Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Phạm Duy Tốn, khẳng định: Ông là một trong số nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại.
- Giới thiệu về truyện ngắn Sống chết mặc bay
Thân bài:
Bằng việc phân tích sự khéo léo trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, học sinh làm sáng tỏ 2 ý lớn ( theo yêu cầu của đề bài)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải làm sáng tỏ được hai ý cơ bản như sau:
a) Truyện phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân do thiên tai, do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh trời mưa, cảnh nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê ...
- Sự tăng cấp trong cảnh hộ đê của người dân: vất vả, căng thẳng, nguy cấp qua tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi, tiếng người gọi nhau ...
- Tình cảnh thê thảm của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu ra chống đỡ với sức mưa to, nước lớn của trời ...
- Sự bất lực của sức người trước sức trời, thiên tai giáng xuống, đe dọa tính mạng của người dân...
b) Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện:
- Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của tên quan phủ: cảnh người dân hộ đê trong tình thế nguy kịch tương phản với cảnh tên quan phủ đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch ...
- Niềm cảm thương với sự khổ cực của người dân
- Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...
Ý khái quát:
- HS có thể nêu nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện qua truyện: phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến...
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện ngắn.
- Có thể liên hệ hoặc mở rộng bằng một số tác phẩm đã học
Mở bài :
-Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay”
-Đánh giá khái quát về tác phẩm : Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách viết truyện của tác giả và cũng là tác phẩm mở đầu cho xu hướng truyện hiện đại Việt Nam .
-Dẫn nhận định nêu ở đề bài .
b/Thân bài:
*Truyện đã vạch trần bản chất lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân
-Tình huống hộ đê : gần một giờ đêm ,trời mưa tầm tã ,nước sông Nhị Hà lên to quá. .
-Cảnh quan lại đánh bài ,coi sinh mạng của hàng ngàn người dân không bằng 120 lá bài -> Thú chơi bài bạc đã khiến bọn chúng mất hết lương tri ,nhân tính Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp”.Cuối cùng đe vỡ ,quan đỏ mặt tía tai Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Rồi lại bình thản quay sang cười hả hê ,đắc chí với ván bài ù to” . . .
*Sử dụng kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật
-Thể hiện ở ngay đầu tác phẩm : một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, hàng trăm con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả, người nào người ấy "lướt thướt như chuột lột" >< Một bên là cảnh quan huyện - những "cha mẹ của dân" đang "uy nghi chễm chện ngồi " đánh tổ tôm như không hay biết gì.
- Sự tương phản càng thể hiện ngày càng rõ trong tác phẩm : Từ lúc sắp vỡ đê -> lúc vỡ đê
=> Qua đó, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
- Giọng văn khi tha thiết, xúc động, khi cay độc mỉa mai. Qua đó bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của tác giả trước thảm cảnh của dân chúng.
c/ Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung nhận định trên đối việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Đánh giá về sức sống của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.
Tham Khảo:
Hoài Thanh đã từng khẳng định: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng yêu thương con người”, xuất phát từ tình yêu thương, rất nhiều tác phẩm văn học đã ra đời. Đó cũng chính là lí do vì sao văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Văn học dân tộc luôn ngợi ca những ai “thương người như thể thương thân” tức là văn chương luôn có thái độ đề cao, coi trọng, trân trọng những người biết quan tâm, yêu thương, đối xử với người khác tốt đẹp như đối với chính bản thân mình. Đây là quan điểm xuyên suốt mà ta có thể tìm thấy trong tất cả các tác phẩm văn chương đề cập tới con người.
Thực tế, trong các tác phẩm văn học, lúc nào ta cũng thấy sự ngợi ca, trân trọng ấy. Ngay từ xưa, trong những câu ca dao, tục ngữ, ông cha ta cũng đã đúc kết chân lí: “Lá lành đùm lá rách” hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Trong những câu chuyện cổ tích, luôn có những nhân vật xuất hiện với chức năng giúp đỡ những người khác như ông Tiên, bà Tiên, ông Bụt. Đây là những nhân vật luôn được nhìn nhận với cái nhìn ngưỡng mộ và trân trọng. Thạch Sanh luôn được đề cao, chàng tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người nên cuối cùng có được kết cục tốt đẹp và viên mãn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người sống suốt đời “vì nước quên mình”, Bác sống cho đất nước, nhân dân. Văn học ngợi ca điều đó nên những vần thơ viết về Bác luôn là những vần thơ ngợi ca:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già”
Văn chương luôn ngợi ca những người hết lòng vì người khác, nhưng đồng thời cũng luôn lên án và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lí Thông luôn dửng dưng trước khó khăn mà Thạch Sanh gặp phải, bởi vậy hắn phải chịu kết cục bị biến thành bọ hung. Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, thấm đẫm trong từng trang văn là thái độ phê phán, chán ghét đến tận cùng của tác giả với những tên quan lại và tay sai mải chơi bài bạc, bỏ mặc cảnh lầm than của nhân dân khi chống chọi và đương đầu với lũ lụt, đê vỡ. Trong “Thời thơ ấu” của Nguyên Hồng, tác giả luôn lên án và phê phán người cô dửng dưng thờ ơ chỉ biết gieo vào đầu đứa trẻ sự thù ghét với người mẹ,... Văn chương, xét đến cùng phê phán những người dửng dưng thờ ơ trước khó khăn hoạn nạn như vậy, cũng chính bởi xuất phát từ tình thương yêu con người.
Hiểu rằng văn học ca ngợi, trân trọng và đứng về tình yêu thương, chúng ta cần tiếp nhận tư tưởng của những tác phẩm văn học như thế nào cho đúng đắn? Đối với những tác phẩm nói về những con người giàu tình yêu thương, ta tiếp nhận với thái độ ngợi ca, coi đó là tấm gương để học tập luyện rèn. Còn đối với những nhân vật văn học đại diện cho cái xấu, cái ác, ta tiếp nhận với thái độ phê phán, lên án.
Cần khẳng định chắc chắn rằng văn học đã, đang và sẽ tiếp tục ngợi ca những ai thương người, nhân hậu và cũng sẽ tiếp tục phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người khó khăn hoạn nạn. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cũng cần có thái độ dứt khoát và rõ ràng như thế để xã hội này, người tốt sẽ ngày càng tốt hơn còn điều xấu, điều ác sẽ không còn nữa.
Trong các văn bản mà tôi đã được học, văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đất nước lâm nguy thì đã muộn màng. Sau khi đọc xong văn bản này em tự nhủ rằng không nên quá chủ quan. Vì nếu như chúng ta quá chủ quan thì sẽ để lại những hậu quả khó lường giống như tên quan phủ ở trong bài.Đây là một văn bản hay và có ý nghĩa. Đừng chủ quan nhiều bạn nhé.
Tham khảo:
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Và cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Hắn sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"…Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản. Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ.
Phép nối: Và
Phép thế: Tên quan phụ mẫu=> Hắn
a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
→ Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.
b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
→ Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"
→ Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn
Link bài mình đã làm nhé!
==> Câu hỏi của Fuijsaka Ariko - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
Tham khảo
Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng. Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ ấy xuất hiện theo bàn tay viết phấn của thầy trên bảng, những dòng chữ mà cậu bé đánh vần lần đầu trong cuộc đời đi học như một niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của nhân vật tôi và cũng là của chính nỗi lòng chúng ta khi nhớ về lần đầu tiên đi học đó.
*Bạn tham khảo nha*
Trong văn bản "Tôi đi học", Thanh Tịnh có viết:"Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao" . Câu văn chứa hình ảnh gợi liên tưởng đến những em học sinh mới vào lớp 1. Tác giả sử dụng hình ảnh này để so sánh các em học sinh lớp 1 cũng giống như những chú chim tập bay. Lúc đầu các em sẽ e sợ, rụt rè khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa lớp 1 giống như chú chim non đứng trên cây sợ bay, sợ những nguy hiểm ngoài kia. Tuy nhiên, các em cũng giống như những chú chim non muốn bay muốn khám phá thế giới mới lạ kì diệu nhưng còn nhiều điều bỡ ngỡ rụt rè. Câu văn này là hình ảnh miêu tả đặc sắc về những em học sinh mới vào lớp 1, vừa muốn khám phá thế giới mới nhưng còn bỡ ngỡ và nhiều điều rụt rè, e sợ. Chao ôi, và rồi những chú chim ấy sẽ sải cánh bay xa đến những chân trời mơ ước nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và nghị lực của chính các em! Những ước mơ của em sẽ thành công và các em sẽ đến được những chân trời mà mình khao khát. Tóm lại, đây là một hình ảnh đẹp gợi liên tưởng đến những em học mới bước vào ngưỡng cửa lớp 1, vừa muốn đi nhưng cũng còn nhiều e sợ, rụt rè.
Nghệ thuật tăng cấp ở đây là :
+ Mưa lớn, nước sông nhị hà lên to
+ Sự sung sướng, vô trách nhiệm, vô lương tâm của quan lại càng lớn
Văn 7 nha bạn
bổ sung : nguy cơ vỡ để tăng