K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

7 tháng 7 2023
Tài liệu:"Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim: Cuốn sách này cung cấp thông tin chi tiết về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A."Lịch sử Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần: Cuốn sách này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử Việt Nam và có phần đề cập đến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.Hình ảnh:Bức tranh "Trận Bạch Đằng năm 1288": Bức tranh này miêu tả cảnh quân dân nhà Trần dùng chiến thuật đặt hàng đinh để đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng.Hình ảnh các vị tướng quân dân nhà Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông: Các hình ảnh này thể hiện sự dũng cảm và tài năng lãnh đạo của các vị tướng trong ba lần kháng chiến.Phim tài liệu:"Hào khí Đông A" (2019): Đây là một bộ phim tài liệu nổi tiếng về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A. Phim cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh sống động về cuộc kháng chiến này.Giai thoại:Giai thoại về Trần Hưng Đạo và chiến thắng Bạch Đằng: Giai thoại này kể về sự thông minh và tài năng của Trần Hưng Đạo trong việc đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.

31 tháng 8 2023

Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa. 

- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh

- Viết “Bình Ngô đại cáo”

27 tháng 6 2019

“Ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu” có hai cách hiểu:

- Thứ nhất, có nghĩa ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

- Thứ hai, ba quân khí thế hùng mạnh át sao Ngưu

Tựu chung lại, câu thơ nói về sức mạnh của quân đội nhà Trần về trí, lực. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử:

   + Các vị tướng trí dũng song toàn: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão…

   + Khí thế thay đổi trời đất khi quân đội nhà Trần từng đánh bại Mông Nguyên và giặc phương Bắc…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Khí thế hào hùng, mạnh mẽ

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

  Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

  Ngày hăm lăm, bá tước Lương Linh bại trận tử vong,

 Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn…”.

28 tháng 5 2023

Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

8 tháng 3 2021

Chúng ta thường được biết đến nhà Trần là một trong những thời đại phát triển nhất. Nhà Trần còn được biết với những trận chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên - Mông. Nổi tiếng với hào khí Đông A . Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.

Thông thường người ta hay biết đến hào khí Đông A nhưng lại chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó. Hào khí Đông A có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là đây là triết tự của nhà Trần, chữ Đông và chữ A ghép lại để chỉ thời đại nhà Trần. Tuy nhiên nó còn một ý nghĩa sâu xa hơn, như chúng ta đã biết nhà Trần là một thời đại hợp lòng nhất từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ nhà vua đến dân chúng. Hào khí Đông A thể hiện rõ ý chí trăm lòng như một của vua dân nhà Trần. Với ý chí quyết tâm không khuất phục, họ đồng lòng đồng thuận với nhau trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Và họ đã làm nên chiến thắng ba lần với giặc Nguyên Mông.

Bài thơ Thuật hoài thể hiện rõ hào khí Đông A thời Trần. Hai câu thơ đầu là tiêu biểu cho sự thể hiện đó:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

“hoành sóc giang sơn” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước. Thời nhà Trần phải chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh nhất thời bấy giờ. Giặc Nguyên Mông bấy giờ hung hãn và dã man nhất, vó ngựa của chúng đi tới thảo nguyên nào thì thảo nguyên đó không còn một ngọn cỏ. Sức càn quét và xâm chiếm của chúng khiến cho nhiều nước khác phải kinh sợ. Thế nhưng đất nước ta phải đối mặt với những tên giặc nguy hiểm này thì quân dân nhà Trần không hề sợ sệt. Trên dưới một lòng bảo vệ đất nước giang sơn. Ngọn giáo giống như quốc bảo của người quân tử thời Trần, nó được đo bởi chiều rộng và chiều cao của đất nước. Sứ mệnh của quân dân nhà Trần là bảo vệ đất nước, từ bấy lâu nay vẫn thế há gì gặp giặc ngoại xâm nguy hiểm nhất lại phải chùn bước.

Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người quân tử thời Trần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Chính bởi đồng lòng cho nên ba quân của nhà Trần mạnh mẽ như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời. Khí thế ấy tưởng chừng có thể nuốt hết một con trâu lớn. Hai câu thơ thể hiện sự hào hùng, bất khuất của quân đội nhà Trần. Đó chính là sự thể hiện của hào khí Đông A.

Nếu hai câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện hào khí Đông A của một thời đại đầy hào hùng thì đến hai câu thơ cuối nhà thơ bày tỏ nỗi “thẹn” của mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp. Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước. Chỉ có như thế mới xứng đáng là phận nam tri đầu đội trời chân đạp đất. Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi. Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước. Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông. Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn. Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm. Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước.

Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.