Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ra mắt từ cuối tháng 9, siêu hit Em gái mưa của Hương Tràm hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên các phương tiện nhạc số. Bất chấp việc ngày càng nhiều sản phẩm mới xuất hiện, Em gái mưa vẫn là một trong những bản hit lớn nhất Vpop năm 2017.
Làm nên thành công đó ngoài giọng ca truyền cảm của Hương Tràm thì không thể không nhắc đến vai trò sáng tác của Mr.Siro (tên thật Vương Quốc Tuân). Chia sẻ với Zing.vn, chàng nhạc sĩ sinh năm 1982 thừa nhận mọi thứ đến với anh, và cả Hương Tràm, thực chất là nhờ cái duyên và sự may mắn tìm đến những người xứng đáng.
- Không thường trực nhưng cũng không quá xa rời showbiz, anh đánh giá thế nào về định hướng sự nghiệp của mình?
- Cuối năm 2007, đầu 2008 là thời điểm bản hit đầu tiên của tôi được ra đời. Đó chính là ca khúc Em. Theo lẽ thông thường, tôi đã có thể ra mắt khán giả với vai trò một nghệ sĩ biểu diễn ngay lúc ấy.
Trong thế giới nghệ thuật này, có người muốn trực tiếp nhận lấy hào quang trên sân khấu, có người lại chọn vai trò đằng sau, để thầm lặng nhìn khán giả thưởng thức thành quả của mình. Còn đối với tôi, để phù hợp với con người tôi nhất, cho đến giờ tôi vẫn đam mê sáng tác.
Còn chuyện nhiều người thấy tôi có vẻ như vẫn chưa toàn hoàn thuộc về showbiz thật ra cũng dễ hiểu. Tôi vốn rất ít xuất hiện trên truyền thông mà chỉ đồng hành cùng nghệ sĩ với vai trò sáng tác, sản xuất.
Tôi xuất hiện để trực tiếp trả lời câu hỏi, những quan tâm của khán giả, báo chí dành cho sản phẩm của tôi. Cứ như thế mà tôi vẫn hiện diện trên truyền thông nhưng lại không thường trực. - Anh cũng từng có những ca khúc hát về niềm vui, sự hạnh phúc, lúc đó không ai nghĩ anh sẽ trở thành một "Thánh sầu" như bây giờ. Vậy những nguồn cảm xúc tựa như vậy đâu rồi?
- Thật ra 10 năm trước, bên cạnh những Em, Mây, Phai, Gần, Melancholy, vẫn có những ca khúc hit đan xen mang nội dung phấn khởi thậm chí có phần nhí nhảnh của tôi lúc ấy. Chúng đều bắt nguồn từ cảm xúc vô tư, hồn nhiên.
Và trong bối cảnh nền âm nhạc vẫn thiếu hụt nhiều sản phẩm dành cho giới trẻ, thì bất cứ ca khúc nào mới mẻ, thú vị mà đáp ứng được đúng nhu cầu, sẽ được khán giả trẻ nồng nhiệt được đón nhận.
Suốt 10 năm sau đó, bên cạnh sự lên ngôi của những dòng nhạc sôi động, may mắn vẫn mỉm cười với tôi nhiều lần nữa, đặc biệt gần đây nhất là khi tôi có Trái tim em cũng biết đau, Yêu một người vô tâm (Bảo Anh), Em gái mưa (Hương Tràm) thì vô tình những ca khúc nhạc buồn của tôi được nhắc đến nhiều hơn. Còn về bản chất, tôi vẫn chưa bao giờ thay đổi.
- Tức là anh đang khiêm tốn và thừa nhận thành công của mình chỉ là may mắn, có thời?
- Ai cũng sẽ có những lần may mắn lớn nhỏ trong đời, nhưng điều cốt lõi để biến may mắn thành thành công là bạn phải có đủ khiêm tốn và kiên trì, hiểu rõ bản thân mình muốn gì, hiểu rõ thế mạnh của mình.
Những thứ đó cộng thêm chút may mắn, sẽ tạo thành quả ngọt cho bạn. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng may mắn thật ra không hề đến với tất cả chúng ta, còn tôi tin rằng những ai hết lòng đầu tư cho đam mê thì may mắn mới đến.
- Từ một tên tuổi nổi tiếng trên online cho đến bước ra đời thực để chạm đến khán giả là cả hành trình dài. Mọi thứ diễn ra với anh thế nào?
- Tôi không xem đó là hành trình cam go gì đâu. Ngay từ đầu đến với âm nhạc, điều tôi hướng tới là khán giả. Động cơ để tôi đến với âm nhạc cũng đơn giản lắm, muốn mọi người có thêm nhạc để nghe, tôi chưa từng nghĩ đến việc tìm cách làm cho mình toả sáng.
Cách mà khán giả nâng niu từng tác phẩm của mình. Bằng chứng là đến giờ bên cạnh những bài hit mới của tôi, họ vẫn miệt mài nghe miết những bản hit Mr. Siro từ cái thời 2007 vì họ bảo nhạc của tôi không bị cũ, không lỗi mốt. Những điều đó quá đủ để tôi hạnh phúc rồi, mỗi lần nghĩ đến tôi chẳng còn nhớ đến chông gai nữa.
- Khán giả nghe nhạc anh cho rằng chàng nhạc sĩ này chắc hẳn là một người rất cảm xúc, bản năng. Nhưng trong một bài phân tích về anh gần đây, tác giả lại cho rằng anh là một người viết nhạc bằng lý trí. Anh có chia sẻ gì?
- Tất cả ý kiến nhận định về tôi đều xuất phát từ quan điểm cá nhân. Tôi khác với nhiều đồng nghiệp, họ thường viết nhạc bằng cảm xúc hay câu chuyện thực tế của bản thân, còn tôi viết nhạc với tư cách là một người đang đứng ngoài, lặng lẽ quan sát bằng tâm tịnh, chiêm nghiệm bằng tuổi đời, để đưa ra góc nhìn mà ai nghe xong cũng thấm, cũng đọng lại được điều gì đó cho riêng mình.
Việc âm nhạc của tôi được đại đa số khán giả đón nhận có lẽ do họ cảm nhận được tấm lòng của tôi dành cho họ là trong sáng và đầy tôn trọng, rằng nhạc của tôi viết ra chỉ để dành cho họ. Và nếu bạn từng trải qua các cuộc tình như yêu xa, yêu bạn, tay ba, đến sau, thay lòng,.. thì bạn sẽ gặp mình trong âm nhạc của tôi.
Bài "Mây và Sóng" mik tự làm nha:
Mây và sóng của tác giả Rabindranath Tagore là một trong những bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ chứa đựng tình cảm mẹ con ấm áp và còn cho chúng ta thấy đc tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ. Em cảm thấy nhân vật người con chính là mình vậy. Lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ, cũng muốn vui chơi cùng mẹ và luôn luôn muốn được ở trong vòng tay dịu dàng, ấm áp của mẹ. Nhận được bao lời mời gọi đi chơi hấp dẫn và kỳ thú từ những đám mây và con sóng. Người con đã từ chối mà ko chút tiếc nuối vì ở nhà mẹ đang chờ con trở về. Để cho tình mẫu tử đó lớn hơn, người con đã nghĩ ra những trò chơi đơn giản nhưng đó là sợi dây gắn kết hai mẹ con gần với nhau hơn. Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới đem đến được những cảm xúc tuyệt diệu ấy. Tình cảm ấy khiến em nghĩ đến mẹ mình, người vẫn luôn yêu thương, chăm sóc em chu đáo. Lời thơ giản dị và những lời nói ngộ nghĩnhcủa đứa trẻ trong bài thơ đã cho em thấy mình cần yêu thương mẹ nhiều hơn nữa vì em vẫn may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.
Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:
- Bà ơi, bà làm sao thế?
Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:
- Bà đang sang đường thì bị mội chiếc xe máy va phải cháu ạ...
- Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?
Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:
- Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!
Chan bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:
- Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.
Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:
- Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!
Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Mở bài : Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
cả thân bài :Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
cả kết bài :Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.
Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến 3 từ ấy, trái tim em lại thổn thức, bồi hồi. Bao nhiêu kỉ niệm lại tuôn trào nhưng chỉ có những cánh diều là em nhớ mãi. Chao ôi ! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng em lại tụ tập thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ hét mãi. R khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có người ko may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của người thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì giởmột ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Còn bây giờ, tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy nắng vàng nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Tham khảo:
Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela- vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý: "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới"
Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.
Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là "trường đời" sẽ mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.
Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?
Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, nó thật sự là là "vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới". Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị… phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.
Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi.
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân.Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa “nhận” 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng.
Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy
Tham khảo:
Những ngày hội làng luôn là những ngày em mong đợi nhất. Bởi trong đó có những hoạt động em rất thích, đó là đấu vật. Mỗi keo vật luôn làm cho mỗi người cảm giác hào hứng, thích thú.
Ngày hội được tổ chức hàng năm ở quê em mỗi dịp xuân về. Mọi người thi nhau đi trẩy hội và xem những trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó phần đấu vật được mọi người mong đợi và xem nhiều nhất. Các đô vật thường là người làng hoặc từ các làng bên cạnh. Em còn nhớ như in những hình ảnh của keo vật ở chung kết hội làng năm nay.
Trước khi bắt đầu trận đấu vật, người trọng tài và hai đô vật có màn chào hỏi ngay trên bục đấu và chào tất cả mọi người đang theo dõi. Phía ngoài sân đấu mọi người hò reo cổ vũ để trận đấu được bắt đầu. Khi trọng tài ra hiệu keo vật bắt đầu thì cả hai đô vật bắt đầu tập trung cao độ để nắm bắt điểm yếu của đối phương. Từng bước di chuyển nhẹ nhàng của người này là sự cảnh giác của người kia. Cuộc chạm trán bắt đầu khi những cả hai đô vật cùng tiến về phía nhau dùng những động tác chủ yếu là kéo và nắm. Những màn vật lộn của hai đô vật thu hút rất đông đảo bà con đến cổ vũ. Cả hai đều khoe sự săn chắc, dẻo dai trong từng động tác của mình.
Đấu vật đã làm cho không khí của lễ hội thêm sôi động hơn, hấp dẫn hơn bởi những màn trình diễn ấn tượng từ các đô vật. Qua đó, khích lệ tinh thần thể thao của mỗi người. Mỗi màn đấu là một màn đọ sức gay cấn và cam go tạo sự thích thú và phấn chấn cho mỗi người xem.
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả. Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.