K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2023

Em tham khảo nha 

a) - Xử lí số liệu:

Tỉ lệ che phủ rừng từng loại ở nước ta năm 2000 : 

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{4733}{11573}\cdot100\%=40,9\%\)

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{5397,5}{11573}\cdot100\%=46,6\%\)

+ Rừng đặc dụng : \(100\%-40,9\%-46,6\%=12,5\%\)

Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)

b) 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000

Nhận xét

Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).

21 tháng 10 2023

tui c.ơn 

9 tháng 12 2019

Nhận xét:

- Nhìn chung tổng diện tích rừng, rừng trồng và độ che phủ rừng đều có xu hướng tăng lên liên tục.

- Diện tích rừng tự nhiên cũng chung tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động: tăng nhanh trong giai đoạn 1993 – 2010 (6,8 lên 10,3 triệu ha); nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2014 (từ 10, 3 xuống 10,1 triệu ha).

=> Nhận xét A không đúng, nhận xét B đúng -> loại B

- Diện tích rừng trồng tăng nhanh, gấp: 13,8 / 7,2 = 1,92 lần

- Độ che phủ rừng tăng gấp: 40,4 / 22 = 1,84 lần.

=> Nhận xét C, D đúng => loại C, D

Đáp án cần chọn là: A

19 tháng 3 2018

Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng -> A, B sai.

Bảng số liệu có 2 số liệu khác nhau: triệu ha và %. -> C sai.

->Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng + Bảng số liệu bao gồm tổng diện tích rừng, trong đó có diện tích tự nhiên và diện tích rừng trồng (đơn vị là triệu ha) và độ che phủ rừng (%). -> Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường là thích hợp nhất.

Đáp án cần chọn là: D

23 tháng 10 2018

Tỉ lệ che phủ còn dứơi tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993 , nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh , 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng) .

4 tháng 11 2019

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003 (Đon vị: %)

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Nhận xét: Các tỉnh ở Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn, nhất là Kon Tum 64,0%. Độ che phủ rừng thấp nhất là Gia Lai 49,2%

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế