợi ích của việc có thông tin đáng tin cậy: Nắm bắt được thông tin chính xác để thực hiện, hành động và tuân thủ theo,....
Tham khảo!
- Em đồng ý với ý kiến trên vì khi đã xác định được và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp ta có được thông tin đúng, từ đó có quyết định phù hợp.
- Ví dụ: Khi xem tin tức thời sự trên mạng xã hội Facebook, em thường chọn các trang uy tín như Trung tâm tin tức VTV24, …
Tham khảo!
a) Các em chọn ra một vấn đề mà các em quan tâm. Ví dụ: Phương pháp học tiếng anh hiệu quả, phòng chống đuối nước, văn hóa học đường, vấn nạn bạo lực học đường, …
b) Các em gõ vấn đề các em quan tâm vào ô tìm kiếm của trình duyệt web (Google Chrome hoặc Cốc Cốc, …) rồi nhấn Enter.
Các em nháy chuột vào các link để xem bài viết, sau đó hoàn thành Bảng 1.
c) Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em dựa vào các yếu tố như: địa chỉ trang web, tác giả, các trích dẫn, kinh nghiệm và hiểu biết của em, …
Để đánh giá lợi ích của thông tin, các em xem thông tin tìm được có giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra hay không.
d) Các em tự tạo bài trình chiếu và trình bày trước lớp.